Thứ hai 14/07/2025 15:20
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Digiworld - ông trùm bán buôn hàng công nghệ cho Thế Giới Di Động, FPT Shop...

Digiworld là một trong 4 nhà phân phối chiếm lĩnh thị trường ICT tại Việt Nam, đang bán sỉ điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, điện máy... cho Thế Giới Di Động, Phong Vũ, FPT Shop... Năm nay, công ty đặt mục tiêu thu về gần tỷ USD với động lực chính đến từ thiết bị gia dụng và văn phòng với biên lãi gộp cao hơn, trong khi thị trường mảng điện thoại di động và laptop bão hòa.

CTCP Thế giới số (Digiworld – Mã: DGW) là công ty phân phối được thành lập năm 1997 và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) từ năm 2015.

Digiworld đứng đầu thị phần phân phối sỉ hàng ICT

Hiện nay, Digiworld 1 trong 4 doanh nghiệp bán buôn các sản phẩm trong lĩnh vực ICT (máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động), thiết bị văn phòng (Asus, TCL, Philips,...) và hàng tiêu dùng (ABInbev, Lotte,...) tại Việt Nam. Trong đó, công ty đang phân phối độc quyền sản phẩm của Xiaomi và là nhà phân phối chính thức của Apple tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, thị trường thiết bị ICT hiện đang được thống lĩnh bởi 4 nhà phân phối chính là Digiworld, Petrosetco (Mã: PET), FPT Synnex và Viettel Distribution. Trong đó, Digiworld có quy mô doanh thu mảng ICT đứng thứ hai, chỉ xếp sau FPT Synnex, với mạng lưới kênh phân phối rộng lớn, bao gồm hơn 6.000 điểm bán hàng (POS) ở kênh truyền thống, so với khoảng 3.000 POS của PET và 8.000 POS của FPT. Ngoài ra, Digiworld còn phân phối sỉ hàng ICT trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee ở kênh trực tuyến.

Sau nhiều năm thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, Digiworld cho biết công ty đã trở thành top 1 nhà phân phối ICT tại Việt Nam.

Digiworld - ông trùm bán buôn hàng công nghệ cho Thế Giới Di Động, FPT Shop...
Nguồn: Alias

Trong cơ cấu cổ đông của Digiworld, ông Đoàn Hồng Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) vẫn là cổ đông lớn nhất của công ty kể từ khi thành lập. Tính tổng, ban lãnh đạo sở hữu 46,6% cổ phần của công ty và tỷ lệ sở hữu này hầu như không thay đổi kể từ khi Digiworld niêm yết. Cơ cấu sở hữu này thể hiện cam kết mạnh mẽ của ban lãnh đạo vì nó có thể gắn kết lợi ích của họ với kết quả hoạt động và giá cổ phiếu của DGW.

Hơn nữa, cơ cấu sở hữu này cũng giúp ban lãnh đạo có nhiều quyền quyết định hơn so với các nhà phân phối hàng đầu khác vốn là công ty thành viên của các tập đoàn lớn khiến các quyết định của họ bị ảnh hưởng bởi công ty mẹ (Synnex FPT là công ty liên kết của Tập đoàn FPT và Tập đoàn Synnex; PET là công ty con thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sở hữu 23% PET).

Digiworld - ông trùm bán buôn hàng công nghệ cho Thế Giới Di Động, FPT Shop...
Nguồn: Digiworld.

Mảng điện thoại di động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu

Năm 2024, Digiworld đạt 22.078 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với cùng kỳ, tương ứng thực hiện được 96% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế đạt 444 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2023, tương đương 91% kế hoạch năm. Trong đó mảng điện thoại di động tiếp tục đóng góp tỷ trọng lớn nhất, chiếm 43%, còn điện thoại di động chiếm 28% tổng doanh thu.

Thực tế kể từ năm 2016 – 2022, doanh thu của Digiworld liên tục tăng trưởng với mức một đến hai chữ số. Thậm chí, giai đoạn đại dịch COVID-19 hoành hành, nhu cầu sử dụng mặt hàng ICT càng gia tăng khi người dân phải làm việc ở nhà, từ xa.

Giai đoạn năm 2023, kết quả doanh thu tăng trưởng âm do nhu cầu chững lại để rồi năm 2024 ghi nhận kết quả hồi phục với hơn 22.078 tỷ đồng doanh thu.

Tuy nhiên, năm 2024 vừa qua vẫn được đánh giá là năm có nhiều biến động, điển hình như suy thoái kinh tế, lạm phát, lãi suất và sự điều chỉnh trong luật pháp. Những điều này đã tạo nên ảnh hưởng đến sự tiêu thụ hàng hóa nói chung và các sản phẩm ICT của Digiworld nói riêng.

Digiworld - ông trùm bán buôn hàng công nghệ cho Thế Giới Di Động, FPT Shop...
Nguồn: Digiworld.

