Doanh nghiệp Việt có cơ hội xuất khẩu hàng nghìn tấn gạo sang Hàn Quốc
- Cơ hội giao thương
- 15:10 24/03/2021
DNHN - Ngày tổ chức đấu thầu gạo xuất khẩu sang Hàn Quốc là ngày 26/3/2021. Nguồn cung cấp đến từ Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Úc và Việt Nam.
Thông tin từ Tổng Công ty Thương mại Nông sản và Thực phẩm (KAFTC) Hàn Quốc, nước này sẽ tổ chức đấu thầu để mua 208.217 tấn gạo. Ngày tổ chức đấu thầu là ngày 26/3/2021. Nguồn cung cấp đến từ Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Úc và Việt Nam.
Các đơn vị trúng thầu sẽ giao hàng đến các cảng được chỉ định trong khoảng thời gian từ 1/5/2021 đến 31/10/2021.
Buổi đấu thầu sẽ được tổ chức vào ngày 26/3/2021 trong khoảng thời gian từ 10:00 sáng đến11:00 sáng (giờ KST). Hạn chót nộp hồ sơ dự thầu là 3:00 chiều (KST) ngày 25/3/2021. Trong 208.217 tấn gạo nói trên, sẽ có một lô hàng 11.236 tấn được Hàn Quốc mua từ Việt Nam, với cảng đến là Mokpo, thời hạn giao hàng đến 30/6/2021.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1/2021 đạt 348.000 tấn (giảm 12,4% về lượng và 0,6% về trị giá), tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân đạt khoảng 552 USD/tấn (tăng 13,5%, tương đương mức tăng 66 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2020). Như trong tháng 1, chúng ta vẫn chịu các tác động, các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan của năm 2020, do đó, trong năm 2021 chúng ta vẫn chịu tác động của các ảnh hưởng chung đó, làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ có sự thay đổi.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường lúa gạo tại các quốc gia sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu chính trên thế giới, để kịp thời phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng phương án điều hành hoạt động xuất khẩu gạo một các hợp lý, hiệu quả.
Linh Anh
Tin liên quan
#xuất khẩu gạo

Các mặt hàng nông sản, đồ gỗ có nhiều cơ hội chinh phục thị trường Anh?
Từ ngày 1/5, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực. Vấn đề đặt ra là nhiều mặt hàng nông sản, đồ gỗ có nhiều cơ hội nhưng hiện chiếm thị phần khá khiêm tốn tại Anh.

Xuất khẩu gạo giảm 30,4% trong quý I?
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), khối lượng xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2021 giảm mạnh tới 30,4%, đạt 1,1 triệu tấn với giá trị 606 triệu USD. Do giá gạo tăng cao nên giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ giảm ở mức 17,4%

Nghịch lý thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam
Nhiều ý kiến cho rằng, các FTA thế hệ mới sẽ thúc đẩy “đoàn tàu xuất khẩu” của nước ta tăng tốc khi mà xuất khẩu đã trở thành động lực ngày càng lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

207 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo
Trong danh sách này, cả nước có 207 doanh nghiệp được cấp phép, tăng 15 doanh nghiệp so với thời điểm hồi tháng 7-2020.

Tháng 4/2021 Việt Nam sẽ xuất bán 50.000 tấn gạo sang Bangladesh
Tổng Công ty lương thực miền Nam (Vinafood) đã thắng thầu cung cấp 50.000 tấn gạo 5% tấm cho Bangladesh với giá trên 600 USD/tấn (CIF).

