Thứ bảy 14/09/2024 05:39
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với điều kiện từ Hiệp định CPTPP

05/09/2022 11:26
Sau 3 năm kể từ khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP đã có bước nhảy vọt đáng kể, đặc biệt khu vực châu Mỹ như Canada, Mexico, Peru… Điều
aa
Ảnh minh họa
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP đã có bước nhảy vọt đáng kể.

Theo thống kê, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường thuộc khối CPTPP năm 2021 đều ghi nhận mức tăng trưởng dương. Xuất khẩu sang Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico, Chile đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh. Các thị trường còn lại là Peru, Brunei và New Zeland tuy tăng trưởng cao nhưng giá trị tuyệt đối trong giao dịch thương mại còn thấp.

Riêng 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đạt 31,47 tỷ USD, tăng 21,43 % so cùng kỳ năm 2021 và chiếm 14,48% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam...

Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhận định, việc thực thi Hiệp định CPTPP đang mang lại những kết quả tích cực trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Đây là giá trị và lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp cần khai thác một cách nghiêm túc, từ đó gia tăng thêm cơ hội để tiếp cận nhiều thị trường mới ở khu vực châu Mỹ.

Theo ông Tô Hoài Nam, nếu tiếp cận ở góc độ doanh nghiệp, có thể nói sau khoảng 3 năm, doanh nghiệp đã thể hiện được khả năng vươn lên, thích ứng trong điều kiện bình thường mới để tận dụng, khai thác hiệu quả Hiệp định CPTPP để gia tăng xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường thành viên trong nội khối…

Doanh nghiệp muốn tận dụng cơ hội cần phải có sự chủ động, tích cực nắm bắt, nghiên cứu thị trường, văn hóa tiêu dùng cũng như các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật của các nền kinh tế. Doanh nghiệp muốn khai thác thị trường các nước thành viên CPTPP, buộc phải đổi mới năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; nhất là nắm rõ các quy định về quy tắc xuất xứ; cải thiện, đầu tư công nghệ sản xuất.

Đồng thời, Chính phủ cần tháo gỡ các rào cản về chính sách, tiếp tục thúc đẩy việc cắt giảm chi phí về thủ tục, thời gian, hỗ trợ hạ tầng cơ sở nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng cần cung cấp đầy đủ thông tin để doanh nghiệp tận dụng, khai thác được những quy định có lợi của CPTPP. Bởi trong một số nội dung cam kết có những quy định còn mới lạ với doanh nghiệp Việt Nam.

Khi đánh giá về những khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường này, các chuyên gia cho rằng, các quy tắc xuất xứ của CPTPP phức tạp hơn so với các FTA khác bởi rào cản để doanh nghiệp tận dụng được các lợi thế của Hiệp định là khác nhau. Việc tiếp cận thị trường để hưởng ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện, mà điều kiện quan trọng là đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ. Thế nhưng, quy định về xuất xứ hàng hoá trong CPTPP có nhiều hình thức khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp phải có quá trình sản xuất, mua nguyên liệu, canh tác theo tiêu chuẩn và tập hợp các hồ sơ chứng minh nguồn gốc hàng hoá hay tự chứng nhận xuất xứ C/O.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chia sẻ về quy tắc xuất xứ hàng hóa, đối với CPTPP, ngoài các quy định chung như xuất xứ thuần túy, xuất xứ không thuần túy, thay đổi theo hàm lượng khu vực cũng như thay đổi về quá trình sản xuất, có chuyển đổi cơ bản giữa các dòng thuế, trong một số các trường hợp, hiệp định yêu cầu mô tả thêm các quy trình cụ thể của hoạt động sản xuất. Quy tắc xuất xứ sẽ chặt chẽ hơn, khó đáp ứng hơn, nhưng qua đó cũng để tránh tình trạng những nước không phải thành viên của hiệp định có thể hưởng lợi từ các quy định này.

Theo ông Trần Thanh Hải, Bộ Công Thương đã có một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng lợi ích từ FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP. Ngoài ra, các hoạt động sẽ được tăng cường thời gian tới như phổ biến, tuyên truyền các cam kết cũng như quy tắc xuất xứ. Bộ Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu trên nền tảng số, hỗ trợ kết nối giao thương; tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Vi phạm tố tụng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai gây bức xúc dư luận

Vi phạm tố tụng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai gây bức xúc dư luận

Ông Nguyễn Đình Chín kiến nghị, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai TAND cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã nhận định, đánh giá sai chứng cứ, tuyên án không đúng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của ông.
Đề xuất lùi thời hạn tắt sóng 2G tại Việt Nam

Đề xuất lùi thời hạn tắt sóng 2G tại Việt Nam

Cục Viễn thông đang tham mưu với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông tạm dừng một phần hoặc lùi thêm thời gian của quy định tắt sóng 2G Only.
Giá iPhone 16 tại thị trường Việt Nam có phần tốt hơn các thị trường khác

Giá iPhone 16 tại thị trường Việt Nam có phần tốt hơn các thị trường khác

Cụ thể, giá của iPhone 16 Pro Max tại thị trường Việt Nam đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có giá bán thấp nhất.
Bầu Đức có thu nhập ổn đinh 200 triệu đồng mỗi tháng

Bầu Đức có thu nhập ổn đinh 200 triệu đồng mỗi tháng

Thu nhập của bầu Đức duy trì ổn định khoảng 200 triệu đồng/tháng trong nhiều năm qua. Trong nửa đầu năm 2024, ông nhận hơn 1,2 tỷ đồng, đứng đầu tập đoàn.
Tăng trưởng nổi bật của thị trường bán lẻ cao cấp TP.Hà Nội và TP.HCM

Tăng trưởng nổi bật của thị trường bán lẻ cao cấp TP.Hà Nội và TP.HCM

Việt Nam đang trải qua sự bùng nổ trong lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM.
lp-bank
tms-group
dic-vu-minh-tuan