Điều gì nằm ở mối quan hệ giữa Google, Facebook và báo chí tại các quốc gia?

14:43 19/02/2021

Trong hai thập kỷ vừa qua, các hãng tin tức toàn cầu phàn nàn rằng các công ty internet đang làm giàu bằng chi phí của họ, bán quảng cáo liên quan đến bài báo của họ mà không chia sẻ doanh thu.

Giờ đây, Úc đang cùng với Pháp và các chính phủ khác thúc đẩy Google, Facebook và các gã khổng lồ internet khác phải trả tiền. Điều đó có thể mang lại nhiều tiền hơn cho ngành công nghiệp báo chí trong bối cảnh họ bị cắt giảm độ phủ sóng và doanh thu giảm do các trang mạng internet xâm chiếm. Nhưng nó cũng thiết lập một cuộc đụng độ với một số tên tuổi lớn nhất của ngành công nghệ.

Các trang nhất của các tờ báo Úc được hiển thị với các câu chuyện về Facebook ở Sydney, Thứ Sáu, ngày 19 tháng 2 năm 2021. Ảnh: AP News
Các trang nhất của các tờ báo Úc được hiển thị với các câu chuyện về Facebook ở Sydney, Thứ Sáu, ngày 19 tháng 2 năm 2021. Ảnh: AP News.

Google, một đơn vị của Alphabet Inc, đã công bố thỏa thuận trả tiền cho các nhà xuất bản ở Úc trong khi Facebook cho biết hôm thứ Năm rằng họ đã chặn người dùng ở nước này xem hoặc chia sẻ tin tức.

Điều gì đang xảy ra ở Úc?

Khi phải đối mặt với một luật được đề xuất nhằm buộc các công ty internet phải trả tiền cho các tổ chức tin tức, Google đã công bố các thỏa thuận với Rupert Murdoch's News Corp và Seven West Media (2 trong số những tập đoàn truyền thông tin tức lớn nhất tại Úc). Không có báo cáo chi tiết tài chính nào được tiết lộ. Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Australia cho biết, họ cũng đang hoàn tát quá trình đàm phán.

Google đã từng đe dọa sẽ không cung cấp công cụ tìm kiếm của mình ở Úc để đáp lại luật,
Google đã từng đe dọa sẽ không cung cấp công cụ tìm kiếm của mình ở Úc để đáp lại luật.

Ông Josh Frydenberg - Bộ trường Tài chính Úc cho rằng, Google chiếm 53% doanh thu quảng cáo trực tuyến của Úc và 23% của Facebook.

Google đã từng đe dọa sẽ không cung cấp công cụ tìm kiếm của mình ở Úc để đáp lại luật, điều này sẽ tạo ra một hội đồng nhằm để đưa ra quyết định về giá cả đối với tin tức.

Hôm thứ Năm (18/2), Facebook đã phản ứng bằng cách chặn người dùng truy cập và chia sẻ tin tức của Úc.

Facebook cho biết luật được đề xuất “bỏ qua tính thực tế” về mối quan hệ của họ với các nhà xuất bản sử dụng dịch vụ của mình để “chia sẻ nội dung tin tức”. Điều này diễn ra mặc dù Frydenberg vừa nói trong tuần này rằng Google và Facebook “muốn tham gia vào các thỏa thuận thương mại".

Điều gì đang xảy ra ở các quốc gia khác

Luật buộc các công ty công nghệ trả tiền cho báo chí được đề xuất của Úc là luật đầu tiên tại Úc liên quan đến việc áp đặt các "gã khổng lồ" phải đàm phán với cơ quan báo chí. Tuy nhiên các chính phủ ở các nước khác cũng đang gây sức ép buộc Google, Facebook và các công ty internet khác phải trả tiền cho các hãng tin tức và các nhà xuất bản.

Tại Châu Âu, Google đã phải thương lượng với các nhà xuất bản Pháp sau khi một tòa án vào năm ngoái đã duy trì lệnh nói rằng các thỏa thuận như vậy là bắt buộc theo chỉ thị bản quyền của Liên minh Châu Âu năm 2019.

Pháp là chính phủ đầu tiên thực thi các quy tắc, quyết định cho thấy Google, Facebook và các công ty khác sẽ phải đối mặt với các yêu cầu tương tự ở các khu vực khác của khối thương mại 27 quốc gia châu Âu.

