Củng cố vững chắc các động lực tăng trưởng để nền kinh tế phục hồi nhanh
- 8
- Cơ hội giao thương
- 09:39 26/10/2021
DNHN - Nền kinh tế đang dần hồi phục sau khi được mở cửa trở lại, tuy nhiên làm gì để có tốc độ phục hồi nhanh và bền vững là bài toán cần sớm có lời giải. Trao đổi với báo giới, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã có những nhìn nhận, đánh giá về vấn đề này.
Trong bối cảnh hiện nay thì tăng trưởng GDP cả năm có thể chỉ ở mức 3%, chưa bằng nửa mục tiêu kế hoạch đặt ra. Nếu như vậy đây là năm thứ hai liên tiếp không đạt được mục tiêu đề ra về tăng trưởng, việc làm và các nhiệm vụ cải cách phát triển. Nếu như ở các nước phát triển, tốc độ tăng GDP giảm, thậm chí âm, nhưng thu nhập/người dân không giảm, thu nhập khả dụng lại tăng vì họ không thể chi tiêu trong đại dịch, vì vậy, khi dịch kết thúc hoặc giảm đi thì cầu bùng nổ, và đây là yếu tố cơ bản thúc đẩy phục hồi nhanh và cao. Nhưng Việt Nam hoàn toàn khác, vì chúng ta đang yếu cả hai bên cung và cầu, do đó không thể phục hồi nhanh và cao được khi mà nhiều triệu lao động mất việc làm, mất thu nhập, một số ngành dịch vụ đã tê liệt hai năm liên tiếp. Đại dịch không những làm mất mát về vật chất, mà cả tinh thần, năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ… Cơ cấu kinh tế, lao động, phân bố nguồn lực đang bị đảo lộn, năng lực và nguồn lực đã bị sói mòn nghiêm trọng. Các động lực tăng trưởng chủ yếu, trừ xuất khẩu, đã yếu đi một cách đáng kể.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều điểm sáng cho phát triển kinh tế thời gian tới, đó là hiện dịch bệnh đang dần được kiểm soát, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đang dần mở cửa lại. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được giữ vững. Khi nền kinh tế được mở cửa trở lại, sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng sẽ bật tăng trở lại sau 5 tháng bị kìm nén… Theo đó, tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi. Nhiều dự báo tin rằng trong quý 4/2021 kinh tế sẽ hồi phục.
Ông có đánh giá như thế nào về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 cũng như dư địa chính sách để phục hồi kinh tế trong thời gian tới?
Như tôi đã nói ở trên, dịch bệnh gây tổn hại nặng nề đến nền kinh tế, vì vậy nếu không có thay đổi đột biến, không có những đột phá thực sự bằng chương trình phục hồi và tăng tốc phát triển thì kết quả đạt được ở giai đoạn này có thể sẽ kém hơn nhiều so với giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng sẽ thấp xa mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, nếu so với giai đoạn 1999-2011, dư địa chính sách của ta hiện nay đang còn nhiều và tốt hơn rất nhiều. Theo đó, chúng ta đang có tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định. Hệ thống tài chính tuy còn có rủi ro nhưng đã vững và tốt hơn trước nhiều. Bội chi ngân sách và nợ công vẫn trong ngưỡng cho phép. Cán cân đối ngoại tốt hơn nhiều, dự trữ ngoại tệ trên 100 tỷ USD…
Với dư địa đó, tôi cho rằng chúng ta có thể nới trần nợ công, tăng bội chi để thực hiện các giải pháp mạnh mẽ để phục hồi kinh tế.
Ông có lưu ý gì về các nhóm giải pháp được đề ra trong Chương trình phục hồi kinh tế?
Về các nhóm giải pháp phục hồi kinh tế, cần lưu ý một số vấn đề. Trước hết, cần tiếp tục tổ chức sản xuất, cuộc sống xã hội và quản lý nhà nước an toàn, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh. Sinh kế và sinh mạng là hai mặt của một vấn đề, không tách rời nhau, bổ sung, củng cố cho nhau. Đồng thời nhanh chóng phục hồi lại, cũng cố vững chắc các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, các nguồn lực phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả.
Giải pháp cần cụ thể, khả thi và có thể thực hiện được một cách nhanh chóng trong thời hạn đã định. Kế hoạch phục hồi cần đưa ra mục tiêu cụ thể hơn. Trong đó một số chỉ tiêu phải cao hơn mục tiêu đã đặt ra trong Kế hoạch 5 năm 2021-2025, có như vậy mới đạt được mục tiêu của cả nhiệm kỳ. Các giải pháp của chương trình phục hồi này theo tôi không nên trùng lặp với các chính sách, kế hoạch, chương trình đã có, mà cần mạnh hơn, cao hơn giải pháp đã có và tập trung vào 4 nhóm: Tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn dịch bệnh để mở lại nền kinh tế; Hỗ trợ DN, hợp tác xã và hộ kinh doanh vượt qua đại dịch; Kích cầu đầu tư và tiêu dùng; Hỗ trợ an sinh xã hội và đào tạo lại lao động. Hiện Dự thảo đưa ra quá nhiều giải pháp, cụ thể là 78 giải pháp chia thành 8 nhóm, nhưng lại chưa cụ thể và khả thi, chưa tập trung vào một chương trình có thời hạn 2-3 năm.
Liên quan đến phát triển kinh tế, ông có nhận định gì về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đã và đang được xây dựng, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công?
Dự thảo kế hoạch đưa ra nhiều chỉ tiêu đầy tham vọng như tốc độ tăng năng suất lao động tăng trên 6,5% hay sẽ có 1,5 triệu DN hoạt động vào năm 2025. Trong khi đó, từ nay đến 2025 có thêm 700.000 DN đăng ký mới đã là khó, mà 700.000 DN đang hoạt động lại càng khó. Dự thảo cũng đặt ra những chỉ tiêu “ta tự trói mình” như là giữ trần nợ công, khống chế bội chi ngân sách ở mức 3,7% GDP, trong khi muốn phục hồi tăng trưởng, muốn có tăng trưởng cao và đạt các mục tiêu khác thì chi tiêu công, nhất là đầu tư công trong 2021-2025 phải mở ra, phải tăng lên, tức là nên tăng bội chi, nới trần nợ công. Tựu trung lại, chúng ta đưa ra mục tiêu tham vọng nhưng lại thiếu những giải pháp cụ thể và mạnh mẽ. Tôi cho rằng, cần có một tư duy mới, cách làm mới với những giải pháp mạnh mẽ, cụ thể để kế hoạch tái cơ cấu lần này thành công.
Đối với tái cơ cấu đầu tư công, tôi cho rằng có ba việc cần lưu ý. Trước hết, cần xác định các tiêu chí rõ ràng, cụ thể, hợp lý về hiệu quả kinh tế - xã hội, các tiêu chí này được sử dụng thống nhất để lựa chọn và quyết định đầu tư, trong giám sát và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư… Cùng với đó, xác định được lĩnh vực, ngành ưu tiên đầu tư trong từng kế hoạch đầu tư công trung hạn. Cuối cùng, các ngành, địa phương có quyền chủ động trong công tác chuẩn bị đầu tư (tách ra khỏi quá trình đầu tư), chủ động nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn, tạo cho mình một kho dự án đạt mức tối thiểu về hiệu quả, từ đó, lần lượt lấy ra cái tốt nhất theo khả năng nguồn vốn để đầu tư.
Xin cảm ơn ông!
Theo Tạp chí Hải quan
Bài liên quan
#phục hồi kinh tế

