Thứ hai 12/05/2025 21:12
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Dệt may vào cuộc đua giành “miếng bánh ngon”

15/02/2023 21:46
Thị trường trong nước với 100 triệu dân đang là “miếng bánh ngon” nên doanh nghiệp dệt may cần nhanh chóng nắm bắt, đáp ứng xu hướng thời trang, thiết kế tốt, xây dựng thương hiệu, marketing chuyên nghiệp hơn, đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối.

Hiện nay, khi thị trường xuất khẩu khó khăn, nhiều DN dệt may đang định vị lại và đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Thị trường nội địa tuy rất tiềm năng, nhưng thời gian qua nhiều nhãn hàng thời trang lớn của thế giới đã có mặt, khiến sự cạnh tranh giữa DN nội và ngoại ngày càng khốc liệt.

Bán hàng theo nhiều cách

Năm 2022, Công ty Việt Thắng Jean, một trong những DN dệt may xuất khẩu lớn của Việt Nam, giảm 30- 70% đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu. Hiện nay, DN này chỉ sản xuất khoảng 80% công suất. Việt Thắng Jean đang đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa bằng cách bán hàng trực tiếp qua 20 cửa hàng trong cả nước và 6 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam.

Ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean cho biết, nhờ có kinh nghiệm sản xuất cho các nhãn hàng lớn, có nguồn nguyên liệu tốt, đội ngũ thiết kế am hiểu thị trường nội địa nên sản phẩm denim của Việt Thắng Jean hiện cạnh tranh khá tốt với các thương hiệu ngoại tại Việt Nam. Doanh thu thị trường nội địa của doanh nghiệp này tăng trưởng đến 300%.

Ảnh minh họa
Ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean (người ngồi ngoài cùng bên trái) trao đổi với nhân viên thiết kế về sản phẩm cho thị trường nội địa.

“Cách kinh doanh bây giờ không giống ngày xưa là mở cửa hàng rộng khắp, bây giờ DN chỉ tập trung mở cửa hàng ở TP.HCM để trải nghiệm, còn lại sẽ bán online, qua website của DN và qua các sàn thương mại điện tử. DN tập trung bán hàng livestream để sản phẩm tiếp cận trực tiếp khách hàng nhanh, đồng thời tổ chức bán hàng qua KOLs để tăng độ nhận diện và đa dạng phong cách”, ông Việt cho biết.

Không chỉ Việt Thắng Jean, nhiều DN xuất khẩu dệt may đang định vị lại, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Từ cuối năm ngoái và đầu năm nay, Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến, Tổng Công ty May 10, Công ty May Nhà Bè, Công ty May An Phước…phát triển thêm mạng lưới bán hàng trong nước.

Sau khi mở chuỗi cửa hàng Viettien House tại thị trường nội địa, mới đây, Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến khai trương Viettien Mall ở Quận 12 với tổng diện tích 2.000m2, tạo điểu kiện trải nghiệm, lựa chọn cho khách hàng. Tổng Công ty May 10 cũng liên tục mở cửa hàng mới và ra mắt các nhãn hàng thời trang mới cho từng phân khúc khách hàng trong nước.

Tăng thị phần nội địa không dễ

Nhiều hãng thời trang ngoại cũng tăng cường mở rộng thị trường ở Việt Nam. Mới đây, một số thương hiệu thời trang lớn của Hàn Quốc, Italy đã xuất hiện và thu hút giới trẻ quan tâm. Trước đó, hàng chục thương hiệu thời trang nước ngoài, từ hàng trung bình đến cao cấp như Chanel, Mango, Zara, H&M, Uniqlo …cũng đã có mặt tại Việt Nam, chiếm lĩnh các vị trí đắc địa tại các đô thị lớn.

Chị Huỳnh Tuyết thường mua quần áo thời trang chia sẻ, hàng của Việt Nam không đa dạng nên rất khó để bắt trend kịp với thương hiệu nước ngoài. So về giá có thể rẻ hơn Zara, Uniqlo… nhưng thời trang Việt Nam thường may theo kiểu truyền thống, không đa dạng. “Trong khi hàng nhập khẩu mẫu mã luôn mới, cập nhật liên tục, còn hàng trong nước có khi người ta ra mẫu mã mới vẫn chưa ra kịp”, chị Tuyết nhận xét.

Ảnh minh họa
Các nhãn hàng thời trang của DN nước ngoài liên tục cập nhập mẫu mới, đáp ứng thị hiếu giới trẻ. Ảnh: Lệ Hằng.

DN trong nước có lợi thế hiểu thị trường và văn hóa tiêu dùng nhưng tiềm lực tài chính mỏng, khó cạnh canh với DN ngoại. Thêm vào đó, từ trước tới nay có đến 80% DN dệt may nội địa sản xuất hàng hóa xuất khẩu, gia công hoặc mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB) nên giờ trực tiếp bán hàng, phân phối sản phẩm tại thị trường nội địa gặp khó khăn. Khi DN xây dựng thương hiệu ở thị trường nội địa, tự thiết kế mẫu mã, khó theo kịp xu hướng thời trang thay đổi liên tục.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Trưởng Văn phòng đại diện VITAS tại phía Nam cho rằng, DNnội phải thay đổi cách kinh doanh, nếu cứ làm theo cách truyền thống sẽ không thể cạnh tranh được với DN ngoại.

“DN may phải có bộ phận thiết kế tốt, có đội ngũ biết tìm nguồn vải phù hợp để làm ra sản phẩm mang thương hiệu riêng. DN xác định cạnh tranh với thương hiệu quốc tế ngay tại Việt Nam, bởi vì họ hiểu biết thị trường nội địa còn hơn cả người Việt Nam. Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, DN cần phải có đội ngũ riêng chuyên bán hàng thương mại điện tử và bộ phận này không thể có quy mô nhỏ”, bà Mai chỉ rõ.

Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu hàng dệt may với nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, thị trường trong nước với 100 triệu dân đang là “miếng bánh ngon”. Để chiếm lĩnh thị trường nội địa. DN phải nhanh chóng nắm bắt, đáp ứng xu hướng thời trang, thiết kế tốt, xây dựng thương hiệu, marketing chuyên nghiệp hơn, đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối.../.

Theo Lệ Hằng/VOV-TP.HCM

Bài liên quan
Tin bài khác
Từ ngày mai (10/5), giá điện tăng khoảng 4,8%: Mỗi hộ gia đình chi trả thêm bao nhiêu?

Từ ngày mai (10/5), giá điện tăng khoảng 4,8%: Mỗi hộ gia đình chi trả thêm bao nhiêu?

Mức giá bán điện mới là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tăng tương đương 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ

Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Viettel Telecom đã huy động gần 1.000 cán bộ kỹ thuật và bổ sung hàng trăm điểm phát sóng mới, đặc biệt tăng cường vùng phủ sóng 5G nhằm đảm bảo chất lượng mạng lưới phục vụ người dân, du khách và các hoạt động trọng điểm.
Thị trường tiêu dùng Thái Bình sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5: Sức mua tăng mạnh, doanh nghiệp tăng tốc phục vụ

Thị trường tiêu dùng Thái Bình sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5: Sức mua tăng mạnh, doanh nghiệp tăng tốc phục vụ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tại Thái Bình sức mua tăng mạnh, doanh nghiệp đẩy mạnh khuyến mãi, lực lượng chức năng kiểm tra thị trường, bảo vệ người tiêu dùng.
Doanh nghiệp bán lẻ tại Hà Nội đồng loạt kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4

Doanh nghiệp bán lẻ tại Hà Nội đồng loạt kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4

