
Đã đến lúc nói về cái phong bì
Ngày hôm qua 17/9/2022, Bộ Y tế cho biết đã nhờ công an vào cuộc làm rõ vụ logo của ngành bị “cải biên” hình ảnh con rắn ngậm phong bì. Dư luận lập tức đả kích, đây không phải sự châm biếm sai lệch, mà phải chăng, đã đến lúc toàn xã hội nên quan tâm, nói về cái phong bì?

Sự thật thì, tệ nạn “phong bì” từ lâu đã tồn tại, nhiễu nhương, ai cũng biết đến, nhưng dường như không có giải pháp xử lý dứt điểm. Một thực trạng xã hội vật chất, đề cao những tư lợi cá nhân trong giao tiếp và công vụ từ lâu không còn là chuyện lạ, chuyện ẩn giấu, khó nói nữa. Những câu chuyện về cảnh sát mãi lộ nhận phong bì, những kỳ thi sửa điểm vì phong bì, những phiên tòa xử oan vì phong bì, rồi mới đây là những nhà sư vào vai khất thực lấy phong bì… hiện diện nhan nhản khắp nơi.
Cho nên, sự việc logo Bộ Y tế bị cải sửa, được nhiều người nhìn nhận là… thỏa đáng. Cái nhìn này có vẻ phiến diện, nhưng từ những vụ việc kít xét nghiệm y tế mới đây, rồi những lãnh đạo của Bộ Y tế phải lâm vào lao lý, người ta đương nhiên đánh giá lĩnh vực y tế là có nhiều tiêu cực. Hình ảnh con rắn trong y khoa bị vẽ lại, thành ngậm phong bì, chắc chắn không phải là ý tưởng ngẫu nhiên, mà thậm chí đây là một sự cân nhắc rất kỹ, một hành động đả kích rất mạnh dạn vào thực trạng hoạt động bị nhiều tác động lâu nay từ tệ nạn “phong bì”.
Do đó, yêu cầu của Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an vào cuộc làm rõ người nào là tác giả cải biên logo, đang bị dư luận nhìn nhận là thiếu thiện chí và không đáp trả đúng trọng tâm vấn đề xã hội quan tâm. Ấy là, phải làm sao làm rõ các động cơ, hành vi nhận phong bì trong ngành y tế, làm sạch bộ máy y tế khỏi tệ nạn phong bì, chứ không phải đi xử lý, trừng phạt người có ý tưởng sửa logo.
Theo nhiều người nhìn nhận, nếu không làm nghiêm vấn đề từ gốc rễ là tệ nạn phong bì trong bộ máy công quyền, thì chắc chắn, sau logo Bộ Y tế bị sửa thành con rắn ngậm phong bì, rồi sẽ đến lượt những giáo án lót phong bì, búa tòa gõ phong bì, thanh tra kẹp phong bì…, rồi cả ngòi bút báo chí vẽ phong bì. Cả xã hội cần phải đối diện câu hỏi, làm sao chấm dứt tệ nạn phong bì, bằng các giải pháp, hành động quyết liệt tận căn cơ, chứ không phải chạy theo xử lý vụ việc, và nhất là, xử lý những người nêu ra vấn đề.
Phải thấy rằng, sửa logo Bộ Y tế là việc làm có tính toán, trực tiếp tấn công vào một địa hạt kín kẽ lâu nay, một tệ nạn xã hội đã tồn tại lâu nay. Không thể đơn thuần coi người nêu ra vấn đề là nghi phạm có hành vi sai trái này kia. Ngược lại, phải chăng nên có sự cảnh tỉnh, bởi những sự việc được nêu ra như vậy, toàn xã hội mới nhận chân được vấn đề chúng ta cần đối mặt là gì. Và “lò củi” kiên định đấu tranh của đất nước, qua đây sẽ thu được thêm nhiều kết quả tích cực.
Nguyên Đức
- Trả xong cổ tức 257%, Golden Gate dè dặt với mục tiêu lãi bằng 1/4 năm trước
- Chứng khoán SSI dự báo không mấy tích cực về tình hình quý II của Dabaco
- Meta đã sẵn sàng để tích hợp AI vào từng sản phẩm của công ty
- Thủ tướng chỉ đạo tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo
- Hà Nội sẽ thành lập thêm các cụm công nghiệp thu hút đầu tư FDI
Cùng chuyên mục


Thấm thía 5 bài học về tài chính mà triệu phú bất động sản Jonathan Sanchez dạy con

Lời chúc chia tay đồng nghiệp nghỉ hưu ngắn gọn và ý nghĩa nhất

Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - CTHĐQT PEGA : Mỗi doanh nhân là một tác giả sách

Lời khuyên của tỷ phú Mỹ dành cho Gen Z: Ngừng tốn thời gian với TikTok nếu muốn thành công

Học cách giữ chân khách hàng khôn khéo và tinh tế như AEON MALL
-
Thạc sĩ Hà Quách: Sao Michelin kiếm không dễ mà giữ càng khó
-
Xử lý DNNN kém hiệu quả cần rành mạch hóa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ thị trường
-
Triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính
-
Coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp trong xây dựng chính sách
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải