Công ty Cổ phần Sông Đà 12 lùi thời gian trả cổ tức 2011 lần 9

23:18 10/05/2023

Công ty Cổ phần Sông Đà 12 (UPCoM: S12) mới đây tiếp tục thông báo lùi thời gian trả cổ tức năm 2011 bằng tiền, đây là lần thay đổi thứ 9.

Công ty Cổ phần Sông Đà 12 (S12/UPCoM) mới đây tiếp tục thông báo lùi thời gian trả cổ tức năm 2011 bằng tiền. Đây là lần thay đổi thứ 9 và thời gian lùi cổ tức tận 2 năm.

Cụ thể, thời gian thanh toán cổ tức 2011 được điều chỉnh đến ngày 30/06/2025, tức lùi 2 năm so với thông báo chi trả cổ tức gần nhất.

Công ty Cổ phần Sông Đà 12 lùi thời gian trả cổ tức 2011 lần 9
Tòa nhà Sông Đà

Công ty cho biết lý do điều chỉnh là vì đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, có nhiều khoản nợ phải thu của các tổ chức, cá nhân chưa thu hồi được, do đó nguồn tiền để Công ty chi trả cổ tức 2021 chưa được đầy đủ.

Trước đó, Sông Đà 12 đã dời thời gian chi trả cổ tức năm 2011 từ ngày 30/06/2021 sang ngày 30/06/2023.

Về hoạt động kinh doanh, trong 9 năm từ 2014-2022, Công ty có 8 năm thua lỗ, ngoại trừ năm 2016 lãi ròng 269 triệu đồng.

Sông Đà tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, được cổ phần hóa cuối năm 2017. Tính tới 31/3/2022, Sông Đà có 12 công ty con và 11 công ty liên kết. Có 3 công ty con sở hữu trực tiếp, tỷ lệ sở hữu của Tổng công ty là 51%, 65% và 100%. Đối với 8 công ty con sở hữu gián tiếp, tỷ lệ lợi ích của Sông Đà đa phần dưới 50%, chỉ có 2 công ty có tỷ lệ lợi ích trên 50%. Vì vậy, Sông Đà ghi nhận 2.486,9 tỷ đồng lợi ích cổ đông không kiểm soát, chiếm 10,34% tổng nguồn vốn.

Thực tế, một số doanh nghiệp nhà nước lớn thành lập hệ thống công ty con, công ty liên kết để góp vốn thành lập pháp nhân mới và tiếp tục thành lập thêm các pháp nhân gián tiếp nhằm tiếp quản, khai thác tài sản cũng như thương hiệu công ty mẹ. Tình trạng này được nhìn nhận khó quản lý, khó kiểm soát dòng tiền góp vốn tại các đơn vị trung gian, thay vì trực tiếp đầu tư, dẫn tới hiệu quả sử dụng tài sản không cao, mà Sông Đà là một ví dụ.

Tuy nhiên, khi đấu giá, thoái vốn công ty con, công ty liên kết hoạt động yếu kém lại thường thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, vì các đơn vị này được cho là sở hữu nhiều tài sản có giá trị và chưa được khai thác hiệu quả dưới sự quản lý của công ty nhà nước.

PV (t/h)