Chủ nhật 13/07/2025 17:26
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Công nghệ giáo dục (edtech) - lĩnh vực có nhiều thương vụ đầu tư trong 3 tháng qua

01/10/2022 11:29
Thị trường startup Việt đã ghi nhận nhiều thương vụ đầu tư trong quý III, nổi bật trong đó là các thương vụ trong mảng công nghệ giáo dục (edtech).

Edupia: 14 triệu USD

Đầu tháng 9, Edupia – một startup công nghệ giáo dục của Việt Nam công bố huy động được 14 triệu USD trong vòng Series A do Jungle Ventures dẫn đầu. Vòng này còn có sự tham gia của eWTP Capital (một quỹ đầu tư mạo hiểm trực thuộc Alibaba và Ant Financial) và ThinkZone Ventures.

Khoản đầu tư này giúp tổng số vốn mà EDUPIA huy động được kể từ khi thành lập lên 16 triệu USD. Với số vốn này, công ty sẽ đầu tư vào công nghệ và sản phẩm, tuyển dụng nhân sự chất lượng cho các vị trí quan trọng và mở rộng thị trường sang các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Chiến lược của Edupia trong tương lai là tập trung xây dựng các sản phẩm dành cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12. Bên cạnh thế mạnh về tiếng Anh, Edupia đã và đang mở rộng sang các môn học khác như toán, lập trình… Công ty cũng luôn cập nhật các tính năng, cập nhật giải pháp công nghệ mới và mở rộng thị trường sang các quốc gia khác.

Nano Technologies: 6,4 triệu USD

Nano được đồng sáng lập bởi ông Đặng Việt Dũng (cựu CEO Uber Việt Nam) và ông Nguyễn Việt Thắng, vào đầu năm 2020

Nano được đồng sáng lập bởi ông Đặng Việt Dũng (cựu CEO Uber Việt Nam - bên phải) và ông Nguyễn Việt Thắng (bên trái), vào đầu năm 2020.

Nano Techlogies là công ty khởi nghiệp của Việt Nam cung cấp những giải pháp tiếp cận mô hình EWA, đã huy động thành công 6,4 triệu USD trong vòng Pre-Series A từ Openspace - nhà tài trợ ban đầu của Gojek, Kumu và Finhay.

Các nhà đầu tư mới tham gia bao gồm Partech Partners, Tekton Ventures, KVision, IT Farma và Sketchnote Partners.

Tham gia vòng gọi vốn này còn có các nhà đầu tư Golden Gate Ventures, FEBE Ventures, FJLabs, Venturra, TO Ventures, ACE & Company và Goodwater Capital.

Sau khi được tài trợ, Nano Technologies cho biết, đang tìm cách cung cấp một loạt các giải pháp hỗ trợ và mang lại lợi ích cho người lao động có thu nhập thấp, đồng thời trở thành nền tảng tài chính phù hợp với người dân trong nước.

Công ty cũng sẽ mở rộng các giải pháp để trở thành một nền tảng phúc lợi linh hoạt hoàn chỉnh cho người lao động có thu nhập thấp.

Mfast: 2,5 triệu USD

Ứng dụng dịch vụ tài chính MFast mới đây đã gọi vốn thành công 2,5 triệu USD do Quỹ đầu tư Ascend Vietnam Ventures dẫn dắt cùng với sự tham gia của Wavemaker Partners, và hai quỹ đầu tư ở vòng trước là Do Ventures và JAFCO Asia, nâng tổng số vốn huy động của công ty lên tới 4 triệu USD.

Với nguồn vốn này, MFast đang tích cực tìm kiếm nhân tài trong lĩnh vực công nghệ, marketing, và bán hàng nhằm nâng cấp nền tảng công nghệ sản phẩm, mở rộng mạng lưới đại lý, và phát triển mô hình kinh doanh mới.

Ngoài ra, MFast sẽ tiếp tục đầu tư phát triển hơn nữa hệ thống công nghệ và phân tích dữ liệu, nhằm xây dựng hồ sơ năng lực cho các cộng tác viên cũng như phát triển các hệ thống đánh giá, thẩm định chất lượng tín dụng khách hàng cuối.

Ứng dụng fintech MFast khởi nguồn từ nỗi trăn trở của hai nhà sáng lập Phan Thanh Long và Phan Thanh Vinh về thực trạng tại các khu vực nông thôn Việt Nam. Gần 70% dân số Việt Nam ở khu vực nông thôn còn gặp nhiều trở ngại về khi tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng cơ bản, các gói bảo hiểm hay vay vốn uy tín.

Azota: 2,4 triệu USD

Azota, nền tảng công nghệ giáo dục (EdTech) cho phép giáo viên tạo và chấm điểm các bài thi trực tuyến một cách hiệu quả, đã huy động 2,4 triệu USD trong vòng Pre-Series A do quỹ đầu tư GGV Capital dẫn dắt.

GGV Capital là quỹ đầu tư mạo hiểm quy mô toàn cầu có trụ sở chính tại Singapore quản lý 9,2 tỉ USD. Vòng gọi vốn còn có sự tham gia của quỹ Nextrans và nhà đầu tư vòng trước Do Ventures.