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế
Chính phủ Việt Nam chủ trương cân bằng giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế vì thế các hoạt động hợp tác của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng được tiến hành phù hợp với các chủ trương này. Những ưu tiên hỗ trợ của JICA cho Việt Nam sẽ tập trung vào đối phó với dịch bệnh Covid-19 và phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch.

Thương mại thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phục hồi
Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc tiếp tục có dấu hiệu tích cực.

Ghi nhận phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu
Ghi nhận quý I năm 2021 phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I năm 2021 ước tính đạt 152,65 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước.

GDP quý III kỳ vọng tăng 2,5%, khả năng phục hồi kinh tế tốt hơn trong quý IV
Sản xuất và tiêu dùng tăng nhẹ, GDP quý III kỳ vọng ở mức 2,5%, với khả năng phục hồi kinh tế sẽ tốt hơn trong quý IV, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDS) dự báo trong Báo cáo Chiến lược đầu tư tháng 9 phát hành mới đây.

Phục hồi kinh tế sau dịch: Doanh nghiệp mong được “tiếp sức” nhiều hơn
Để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phục hồi sau dịch nhiều ý kiến cho rằng việc Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực và nhanh hơn cho DN.

Những "điểm sáng" giúp TQ phục hồi kinh tế trước những thách thức thời hậu COVID-19
Thị trường Trung Quốc thời hậu COVID-19 vẫn còn rất nhiều tiềm năng, một bài phân tích được đăng tải trên trang Channel News Asia nhận định.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
2 cách tiếp cận mới tại thị trường Bắc Âu
Bắc Âu là các nước nhỏ, nhưng có nền kinh tế mở, hiện đại, xuất nhập khẩu thường chiếm 50-60% GDP. Mặc dù dân số ít nhưng kim ngạch nhập khẩu của các nước Bắc Âu khá ấn tượng.
Cơ hội gia tăng xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ
Với nhiều lợi ích sức khỏe từ cà phê mang lại, xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán là sẽ thúc đẩy thị trường cà phê của Hoa Kỳ.
Nhiều tiềm năng từ thị trường xuất khẩu sản phẩm Halal
Việt Nam là một trong những quốc gia XK nông, thủy sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn, nhưng XK thực phẩm của các DN Việt Nam vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá.
Nhật Bản - thị trường khắt khe nhưng nhiều tiềm năng
Hiện nay một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến sản phẩm nước dừa, sữa dừa...
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Hiệp định RCEP là một hiệp định thương mại tự do giữa 15 quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương, hiệp định đã giúp châu Á chiếm ưu thế về nền kinh tế kỹ thuật số.
Tận dụng lợi thế của UKVFTA đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh
Cơ hội cho các mặt hàng gỗ, hạt điều và gạo thâm nhập vào thị trường Anh rất rộng mở, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực với rất nhiều ưu đãi dành cho những mặt hàng này.
Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu qua tại thị trường Bắc Âu
Hiệp định EVFTA đưa nhiều loại thuế đối với thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Bắc Âu về 0%. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các nước khác trong lĩnh vực này.
Cơ hội từ cuộc “khủng hoảng cơm gà” tại Singapore
“Khủng hoảng cơm gà" của Singapore bắt đầu khi thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob công bố ngừng xuất khẩu thịt gà sống sang Singapore từ tháng 6. Điều này đã khiến Singapore thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung gà tươi và phải chuyển sang dùng gà đông lạnh.
Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng trưởng mạnh
Nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và nhu cầu nhập khẩu cá ngừ của Mexico đang tăng cao sẽ giúp cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này thêm thuận lợi và phát triển.
Algeria ban hành những biện pháp mới về quản lý nhập khẩu
Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đã công bố danh mục hơn 400.000 sản phẩm địa phương đăng trên nền tảng kỹ thuật số để doanh nghiệp tra cứu.