Xuất khẩu gạo trong tháng 2/2021 ước đạt hơn 262.000 tấn
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo trong tháng 2/2021 ước đạt hơn 262.000 tấn, 2 tháng đầu năm 2021 ước đạt 608.768 tấn, tương đương 336,18 triệu USD. So với tháng 2/2020 giảm 34,45% về khối lượng và giảm gần 22% về kim ngạch.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Tình trạng thiếu chip lan sang ngành công nghiệp thiết bị gia dụng rộng của Trung Quốc
Theo tập đoàn khổng lồ Midea Group, sự thiếu hụt toàn cầu về chất bán dẫn, vốn đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất ô tô như Tesla hay nhà sản xuất máy chơi game PlayStation 5 của Sony, giờ đã lan sang lĩnh vực thiết bị gia dụng rộng lớn của Trung Quốc.
Tại sao SME nên đầu tư cho khoa học dữ liệu?
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư mang lại rất nhiều lợi thế như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, tự động hóa các quy trình thông qua rô bốt, dữ liệu lớn và nhiều công nghệ khác và quan trọng nhất là đưa đến thay đổi toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Bài viết này nhằm mục đích chỉ ra những lợi ích mà khoa học dữ liệu mang lại khi trở thành một phần trong quy trình của các công ty, cụ thể là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trung Quốc hướng đến nâng cao ngành dịch vụ ăn uống từ “phục vụ truyền thống” sang “phục vụ thông minh” lấy nhân lực làm cốt lõi
Ngành dịch vụ ăn uống phải đối mặt với nhiều điểm tắc nghẽn trong quá trình phát triển dài hạn, chủ yếu là: kiểm soát rủi ro tài chính và chuỗi vốn, mô hình kinh doanh, quản lý và kiểm soát chi phí, xây dựng thương hiệu, tiếp thị, nguồn nhân lực , v.v. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng biểu hiện cuối cùng đều dẫn đến sự trì trệ hoặc sụt giảm doanh thu. Chìa khóa để tháo gỡ nút thắt của ngành nằm ở ươm mầm nhân tài.
Xu hướng cho doanh nghiệp ngành tiêu dùng trong tương lai
Nhìn lại năm 2020, xu hướng tiêu dùng mới đang diễn ra mạnh mẽ. Những thay đổi mới này đã cho phép sự xuất hiện liên tục của các thương hiệu với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Khách quan mà nói, dựa trên chuyển đổi trong ba yếu tố cốt lõi của mô hình kinh doanh - khách hàng, giá trị và lợi nhuận sẽ cho thấy các xu hướng trong tương lai.
Nữ doanh nhân Annabelle Huang chia sẻ cách xoay trục từ các dịch vụ tài chính truyền thống sang tiền điện tử cùng hai cơ hội blockchain mới nổi.
Cuộc sống của Annabelle Huang trước và sau khi chuyển sang tài sản kỹ thuật số đã thay đổi hoàn toàn. Kể từ năm 2017, trong khi làm việc trong lĩnh vực ngoại hối cho Deutsche Bank và sau đó là Nomura ở New York, Huang đã mua đồng tiền Ether đầu tiên với giá khoảng 20 đô la và hiện con số này đã tăng hơn 10.200%.
IMF cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay khi vắc xin mở đường phục hồi hoàn toàn
Các nhà kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các gói kích thích mới và tỷ lệ tiêm chủng được cải thiện và nâng cao trong vài tháng qua sẽ đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh nhất kể từ năm 1976.
Đại dịch thúc đẩy phát triển TMĐT ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria như thế nào?
Đại dịch COVID-19 tạo ra cơ hội củng cố thương mại điện tử (TMĐT) ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria, vốn đã có lợi thế dân số đông, tốc độ tăng trưởng nhanh, sở hữu lực lượng kỹ thuật chuyên sâu nhưng đồng thời vẫn phải đối mặt với những trở ngại đặc thù của từng quốc gia.
Singapore tham gia cuộc đua SPAC mặc cho các nhà đầu tư đang 'đổ xô' sang Mỹ
Các sàn giao dịch châu Á đang muốn tham gia vào sự bùng nổ các đợt chào bán công khai ban đầu của SPAC - công ty mua lại có mục đích đặc biệt, xu hướng đầu tư này vốn đang xảy ra ở Mỹ. Nhưng tất nhiên không phải ở bất cứ đâu cũng tạo ra "cơn sốt" tương tự.
Từng là một quốc gia với đầy triển vọng tăng trưởng, Myanmar gần như đi vào bế tắc bởi bất ổn chính trị
Hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự diễn ra vào ngày 1 tháng 2, nền kinh tế của Myanmar gần như đi vào bế tắc với các hoạt động bán lẻ, thương mại đang trong tình trạng "đóng băng".
Ngành sản xuất Châu Á trong bối cảnh bùng nổ nhu cầu hàng hóa toàn cầu
Theo dữ liệu từ một số quốc gia cho thấy, trung tâm sản xuất của thế giới tại khu vực Đông Á đang bùng nổ khi thương mại toàn cầu tăng đột biến trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi hậu COVID-19.