Theo số liệu mới nhất, trong 3 tháng đầu năm nay, Digiworld đem về 5.520 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 106 tỷ, tăng trưởng lần lượt 11% và 15% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, biên lãi gộp cải thiện từ mức 7,7% cùng kỳ lên 8,6% quý này. Theo giải thích của Chủ tịch Digiworld, sự cải thiện biên lãi gộp đến từ hai phần. Thứ nhất là cơ cấu bán hàng của DGW.

Với mặt hàng điện thoại, dù doanh thu cao nhưng biên lợi nhuận thấp. Trong khi các thiết bị công nghiệp, thiết bị văn phòng, hàng gia dụng, đồ uống có biên lợi nhuận cao hơn dù doanh thu thấp hơn. Trong quý I, các mặt hàng thiết bị văn phòng, công nghiệp và hàng gia dùng đều bán chạy, ghi nhận tăng trưởng doanh thu, nhờ đó cải thiện biên lãi gộp cho công ty.

Thứ hai liên quan đến việc lợi thế quy mô. Ví dụ các ngành hàng có doanh thu thấp, khi doanh thu tăng trưởng, chi phí vận hành sẽ thấp đi, từ đó sẽ cải thiện được biên lợi nhuận.

Quản lý hàng tồn kho tốt

Tính đến cuối quý I/2025, tổng tài sản của Digiworld đạt 7.840 tỷ đồng, giảm gần 8% sau ba tháng. Mức giảm mạnh nhất đến từ hàng tồn kho, còn 3.189 tỷ đồng, chiếm 41% tổng tài sản.

Digiworld là doanh nghiệp quản trị vòng quay hàng tồn kho khá tốt khi hàng liên tục luân chuyển. Công ty cũng có sẵn hệ thống hàng tồn kho, trích lập hàng tồn, dự phòng giảm giá tự động. Đồng thời, việc sở hữu khoảng 10.000 mặt hàng và việc quản trị hàng tồn kho là rào cản gia nhập ngành. Thực tế trên thị trường, ngành hàng của Digiworld không có đối thủ cạnh tranh mới, người đứng đầu Digiworld thông tin tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua.

Cần nhấn mạnh, tất cả các mặt hàng kinh doanh của Digiworld đang kinh doanh theo kiểu "Build to order", tức là các nhà máy không sản xuất các sản phẩm ngay lập tức, ví dụ Xiaomi, Apple, Dell… Chỉ khi công ty với vai trò là người mua hàng đặt hàng thì đơn vị sản xuất mới bắt tay vào thực hiện. 8 tuần sau đó, hàng mới được giao. Vì vậy hàng tồn kho của Digiworld luôn đảm bảo 100% của Lead-time (khoảng thời gian từ khi một đơn hàng được đặt cho đến khi hàng hóa được giao đến tay công ty).

Trở lại với cơ cấu tài sản, các khoản phải thu ngắn hạn của Digiworld chủ yếu đến từ các khách hàng – là những nhà bán lẻ điện tử lớn như Thế Giới Di Động, Phong Vũ và FPT Shop. Tại cuối tháng 3, khoản phải thu ngắn hạn tại Thế Giới Di Động lên tới 453 tỷ đồng, hơn nhiều lần con số của Phong Vũ và FPT Shop.

Digiworld - ông trùm bán buôn hàng công nghệ cho Thế Giới Di Động, FPT Shop...
Phần lớn khoản phải thu ngắn hạn của Digiworld đến từ các nhà bán lẻ điện tử lớn như Thế Giới Di Động, Phong Vũ, FPT Shop,... (Nguồn: BCTC quý I/2025).

Tại cuối kỳ, công ty đang sở hữu lượng tiền, tương đương tiền duy trì gần 1.300 tỷ đồng, chiếm 17% tổng tài sản, giúp đảm bảo được khả năng thanh toán.

Trong khi đó, dư nợ vay tài chính có xu hướng tăng lên, đạt gần 2.700 tỷ đồng tại cuối kỳ và hoàn toàn là nợ vay ngắn hạn. Hoạt động này nhằm phục vụ bổ sung vốn lưu động cho công ty. Trong ba tháng đầu năm, công ty đã đi vay 3.378 tỷ đồng và đã trả nợ gốc vay 3.166 tỷ đồng, chi phí lãi vay đã trả là 27 tỷ.

Cuối kỳ, vốn chủ sở hữu đạt 3.116 tỷ đồng, bằng 0,66 lần nợ phải trả. Trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 831 tỷ đồng.

Kỳ vọng doanh thu đạt tỷ USD năm 2025

Năm 2025, Digiworld đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục với 25.450 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cao nhất trong vòng 3 năm qua với 523 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 18% so với thực hiện năm 2023.

