Thứ hai 18/11/2024 00:29
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

"Cuộc chiến" ngành dược

12/10/2020 00:00
Cơn sốt đầu tư vào ngành dược từ khâu sản xuất đến phân phối đang khiến các doanh nghiệp trong và ngoài nước đứng trước một cuộc đua đầy cam go.

Năm 2018, ngành dược được dự báo sẽ thay đổi mạnh mẽ nhờ các nguồn đầu tư lớn từ cả doanh nghiệp nội lẫn ngoại.

"Trái nghề" cũng vào cuộc

Theo đánh giá của hãng nghiên cứu thị trường BMI, năm 2017 doanh thu thị trường dược Việt Nam đạt 5,2 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2016 và dự báo thị trường này sẽ tăng lên 7,7 tỷ USD vào năm 2021. Chính vì vậy, ngành dược đang hấp dẫn cả nhà đầu tư nội lẫn ngoại.

Tại đại hội cổ đông thường niên gần đây, bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk cho biết, Vinamilk sẽ hợp tác với Công ty CP Dược Hậu Giang để phát triển các loại thực phẩm chức năng nhiều chất dinh dưỡng và hợp khẩu vị với người Việt. Sự hợp tác này tỏ rõ một thế lực đáng gờm trên thị trường, vì đây là 2 công ty đầy đủ nguồn lực tài chính, hệ thống sản xuất, phân phối, đủ khả năng cạnh tranh cả với các công ty lớn trong ngành dược.

Trước đó, bà Nguyễn Bạch Điệp - Tổng Giám đốc Công ty CP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail) cho biết, FPT Retail đã mua nhà thuốc Long Châu. FPT Retail dấn thân vào lĩnh vực phân phối dược vì đây là ngành hàng rất tiềm năng, lợi nhuận cao hơn các ngành điện thoại, điện máy hay máy tính đang phải cạnh tranh khốc liệt, biên lợi nhuận ngày càng giảm. Bà Diệp cũng cho biết, hiện FPT Retail đã mở được 10 cửa hàng thuốc và trong 4 năm tiếp theo, hệ thống nhà thuốc Long Châu sẽ có 100 cửa hàng/năm để đạt con số là 400 cửa hàng.

Một đơn vị chuyên phân phối lớn cho các hãng điện thoại trên thế giới là Công ty cổ phần Thế giới số (Digiworld) cũng đã chọn thực phẩm chức năng và thuốc không kê đơn để tiếp cận ngành dược. Là nhà phân phối điện thoại nên có thế mạnh phân tích thị trường, tiếp thị, bán hàng, hậu cần, hậu mãi nên việc kinh doanh thêm mảng dược với Digiworld là không khó. Vì vậy kỳ vọng 10 năm tới Digiworld sẽ trở thành nhà phân phối lớn về dược phẩm.

Không bỏ qua sự "màu mỡ" của thị trường dược, các doanh nghiệp ngoại cũng liên tiếp có các thương vụ mua lại cổ phần các công ty dược phẩm Việt Nam.

Không bỏ qua sự "màu mỡ" của thị trường dược, các doanh nghiệp ngoại cũng liên tiếp có các thương vụ mua lại cổ phần các công ty dược phẩm Việt Nam. Tập đoàn Abbott (Mỹ) sở hữu 51,69% cổ phần tại Công ty Xuất nhập khẩu y tế Domesco để nắm quyền chi phối. Abbott cũng mua lại Công ty TNHH Dược phẩm Glomed của Việt Nam. Thông qua thương vụ này, Abbott sở hữu ngay 2 nhà máy16.000m2, trị giá 18 triệu USD chuyên sản xuất tân dược thuộc nhóm Non - Beta lactam và nhóm Beta lactam (Cephalosporin) của Glomed.

Hay Tập đoàn Sanofi (Pháp) đã ký thỏa thuận mở rộng hợp tác chiến lược với Tổng công ty Dược Việt Nam (Vinapharm), bao gồm sản xuất và tiếp thị dược phẩm của Sanofi, cũng như dược phẩm xuất khẩu sang thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hay tập đoàn dược phẩm lớn thứ hai Ba Lan là Adamed Group đã thâu tóm 70% cổ phần của Công ty Dược Đạt Vi Phú (Davipharm) với tổng giá trị thương vụ lên tới 50 triệu USD.

... Nhưng không "dễ ăn"

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, trong 10 - 30 năm tới, dân số Việt Nam sẽ già hóa nhanh, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng thì nhu cầu về dược phẩm càng lớn. Nếu nhìn cách các công ty ngoài ngành tham gia vào ngành dược thì thấy trước mắt họ chỉ chọn hệ thống phân phối và các loại thuốc không cần kê toa để đầu tư là chiến lược kinh doanh khá hợp lý.

