Doanh nghiệp nhà nước “lỗi thời” trong thời kỳ mới?

17:34 31/03/2021

Các chuyên gia cho rằng, DNNN trong thời kỳ hiện tại có nhiều hạn chế cần phải được tháo gỡ từ nhiều hướng như: xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới, tạo điều kiện cho DNNN được hoạt động bình đẳng, chủ động...

Doanh nghiệp nhà nước “lỗi thời” trong thời kỳ mới?

Ngày 31/3, tại Viện Kinh tế Việt Nam diễn ra Hội thảo Giải pháp quản trị tài chính và đầu tư nhằm nâng cao vai trò chủ đạo của DNNN trong phát triển kinh tế.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ, đóng góp quan điểm về các giải pháp thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ trong việc quản trị tài chính và đầu tư, đặc biệt là chính sách hỗ trợ về tài chính nhằm thúc đẩy doanh nghiệp triển khai các hoạt động đổi mới công nghệ và cải thiện năng lực quản trị trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động phức tạp.

Trong những năm qua, DNNN có bước phát triển vượt bậc, góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định vai trò then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của quốc gia.

Với quá trình đẩy mạnh cổ phần hóa, số lượng DNNN giảm dần, chiếm tỷ trọng thấp về số lượng trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, tạo nguồn doanh thu và đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước.

Mặc dù hiện nay số lượng DNNN không lớn, chỉ chiếm khoảng 0,07% số doanh nghiệp cả nước, nhưng đóng góp tới 7% tổng tài sản, 10% tổng vốn các doanh nghiệp trên thị trường và 30% GDP, chưa kể tới đóng góp về lao động, việc làm và vai trò điều tiết, ổn định thị trường khi có bất ổn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh... 

Tuy nhiên, sự phát triển khu vực DNNN đã và đang đặt ra không ít vấn đề như: Hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của DNNN còn hạn chế, chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Bên cạnh đó cơ chế quản trị doanh nghiệp còn chậm đổi mới, không phù hợp với thông lệ, tính công khai, tính minh bạch còn hạn chế, sử dụng vốn trong DNNN còn yếu kém; việc ứng dụng công nghệ tiên tiến còn hạn chế. Bên cạnh đó, thời điểm này, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ. 

Ngày 31/3, tại Viện Kinh tế Việt Nam diễn ra Hội thảo Giải pháp quản trị tài chính và đầu tư nhằm nâng cao vai trò chủ đạo của DNNN trong phát triển kinh tế.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ, đóng góp quan điểm về các giải pháp thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ trong việc quản trị tài chính và đầu tư, đặc biệt là chính sách hỗ trợ về tài chính nhằm thúc đẩy doanh nghiệp triển khai các hoạt động đổi mới công nghệ và cải thiện năng lực quản trị trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động phức tạp. 

Trong những năm qua, DNNN có bước phát triển vượt bậc, góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định vai trò then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của quốc gia.

Doanh nghiệp nhà nước “lỗi thời” trong thời kỳ mới?

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Với quá trình đẩy mạnh cổ phần hóa, số lượng DNNN giảm dần, chiếm tỷ trọng thấp về số lượng trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, tạo nguồn doanh thu và đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước.

Mặc dù hiện nay số lượng DNNN không lớn, chỉ chiếm khoảng 0,07% số doanh nghiệp cả nước, nhưng đóng góp tới 7% tổng tài sản, 10% tổng vốn các doanh nghiệp trên thị trường và 30% GDP, chưa kể tới đóng góp về lao động, việc làm và vai trò điều tiết, ổn định thị trường khi có bất ổn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh... 

Tuy nhiên, sự phát triển khu vực DNNN đã và đang đặt ra không ít vấn đề như: Hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của DNNN còn hạn chế, chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Bên cạnh đó cơ chế quản trị doanh nghiệp còn chậm đổi mới, không phù hợp với thông lệ, tính công khai, tính minh bạch còn hạn chế, sử dụng vốn trong DNNN còn yếu kém; việc ứng dụng công nghệ tiên tiến còn hạn chế. Bên cạnh đó, thời điểm này, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ.

Doanh nghiệp nhà nước “lỗi thời” trong thời kỳ mới?

PGS. TS Hồ Sĩ Hùng - Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tại hội thảo, PGS. TS Hồ Sĩ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhận định, việc quản lý các DNNN đã có luật và các nghị định nhưng nhìn chung vẫn còn lồng ghép sự quản lý của các bộ, ngành, cơ quan chức năng. Cơ chế quản lý đầu tư của khối tư nhân có nhiều tiến bộ và hiệu quả hơn so với khối DNNN. Lấy ví dụ, ông Hùng cho rằng, Tập đoàn Sun Group xây dựng Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn trong khoảng 3 năm nhưng việc xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất thì mất đến vài tháng mới xong được chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, nếu xét về kinh nghiệm thì tập đoàn Sun Group sao bằng được Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam?

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, trong việc quản lý các DNNN hiện nay, một số bộ, ngành thực hiện hai hoặc nhiều chức năng và phụ thuộc vào người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo trong các đơn vị này. Vì vậy, khó có thể linh hoạt và đạt được hiệu quả như cơ chế đầu tư tư nhân.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Trung - Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra một số hạn chế và đề xuất nhiều giải pháp để tháo gỡ tình trạng này.

Một trong các hạn chế của DNNN là việc chưa phát huy hết tính chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, Luật số 69/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã quy định chi tiết về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với DNNN.

Doanh nghiệp nhà nước “lỗi thời” trong thời kỳ mới?

Ông Nguyễn Đức Trung - Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tuy nhiên, trên thực tế, các quy trình, thủ tục của cơ quan đại điện chủ sở hữu thường có độ trễ nhất định, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải đưa ra những quyết định nhanh, kịp thời để đón cơ hội đầu tư. Thứ hai, hệ thống quản lý, giám sát của một số DNNN không theo kịp với yêu câu thực tiễn, thiếu hiệu lực và kém hiệu quả, dẫn tới không ngăn ngừa và cảnh báo được các nguy cơ làm doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn nhà nước.

Cũng theo ông Trung, cần tập trung xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới quản lý của chủ sở hữu, tạo điều kiện cho DNNN được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Xem xét sửa đổi Luật Quản lý sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện với các định hướng đột phá, tạo sự chủ động cho các DNNN...

TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cũng cho rằng, trong DNNN hiện nay chỉ có người đại diện chứ không có người lãnh đạo thực sự. Trong khi ở các khu vực tư nhân, có Hội đồng quản trị, có thể quyết định tất cả mọi việc. Đây là gốc dễ của mọi vấn đề và không xử lý được 100% và phải có những bước đi cụ thể.

Trong các DNNN những năm qua, luôn cố gắng nhất có thể trong việc phân vai rõ ràng, giảm thiểu những rủi ro và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Ở giai đoạn hiện nay và trong tương lai, sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong đó Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của các DNNN và tư nhân.

Xuân Hinh