Xu hướng "nghỉ dưỡng tại chỗ" (staycation) kết hợp mua sắm đang gia tăng mạnh, đây cũng chính là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp bán lẻ tăng tốc doanh số trong kỳ nghỉ lễ này.
Thị trường livestream bão hòa, niềm tin của người tiêu dùng đang bị thử thách

Thị trường livestream bão hòa, niềm tin của người tiêu dùng đang bị thử thách

Thị trường livestream đang bước vào giai đoạn bão hòa, niềm tin người tiêu dùng lung lay sau hàng loạt vụ quảng cáo sai sự thật từ các KOLs nổi tiếng.
Kích cầu tiêu dùng nội địa: Doanh nghiệp cần thích ứng nhanh với xu hướng mới

Kích cầu tiêu dùng nội địa: Doanh nghiệp cần thích ứng nhanh với xu hướng mới

Để kích cầu tiêu dùng nội địa, doanh nghiệp cần nhận thức hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi rõ rệt, với xu hướng chuyển từ mua sắm truyền thống sang nền tảng số.
Cảnh báo người tiêu dùng khi mua vàng online từ các đơn vị không chính thống

Cảnh báo người tiêu dùng khi mua vàng online từ các đơn vị không chính thống

Vàng là kênh đầu tư hấp dẫn nhiều người, thay vì đến trực tiếp cửa hàng để mua thì nhiều người dân lại lựa chọn mua vàng qua các hội nhóm trên mạng xã hội hay các app bán vàng không chính thống. Hình thức giao dịch này tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý, cùng với chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi.
TikTok Shop tổ chức các Tour tham quan nhà máy GreenUP

TikTok Shop tổ chức các Tour tham quan nhà máy GreenUP

TikTok Shop tổ chức các Tour tham quan nhà máy GreenUP nhằm hỗ trợ quảng bá thương hiệu và sản phẩm xanh của các doanh nghiệp Việt có quy trình sản xuất bền vững.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương ổn định thị trường vàng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương ổn định thị trường vàng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan liên quan theo dõi sát sao thị trường tài chính, tiền tệ, ngoại hối và đặc biệt là thị trường vàng cả trong nước và quốc tế.
Nhiều yếu tố khiến thị trường ô tô mất cân bằng trong thời gian tới

Nhiều yếu tố khiến thị trường ô tô mất cân bằng trong thời gian tới

Thị trường ôtô Việt Nam quý I/2025 đang cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ về phía sản xuất nhưng lại gặp lực cản lớn từ sức mua yếu, dẫn đến tình trạng dư cung tiếp diễn.
Cục Hải quan: Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 18.2% trong tháng 3

Cục Hải quan: Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 18.2% trong tháng 3

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2025 đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% (tương ứng tăng 11,62 tỷ USD) so với tháng trước, theo thông tin từ Cục Hải quan.
Hà Nội: 7 nhóm hàng có chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2025 tăng

Hà Nội: 7 nhóm hàng có chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2025 tăng

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2025 phản ánh sự ổn định tương đối của giá cả trên địa bàn Hà Nội, song vẫn chịu tác động từ một số yếu tố như giá thuê nhà, chi phí xây dựng và giá nhiên liệu.
Bộ Nông Nghiệp và Môi trường cùng Bộ Công Thương bình ổn giá thịt lợn

Bộ Nông Nghiệp và Môi trường cùng Bộ Công Thương bình ổn giá thịt lợn

Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do nguồn cung thiếu hụt cục bộ, làm giá thịt lợn tiếp tục leo thang mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm 2 tháng đầu năm đạt khoảng 34.500 tỷ đồng

Tổng doanh thu phí bảo hiểm 2 tháng đầu năm đạt khoảng 34.500 tỷ đồng

Bộ Tài chính đặt mục tiêu doanh thu phí bảo hiểm năm 2025 đạt 239.636 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,05% so với năm trước.
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với đường mía Thái Lan

Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với đường mía Thái Lan

Từ ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT, trong đó áp dụng mức thuế chống bán phá giá chính thức với đường mía Thái Lan.