Azota cung cấp cho giáo viên giải pháp tạo và chấm bài thi tự động, công cụ giám sát thi trực tuyến, cùng hệ thống theo dõi kết quả học tập của học sinh theo thời gian thực.

Tất cả các kết quả học tập được lưu trữ và phân tích trên hệ thống của Azota, giúp cho việc quản lý của giáo viên và nhà trường trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.

Với nguồn vốn mới, Azota sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời giới thiệu nhiều tính năng mới để phục vụ tốt hơn nhu cầu của giáo viên. Mục tiêu của công ty là trở thành một hệ thống hỗ trợ giảng dạy toàn diện có thể tối ưu hóa phương pháp dạy học offline kết hợp online trong bối cảnh hậu Covid.

Coolmate: 2,3 triệu USD

Coolmate vừa nhận 2,3 triệu USD từ GSR Ventures, trở thành startup đầu tiên tại Việt Nam nhận vốn từ quỹ đầu tư quy mô 3 tỷ USD này.

Số vốn 2,3 triệu USD bao gồm cổ phần phát hành mới và từ các cổ đông hiện hữu. Tham gia vòng rót vốn này còn có quỹ nội địa Do Ventures. Coolmate cho biết sẽ dùng để hoàn thiện chuỗi cung ứng, từ việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu và công nghệ sản xuất mới, đến việc trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp quy mô lớn và đa dạng hơn.

Thành lập đầu năm 2019, Coolmate đi theo mô hình thương mại điện tử D2C (bán sản phẩm trực tiếp qua kênh trực tuyến), nhằm cắt giảm chi phí phân phối trong bán lẻ truyền thống. Sản phẩm của họ được sản xuất 100% tại Việt Nam.

Sau ba năm hoạt động, startup này cho biết doanh thu tăng gấp 3-4 lần mỗi năm. Hồi tháng 5, họ từng gọi được 2 triệu USD trong vòng rót vốn với sự dẫn dắt của Access Ventures cùng sự tham gia của Do Ventures, CyberAgent Capital, và DSG Consumer Partners.

Startup Tititada của nhà sáng lập Nguyễn Thị Hương Giang, cựu Giám đốc đầu tư Sovico vừa huy động 1,5 triệu USD từ Golden Gate Ventures.

Tititada cho phép người dùng đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết với số vốn chỉ từ 10.000 đồng (khoảng 0,4 USD)
Tititada cho phép người dùng đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết với số vốn chỉ từ 10.000 đồng (khoảng 0,4 USD).

Công ty cho biết, đợt huy động này đánh dấu khoản đầu tư Pre-seed lớn nhất cho một công ty khởi nghiệp fintech Việt Nam.

Tititada cho phép người dùng đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết với số vốn chỉ từ 10.000 đồng (khoảng 0,4 USD). Tên gọi của startup xuất phát từ câu tục ngữ “Tích tiểu thành đại”, mang ý nghĩa tích lũy nhiều khoản nhỏ sẽ thành một khoản lớn

Hiện Việt Nam đang được xem như một trung tâm khởi nghiệp của Đông Nam Á, cạnh tranh sòng phẳng với Indonesia và Singapore. Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy Việt Nam trở thành môi trường đầy tiềm năng cho Tititada bao gồm mức tăng trưởng doanh thu cao trong các lĩnh vực kỹ thuật số như fintech và thương mại điện tử, tăng chi tiêu của người tiêu dùng...

Bài liên quan
Tin bài khác
Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Theo báo cáo mới nhất từ Tracxn, trong 6 tháng đầu năm 2025, các startup fintech Đông Nam Á huy động được tổng cộng 776 triệu USD, tăng 31% so với nửa cuối năm 2024 nhưng vẫn giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đang xúc tiến thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm với nguồn vốn ban đầu từ ngân sách thành phố.
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025” để tìm ra những hạt nhân đổi mới trong hệ sinh thái nông nghiệp tương lai.
Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Startup TerraPower thông báo thành công huy động 650 triệu USD, với sự tham gia của Nvidia và Bill Gates, thúc đẩy năng lượng hạt nhân làm hạ tầng cho mô hình AI thế hệ mới.
Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds từ Israel đầu tư 20 triệu USD vào ứng dụng Việt, ưu tiên Android, iOS ngoài game, mở rộng thị trường và hỗ trợ lập trình viên vươn tầm quốc tế.
Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực không đảm bảo thành công tức thì, nhưng là nền móng bền vững giúp doanh nhân trẻ vượt qua thách thức khởi nghiệp.
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

Việc ThinkZone trực tiếp quản lý BK Fund cho thấy cam kết lớn nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của các cựu sinh viên Bách Khoa trong việc hỗ trợ, ươm tạo startup công nghệ đột phá.
Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Trong bối cảnh AI đang là cuộc đua công nghệ khốc liệt nhất thế giới, khoản đầu tư từ Meta vào Scale AI nếu hoàn tất không chỉ đơn thuần là một thương vụ rót vốn, mà còn giúp củng cố vị thế của Meta.
Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử bùng nổ sau đại dịch, mở ra cơ hội vàng cho giới trẻ Việt khởi nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau miền đất hứa ấy là muôn vàn thách thức.