Facebook thông báo họ sẽ trả tiền cho các tổ chức tin tức của Mỹ bao gồm The Wall Street Journal, The Washington Post và USA Today
Facebook năm ngoái đã thông báo họ sẽ trả tiền cho các tổ chức tin tức của Mỹ bao gồm The Wall Street Journal, The Washington Post và USA Today.

Google và một nhóm các nhà xuất bản Pháp đã công bố một thỏa thuận khung để công ty Mỹ đàm phán các thỏa thuận cấp phép với các nhà xuất bản cá nhân. 

Năm ngoái, Facebook thông báo họ sẽ trả tiền cho các tổ chức tin tức của Mỹ bao gồm The Wall Street Journal, The Washington Post và USA Today. Không có chi tiết báo cáo tài chính nào được tiết lộ.

Tại Tây Ban Nha, Google đã đóng cửa trang web tin tức của mình sau khi luật năm 2014 yêu cầu Google phải trả tiền cho các nhà xuất bản.

Vì sao lại xảy ra vấn đề này?

Sự phát triển ở Úc và Châu Âu cho thấy sự cân bằng tài chính giữa các công ty internet trị giá hàng tỷ đô la và các tổ chức tin tức có thể đang thay đổi.

Úc đang phản hồi các khiếu nại các công ty internet nên chia sẻ doanh thu quảng cáo và các khoản thu nhập khác liên quan đến các bản tin, bài báo trên tạp chí và các nội dung tin tức khác xuất hiện trên trang web của họ hoặc được người dùng chia sẻ.

Chính phủ đã hành động sau khi cơ quan quản lý cạnh tranh của họ cố gắng và không thương lượng được kế hoạch thanh toán tự nguyện với Google. Luật được đề xuất sẽ tạo ra một hội đồng để đưa ra các quyết định ràng buộc về giá cả của các bản tin nhằm giúp các nhà xuất bản cá nhân có thêm "đòn bẩy" thương lượng với các công ty internet toàn cầu.

Điều này có ý nghãi gì đối với công chúng 

Thỏa thuận với Google có nghĩa là mang một nguồn doanh thu mới cho các trang tin tức, nhưng liệu điều đó có làm thay đổi phạm vi phủ sóng nhiều hơn cho người đọc, người xem tại các trang internet thay vì ở các tạp chí hay không thì chưa rõ.

Hiệp hội nhà báo Úc đang kêu gọi các công ty truyền thông nên đảm bảo doanh thu trực tuyến được đưa vào quá trình thu thập tin tức.

Marcus Strom, chủ tịch của Liên minh Truyền thông, Giải trí và Nghệ thuật cho biết: “Bất kỳ khoản tiền nào từ các giao dịch này cần phải chuyển đến tòa soạn. Chúng tôi sẽ thúc đẩy tình minh bạch về cách các khoản tiền này được sử dụng."

Trong khi đó, quyền truy cập đôi khi có thể bị ảnh hưởng: Động thái hôm thứ Năm của Facebook ban đầu đã chặn một số trang thương mại và truyền thông chính phủ của Úc.

"Việc Facebook "hủy kết bạn" với Úc hôm nay, cũng như chặn đứng nguồn thông tin thiết yếu về y tế và các dịch vụ khẩn cấp, cho thấy cả sự ngạo mạn và đáng thất vọng". Thủ tướng Úc Scott Morrison viết trên trang Facebook cá nhân vào ngày 18-2.

Dự luật của Úc có gì?

Các nhà lập pháp Úc đã trình dự luật Đàm phán truyền thông buộc các công ty Internet như Google, Facebook phải trả tiền bản quyền cho báo chí khi sử dụng lại tin tức của họ trên các nền tảng của mình.

Theo trang Axios, giới nghị sĩ Úc cho biết nếu Google, Facebook không thể tự thương lượng với các báo về mức chi trả bản quyền, họ sẽ phải trả theo mức quy định của chính quyền Úc nếu không muốn bị phạt nặng.

Dự luật vẫn đang còn chờ được thông qua tại thượng viện. Nếu được phê chuẩn, Úc sẽ là nước đầu tiên trên thế giới có luật này.

Bảo Trinh