Năm nay, doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ với các đối tác hiện có và tìm kiếm thêm những đối tác mới; đồng thời mở rộng kênh phân phối đa ngành, cũng như tìm kiếm thêm sản phẩm tiềm năng.

Tại cuộc gặp nhà đầu tư diễn ra hồi tháng 2, Chủ tịch Digiworld cho biết, các ngành hàng thiết bị văn phòng và điện tử gia dụng tiếp tục là động lực chính cho công ty, với kỳ vọng doanh thu từng mảng sẽ tăng lần lượt 25% và tăng 35%. Phía công ty dự kiến sẽ bắt đầu phân phối sản phẩm tủ lạnh, máy điều hòa Xiaomi vào trước mùa nắng nóng năm nay, tức vào khoảng tháng 3 – 4/2025.

Ở ngành hàng thiết bị văn phòng, ông Đoàn Hồng Việt cho biết ,vị thế của công ty ngày càng cải thiện. Cùng với đó, tổng cầu chung của ngành này tăng nhờ nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp. “Mảng này có thể giữ tốc độ tăng trưởng cao trên 25% trong dài hạn, bù đắp cho các mảng tăng trưởng thấp.”

Cho năm nay, các ngành hàng truyền thống của Digiworld là laptop và máy tính bảng dự báo đã bão hòa, và chỉ được đặt mục tiêu tăng trưởng 9% lên 6.850 tỷ. Ông Việt dự báo thị trường cho các mặt hàng này đi ngang hoặc chỉ tăng nhẹ về mặt sản lượng, nhưng kỳ vọng giá trị sản phẩm sẽ cải thiện.

Với mảng phân phối thiết bị y tế,ông Việt chia sẻ hiện đội ngũ công ty con vẫn đang tìm kiếm thiêm thị trường, vẫn ghi nhận sản phẩm mới dù quy mô không lớn. Điểm tích cực là mô hình của Digiworld sẽ không bao giờ lỗ do đó công ty sẽ tiếp tục duy trì vị thế này. Chủ tịch Digiworld cũng nhấn mạnh đây là mảng gặp nhiều khó khăn do đó sẽ không dễ để đạt mức tăng trưởng nhanh như dự định ban đầu.

Chủ tịch Đoàn Hồng Việt cũng tuyên bố, năm 2025 khi các tay to trên thị trường co cụm lại, Digiworld sẽ lại tăng tốc. Năm nay từ khóa của công ty là "Speed up"m các nhãn hàng mới, ngành hàng mới sẽ được bổ sung liên tục trong năm nay. Đây là bàn đạp cho Digiworld gia tăng nguồn thu và phát triển so với các đối thủ.

Trên thị trường chứng khoán, trong vòng 1 năm trở lại đây, cổ phiếu DGW đã lao từ vùng 51.000 đồng/cp về 32.000 đồng/cp chốt phiên 23/5, tức giảm 37% sau một năm.

Digiworld - ông trùm bán buôn hàng công nghệ cho Thế Giới Di Động, FPT Shop...
Nguồn: TradingView.
Tin bài khác
Văn hóa doanh nghiệp: Nền tảng tinh thần kiến tạo sự khác biệt và tử tế tại Bcons

Văn hóa doanh nghiệp: Nền tảng tinh thần kiến tạo sự khác biệt và tử tế tại Bcons

Tiến sĩ Lê Như Thạch – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bcons đã có những chia sẻ đầy tâm huyết về vai trò cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp trong hành trình phát triển của Bcons.
Cảnh báo kép với cổ phiếu NSG của Nhựa Sài Gòn

Cảnh báo kép với cổ phiếu NSG của Nhựa Sài Gòn

Cổ phiếu NSG của Công ty Cổ phần Nhựa Sài Gòn sẽ chính thức bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 14/7/2025, theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Mảng xuất khẩu cá tra của Tập đoàn Sao Mai đứng trước vận hội mới

Mảng xuất khẩu cá tra của Tập đoàn Sao Mai đứng trước vận hội mới

Trong bối cảnh bất định về thuế đối ứng từ phía Mỹ, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam tin rằng, người tiêu dùng Mỹ vẫn không quay lưng với cá tra. Hiện tại, IDI - thành viên của Tập đoàn Sao Mai đang xây dựng nhà máy thứ ba nhằm tăng năng lực xuất khẩu đáng kể trước cánh cửa rộng mở vào thị trường Hoa Kỳ.
Inter Bus Lines vinh dự đón nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai

Inter Bus Lines vinh dự đón nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai

Inter Bus Lines vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhờ những đóng góp xuất sắc trong phát triển du lịch, kết nối giao thông và quảng bá hình ảnh địa phương.
Ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways

Ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways

Hội đồng quản trị Bamboo Airways đã thống nhất bầu ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vai trò Chủ tịch hãng bay nhiệm kỳ 2023-2028, thay thế ông Phan Đình Tuệ đã từ nhiệm trước đó.
Bosch Rexroth và IIC hợp lực kiến tạo nền tảng cho Nhà máy thông minh tại Việt Nam

Bosch Rexroth và IIC hợp lực kiến tạo nền tảng cho Nhà máy thông minh tại Việt Nam

Ngày 9/7/2025, Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số và Công nghiệp 4.0 đang định hình lại ngành sản xuất toàn cầu, Bosch Rexroth Việt Nam đã phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC) tổ chức hội thảo chuyên đề “ctrlX AUTOMATION & Kassow Robots – Nền tảng vững chắc cho Nhà máy thông minh” tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU), tỉnh Bình Dương (cũ).
"Vua thép" Hòa Phát thiết lập mốc kỷ lục sản lượng bán thép HRC, cổ phiếu "thăng hoa" lên cao nhất 3 năm

"Vua thép" Hòa Phát thiết lập mốc kỷ lục sản lượng bán thép HRC, cổ phiếu "thăng hoa" lên cao nhất 3 năm

Liên tiếp đón nhận nhiều tin vui, cổ phiếu quốc dân HPG lên cao nhất vùng trong 3 năm qua. Qua đó vốn hóa của tập đoàn thép của tỷ phú Trần Đình Long vượt 7 tỷ USD.
Bamboo Airways bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT, tiệm cận điểm hòa vốn năm 2025

Bamboo Airways bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT, tiệm cận điểm hòa vốn năm 2025

Tại sự kiện ĐHĐCĐ bất thường năm 2025, các cổ đông của Bamboo Airways đã thống nhất bầu bổ sung các thành viên HĐQT và thành viên Ban Kiểm soát mới nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Doanh nghiệp địa ốc lấn sân bất động sản công nghiệp

Doanh nghiệp địa ốc lấn sân bất động sản công nghiệp

Một số doanh nghiệp địa ốc như Nhà Khang Điền, Hodeco hay Gilimex đã chủ động mở rộng sang lĩnh vực bất động sản công nghiệp – một phân khúc được đánh giá là giàu tiềm năng trong trung và dài hạn nhờ dòng tiền cho thuê ổn định.
Tập đoàn GELEX mở công ty con chuyên tư vấn đầu tư, vốn điều lệ 100 tỷ đồng

Tập đoàn GELEX mở công ty con chuyên tư vấn đầu tư, vốn điều lệ 100 tỷ đồng

Tập đoàn GELEX (mã: GEX) vừa phê duyệt nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty con mới mang tên Công ty TNHH Đầu tư GELEX, với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng.
Phát triển logistics xanh, “chìa khóa” để Cảng quốc tế Long An tăng tính cạnh tranh toàn cầu

Phát triển logistics xanh, “chìa khóa” để Cảng quốc tế Long An tăng tính cạnh tranh toàn cầu

Khẳng định năng lực quốc tế, cam kết phát triển xanh và bền vững, đồng hành cùng chiến lược toàn cầu, Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại triển lãm và hội nghị ASEAN Ports & Logistics 2025.
Khi ngân hàng gặp viễn thông: VPBank và MobiFone nêu định nghĩa mới về hệ sinh thái số

Khi ngân hàng gặp viễn thông: VPBank và MobiFone nêu định nghĩa mới về hệ sinh thái số

VPBank và MobiFone chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện, hướng tới xây dựng hệ sinh thái tích hợp giữa viễn thông và tài chính – ngân hàng, mở rộng dịch vụ số đến hàng triệu khách hàng trên toàn quốc.
Ngân hàng số Cake hợp tác với Tập đoàn Thế Giới Di Động ra mắt dịch vụ trả sau PayLater

Ngân hàng số Cake hợp tác với Tập đoàn Thế Giới Di Động ra mắt dịch vụ trả sau PayLater

Cake là ngân hàng thuần kỹ thuật số hàng đầu Việt Nam được công nhận về tính linh hoạt và độ tin cậy trong việc triển khai các giải pháp fintech quy mô lớn.
Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín: Giữ vững vị trí tiên phong

Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín: Giữ vững vị trí tiên phong

Trên hành trình 15 năm phát triển (22/6/2010 - 22/6/2025), Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín luôn giữ vị thế tiên phong trong lĩnh vực kế toán - thuế khi hai lần được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) xác lập là đơn vị đạt kỷ lục quốc gia trong lĩnh vực thuế.
Khẳng định vị thế nhà thầu tiên phong: CC1 lọt top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025

Khẳng định vị thế nhà thầu tiên phong: CC1 lọt top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025

Trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo và cách tân trong các ngành kinh tế chủ lực năm 2025, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1) được công bố nằm trong Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 – Ngành Bất động sản – Xây dựng (VIE10), do Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) bình chọn.