Tuy nhiên, phiên đóng cửa ngày 16/2 và liên tiếp những ngày sau đó, VNZ quay đầu liên tục đà giảm và chốt phiên giao dịch 3/3 ở mức 900.000 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch 700.000 cổ phiếu. Như vậy, trung bình một cổ phiếu VNZ nhà đầu tư mua sở hữu, có thể đã thua lỗ 662.000 đồng, thị giá giảm gần một nửa so với đỉnh đạt được vào phiên mở cửa ngày 16/2. Trong quá khứ, năm 2019 quỹ Temasek (singapore) mua 355.820 cổ phiếu VNG với giá 1,861.800 đồng/cổ phiếu. 2021, Công ty Quản lý quỹ Mirae Asset đã chi 1.228 tỷ đồng mua cổ phiếu VNG ở mức giá 1,7 triệu đồng/cổ phiếu. Tính đến thời điểm này, 2 quỹ lần lượt thua lỗ 51,7% và 47%.
Về kết quả kinh doanh năm 2022
Năm 2022, dịch vụ trò chơi trực tuyến là mảng kinh doanh cốt lõi mang về 80% doanh thu cho VNG với các game như: Liên minh huyền thoại, Tốc Chiến, Võ lâm Truyền kỳ, PUBG Mobile. Tiếp theo là doanh thu từ dịch vụ quảng cáo trực tuyến như: Dịch vụ quảng cáo liên kết với các game, Zalo (10%); Doanh thu từ Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và Internet ZaloPay (5%); Doanh thu dịch vụ nhạc chờ và bản quyền bài hát: ZingMp3 (3%); Công nghệ xác nhận ID, cho thuê địa điểm (2%).
Doanh thu của VNG năm 2022 đạt 7,800 tỷ đồng tăng 2% gần như đi ngang so với năm 2021 do chưa tìm kiếm được các sản phẩm mới tung ra thị trường. Tình hình hoạt động có dấu hiệu đi xuống khi biên lợi nhuận gộp giảm xuống (giảm 3%), chi phí bán hàng tăng lên (tăng khoảng 15%).
Doanh thu của VNG phụ thuộc nhiều vào các game như: PUBG Mobile, Tốc chiến, Liên minh huyền thoại, tuy nhiên tuổi đời của các game không quá dài so với thời gian hoạt động của công ty. Hiện tại, các đầu game của VNG đã được nhiều năm và không còn được yêu thích, nếu VNG không có game mới thay thế, kèm theo thị trường game online nhiều cạnh tranh hơn trước dẫn đến khả năng trong tương lai sụt giảm doanh thu. Ứng dụng Zalo đã cơ bản bão hòa do số lượng người dùng lên tới 100 triệu người - tương đương dân số Việt Nam, nên khó có khả năng tăng trưởng cạnh tranh với các thương hiệu khác như: Telegram, Viber và đặc biệt là chính sách thu phí dẫn đến số lượng người sử dụng zalo có khả năng suy giảm. Lợi nhuận của VNG đang có xu hướng lỗ, cao hơn so với thời điểm đầu tư mạnh vào ứng dụng ZaloPay (lỗ ZaloPay tăng gấp đôi so với năm 2021). Hiệu quả hoạt động của VNG đang bị ảnh hưởng.
Về tình hình cân đối kế toán 31/12/2022
Tổng tài sản của VNG đạt 9,092 tỷ đồng giảm nhẹ so với cuối năm 2021, tập chung chủ yếu các khoản mục như:Tiền mặt - 2,615 tỷ đồng; Tài sản dở dang dài hạn - 1,038 tỷ đồng: Đây là khoản đầu tư phát triển Data Center của Tập đoàn để chuẩn bị cho các dự án trong tương lai và khoản đầu tư tài chính vào các các doanh nghiệp Fintech; thương mại điện tử - 1,484 tỷ đồng (tăng gấp 3.5 lần so với năm 2021), tuy nhiên hoạt động đầu tư của VNG chưa mang lại hiệu quả, các doanh nghiệp đầu tư đang trong giai đoạn bắt đầu và thua lỗ lớn (ví dụ TIKI lỗ toàn bộ khoản vốn VNG đã tham gia đầu tư).
Tổng nguồn vốn của VNG đạt 9,092 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả đạt 3,758 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 5,333 tỷ đồng. Hệ số nợ đạt 41% ở mức thấp, vay và nợ thuê tài chính chỉ ở mức - 450 tỷ đồng cho thấy khả năng tự chủ tài chính ở mức cao. Với khả năng cân đối tài chính như trên, VNG có khả năng chịu lỗ và cân đối tài chính trong khoảng 3-5 năm tiếp theo để tìm kiếm và phát triển các sản phẩm mới cho Tập đoàn.
Với tình hình hiện tại, hoạt động kinh doanh chính của VNG đang bão hòa và có xu hướng giảm sút. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh ngoài ngành cho các đơn vị mới chưa hiệu quả mang tính đầu tư mạo hiểm và rủi ro cao. TIKI và ZaloPay trong giai đoạn đầu tư lớn và lỗ nhiều. Giá trị cổ phiếu đang quá cao so với hiện tại và đang được định giá trong tương lai. Nếu VNG không tiếp tục ra các sản phẩm mới thành công và dòng vốn tiếp tục đổ về để gánh phần lỗ các năm tới dẫn đến hoạt động kinh doanh và dòng tiền của VNG sẽ bị ảnh hưởng tương đối lớn.
Quang Công