Hiện nay hệ thống phân phối chưa cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia nên mức độ cạnh tranh còn thấp. Các công ty công nghệ, thực phẩm vốn có thế mạnh về bán hàng nên việc chuyển hóa năng lực này vào mảng dược là khá thuận lợi. Ai làm tốt thị trường, thương hiệu thì sản phẩm sẽ bán chạy.

Tuy nhiên, theo bà Vũ Thị Thuận - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Traphaco - một công ty rất mạnh về thuốc không kê đơn, kinh doanh mảng dược cũng cạnh tranh rất khốc liệt, đặc thù của thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng là phòng bệnh và nâng cao sức khỏe, do vậy không được ưu tiên như kháng sinh. Khi kinh tế khó khăn, người dân có thể giãn ra, ngừng sử dụng thuốc một thời gian. Đây cũng là loại sản phẩm dễ bắt chước, chỉ cần một mặt hàng bán mạnh thì các công ty khác sẽ tung ra đúng loại đó với giá rẻ hơn để cạnh tranh.

Có thể nhìn cách Thế Giới Di Động (MWG) phải chuyển chiến lược trong ngành dược để thấy "cuộc chơi" này không hề đơn giản, mặc dù là đơn vị "phát pháo" đầu tiên.

Ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT MWG chia sẻ: "Trước đây Công ty mua nhà thuốc Phúc An Khang với tỷ lệ sở hữu trên 51% để nắm quyền chi phối, biến chuỗi này thành công ty con của MWG. Tuy nhiên, sau khi đánh giá rủi ro có thể gặp phải nên MWG thương lượng lại và quyết định giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 49%. Như vậy, MWG không phải là bên quyết định kế hoạch kinh doanh của chuỗi này, mà chỉ đồng hành và hỗ trợ".

Bên cạnh đó, một điều khó khăn đối với các doanh nghiệp dược nhất là trong lĩnh vực tân dược đó là sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, luôn bị động về nguồn cung, giá cả và tỷ giá. Thêm vào đó, doanh nghiệp Việt Nam chỉ đủ khả năng sản xuất thuốc generic (thuốc bào chế theo công thức đã hết thời hạn bảo hộ), vì năng lực nghiên cứu và phát triển các loại thuốc có hạn.

Luật Dược (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong đấu thầu ETC (đấu thầu thuốc tại các bệnh viện), ưu tiên nguồn nguyên liệu trong nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký sản xuất thuốc generic, đã phần nào giúp doanh nghiệp ngành dược chống lại sự cạnh tranh gay gắt của thuốc nhập khẩu giá rẻ từ Ấn Độ, Trung Quốc. Thực tế, các doanh nghiệp ngoại đang nắm giữ vị thế trên kênh này, tiêu biểu là các thương hiệu Sanofi, GSK, Astrazeneca.

Theo bà Vũ Thị Thuận - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Traphaco, cần trung bình 1 tỷ USD để phát triển hoạt chất mới. Rõ ràng điều này vượt quá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam. Chưa kể, sản xuất thuốc generic đòi hỏi công nghệ cao để đưa ra sản phẩm đảm bảo việc chữa khỏi bệnh ngay. Nếu bám sát yếu tố này, khả năng cạnh tranh giá với thuốc ngoại cùng loại cũng không phải dễ. Nhiều doanh nghiệp chọn cách giảm giá bằng cách cắt bớt hoạt chất khiến thuốc có công hiệu thấp và vô tình lại đẩy khách hàng hướng về sử dụng thuốc ngoại.

Tiến Minh

Tin bài khác
Hyundai lần đầu có lãnh đạo không mang quốc tịch Hàn Quốc

Hyundai lần đầu có lãnh đạo không mang quốc tịch Hàn Quốc

Lần đầu tiên người không mang quốc tịch Hàn Quốc giữ vị trí lãnh đạo cao nhất tại Hyundai, phản ánh sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy quản trị của tập đoàn.
Central Retail đạt doanh thu 27.628 tỷ đồng tại Việt Nam sau 9 tháng

Central Retail đạt doanh thu 27.628 tỷ đồng tại Việt Nam sau 9 tháng

Central Retail ghi nhận doanh thu 9 tháng tại Việt Nam đạt 27.628 tỷ đồng, dù giảm nhẹ, tập đoàn vẫn sẽ mở rộng với kế hoạch khai trương nhiều siêu thị mới.
Giá cổ phiếu giảm sâu, Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%

Giá cổ phiếu giảm sâu, Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%

Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024, chi 67.5 tỷ đồng, ngày giao dịch không hưởng quyền 24/11, thanh toán 05/12, khẳng định tăng trưởng ổn định.
Sở hữu 174.6 triệu cổ phiếu Eximbank, Tập đoàn GELEX làm ăn thế nào?

