Cuộc đua giành ưu thế siêu ứng dụng tại Đông Nam Á

14:56 12/07/2021

Hàng loạt các thương vụ mua bán, sát nhập đầu tư startup ra đời trong bối cảnh Đông Nam Á bùng nổ cuộc đua giành ưu thế siêu ứng dụng.

Air asia mua lại hoạt động của Gojek Thái Lan trong bối cảnh cuộc chiến giành quyền thống trị siêu ứng dụng của Đông Nam Á ngày càng gay gắt. Đổi lại, Gojek sẽ nhận được cổ phần trong Airasia Super App (siêu ứng dụng), có giá trị thị trường được cho là khoảng 1 tỷ đô la Mỹ. Thỏa thuận này dự kiến ​​sẽ điều chỉnh chiến lược mở rộng Airasia Super App tại khu vực ASEAN, đồng thời cho phép Gojek tăng cường đầu tư vào các hoạt động tại Việt Nam và Singapore.

Bên cạnh đó, Bukalapak tăng mục tiêu IPO lên hơn 1 tỷ đô la Mỹ trước nhu cầu mạnh mẽ của người dùng. Theo thông tin từ Reuters, Bukalapak sẽ tiến hành niêm yết vào tháng 8 tới đây với danh sách các nhà đầu tư đình đám như GIC và Microsoft, đánh dấu thương vụ IPO địa phương lớn nhất trong 13 năm đồng thời có quy mô và giá trị cao nhất từ trước đến nay đối với một startup Đông Nam Á.

Tương tự, Nium đã mua lại Wirecard Ấn Độ, nhà cung cấp dịch vụ trao đổi ngoại tệ, trả trước, chuyển tiền. “Gã khổng lồ” fintech của Đức đã gây chú ý vào năm ngoái khi đệ đơn xin vỡ nợ vào tháng 6 năm 2020 do ảnh hưởng vụ bê bối trước đó. Thỏa thuận thứ hai của Nium diễn ra chỉ trong hơn một tháng sau thương vụ mua lại Ixaris và dự kiến ​​sẽ kết thúc vào quý 3 năm 2021. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: e27)

Insignia Ventures đặt mục tiêu huy động 250 triệu đô la Mỹ vào cuối năm 2021 nhằm tăng cường đầ tư công nghệ giai đoạn đầu vào Đông Nam Á. Trong một cuộc phỏng vấn, nhà sáng lập Yinglan Tan cho biết công ty coi Indonesia, Việt Nam và Philippines là những thị trường trọng điểm và thể hiện sự lạc quan trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Magic Fund hỗ trợ 4 công ty khởi nghiệp châu Á, đầu tư khoảng 100-300 nghìn đô la Mỹ vào các công ty giai đoạn đầu trên khắp Châu Phi, Châu Âu, LatAm, Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Các đơn vị đầu tư bao gồm công ty khởi nghiệp proptech của Việt Nam Homebase.

Expara Ventures có kế hoạch gây quỹ 30 triệu đô la. Công ty đầu tư mạo hiểm chuẩn bị huy động vốn cho quỹ thứ 4 để đầu tư vào Singapore, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Năm ngoái, ngay giữa đại dịch, Expara đã khởi động một chương trình tăng tốc hỗ trợ startup phát triển giải pháp giải quyết thách thức Covid-19.

Startup giao hàng theo yêu cầu Pickupp đóng Series A trị giá 15 triệu đô la Mỹ. Các nhà đầu tư bao gồm hãng thương mại điện tử khổng lồ Đài Loan PChome, Cornerstone Ventures, Swire Properties và Cathay Venture. Pickupp sẽ sử dụng số tiền này nhằm bổ sung thêm 10 điểm gửi hàng tại Singapore trong vòng 12 tháng tới.

iMedia tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử bằng cách mua lại cộng đồng làm đẹp Favful của Malaysia. Nền tảng thương mại xã hội Favful đưa ra các đề xuất cho thành viên dựa trên phân tích mỗi loại da, các mối quan tâm về da và lựa chọn lối sống. Trong đó, iMedia sẽ chịu trách nhiệm tăng doanh thu.

Công ty khởi nghiệp công nghệ bán lẻ siêu nhỏ Warung Pintar của Indonesia báo cáo đã huy động được 6 triệu đô la Mỹ. Các nhà đầu tư dẫn đầu là East Ventures và Vertex Ventures. Vòng này dự kiến ​​sẽ đưa giá trị của Warung Pintar lên 169 triệu đô la Mỹ;  Đầu năm nay, Warung Pintar đã mua lại Bizzy với giá 45 triệu đô la Mỹ.

OsakaKuma huy động 6 triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn của SEEINFRONT để mở 3 cửa hàng cho các thương hiệu mỹ phẩm Nhật Bản tại S’pore. Công ty sử dụng dữ liệu từ hơn 100 nghìn khách hàng được khảo sát từ 15 cửa hàng trực tuyến trên toàn thế giới nhắm đến nhu cầu của người tiêu dùng để có thể đưa ra các giải pháp chính xác.

Công ty khởi nghiệp HiLife Interactive của Singapore kết thúc Series A trị giá 6 triệu đô la Mỹ. HiLife Interactive dự kiến ​​sẽ tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á với các thị trường mới như Campuchia và có kế hoạch thâm nhập Australia và Châu Âu năm 2021.

Startup công nghệ sinh học Allozymes của Singapore huy động được 5 triệu đô la Mỹ;  Các nhà đầu tư bao gồm Chi nhánh của Temasek, Xora Innovation, SOSV, TI Platform Management và Entrepreneur First. Nền tảng độc quyền của Allozymes có thể phân tích và lập bản đồ hàng triệu biến thể enzyme mỗi ngày; tạo ra các bộ dữ liệu lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Công ty tuyên bố tiềm năng trở thành thư viện dữ liệu enzyme lớn nhất thế giới.

Carsome đầu tư chiến lược vào PT Universal của Indonesia. Thông qua khoản đầu tư này, Carsome dự định đẩy nhanh khối lượng giao dịch ô tô tại Indonesia và mở rộng mạng lưới phủ sóng cũng như khả năng tiếp cận các nhà cung cấp dịch vụ tài chính.

Grab PayLater, Atome, Hoolah tạo được sức hút tại Singapore với 19% dân số trên 16 tuổi và 30% người từ 25-34 tuổi sử dụng dịch vụ. Các startup bán lẻ trực tuyến hay doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử đều nỗ lực tăng tốc về đích trong cuộc đua giành lấy lòng tin khách hàng bằng cách thiết lập lợi thế cạnh tranh trong trải nghiệm người dùng.

TL (theo e27)