Sở hữu 174.6 triệu cổ phiếu Eximbank, Tập đoàn GELEX làm ăn thế nào?

Tập đoàn GELEX, là doanh nghiệp lớn, vừa nâng sở hữu Eximbank lên 10% vốn điều lệ, phản ánh chiến lược phát triển trong các lĩnh vực thiết bị điện, KCN, BĐS.
Vừa mới thành lập Quang Kim JSC đã chi 310 tỷ mua cổ phiếu VIB

Vừa mới thành lập Quang Kim JSC đã chi 310 tỷ mua cổ phiếu VIB

Mới thành lập chưa đầy 6 tháng, Quang Kim JSC đã chi 310 tỷ đồng để sở hữu 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Liệu đây có là chiến lược và tham vọng của công ty này.
PVN đạt doanh thu “khủng” hơn 820 nghìn tỷ, nộp ngân sách 129,15 tỷ đồng

PVN đạt doanh thu “khủng” hơn 820 nghìn tỷ, nộp ngân sách 129,15 tỷ đồng

Tập đoàn Dầu khí (PVN) đạt doanh thu hơn 820 nghìn tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2024, vượt 10% so với cùng kỳ, hoàn thành kế hoạch tài chính trước 3 tháng.
Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 14/11, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác Trung ương, hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai và Tập đoàn SCG đã đề cập đến các khó khăn gặp phải trong thời gian qua.
Chiến thắng của ông Trump có thể mở ra lối thoát cho TikTok tại Mỹ

Chiến thắng của ông Trump có thể mở ra lối thoát cho TikTok tại Mỹ

Sự trở lại của ông Trump có thể mang lại hy vọng cho TikTok khi bị đe dọa cấm tại Mỹ. Dù từng phản đối lệnh cấm này, các động thái của Trump có thể là yếu tố quyết định số phận TikTok.
Tập đoàn Vingroup tách VinFast, thành lập công ty mới vốn gần 2,500 tỷ đồng

Tập đoàn Vingroup tách VinFast, thành lập công ty mới vốn gần 2,500 tỷ đồng

Vingroup tách VinFast thành công ty con mới, Công ty Đầu tư và Phát triển VinFast, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng toàn cầu của VinFast.
Cổ phiếu MSH tăng mạnh sau tin tạm ưng cổ tức 35% bằng tiền

Cổ phiếu MSH tăng mạnh sau tin tạm ưng cổ tức 35% bằng tiền

Cổ phiếu Công ty May Sông Hồng (HOSE: MSH) tăng mạnh lên 52,500 đồng/cp vào 14/11, cao nhất từ tháng 6/2022, sau thông tin tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền.
Chuyển giao công nghệ và liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp địa phương Bình Phước

Chuyển giao công nghệ và liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp địa phương Bình Phước

Đến ngày 30/9, tỉnh Bình Phước đã thu hút được 423 dự án FDI từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
VinGroup và ông Phạm Nhật Vượng cam kết rót 85 nghìn tỷ đồng cho VinFast

VinGroup và ông Phạm Nhật Vượng cam kết rót 85 nghìn tỷ đồng cho VinFast

Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng cam kết tài trợ mạnh mẽ cho VinFast với nguồn vốn lên tới 85 nghìn tỷ đồng trong hai năm tới, nhằm hỗ trợ sự phát triển bền vững và giảm áp lực tài chính ngắn hạn.
Tập đoàn  FLC sẽ chấm dứt 14 siêu dự án bất động sản

Tập đoàn FLC sẽ chấm dứt 14 siêu dự án bất động sản

Tập đoàn FLC đang đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn, buộc phải chấm dứt 14 dự án bất động sản và đối diện với nợ thuế đất lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
Thế Giới Di Động dự chi 1.700 tỷ đồng thưởng Tết, mỗi nhân viên 28 triệu

Thế Giới Di Động dự chi 1.700 tỷ đồng thưởng Tết, mỗi nhân viên 28 triệu

Thế Giới Di Động dự chi gần 1.700 tỷ đồng thưởng Tết, với mức thưởng bình quân 28 triệu đồng/người, gấp 2,5 lần năm ngoái, nhờ kết quả kinh doanh khả quan.
Cổ phiếu Samsung chạm đáy trước áp lực thuế mới từ chính quyền ông Trump

Cổ phiếu Samsung chạm đáy trước áp lực thuế mới từ chính quyền ông Trump

Nhà phân tích Lee Min-hee cho rằng nguy cơ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tăng thuế nhập khẩu với hàng Trung Quốc được coi là thách thức lớn với Samsung.