Sản phẩm có cồn đầu tiên của Coca-Cola là một loại rượu sủi bọt soda. Trước đây loại đồ uống này đã từng được tung ra thị trường châu Mỹ Latinh và châu Âu, nhà phân tích công nghiệp ẩm thực Trung Quốc Zhu Danpeng tin rằng Coca-Cola đã nhìn thấy xu hướng đồ uống có độ cồn thấp đang trở nên phổ biến trong thế hệ người tiêu dùng Trung Quốc mới trong những năm gần đây. Ông cho biết: “Sự phát triển nhanh chóng của đồ uống vi sinh trong hai năm qua không thể tách rời tư duy và hành vi tiêu dùng của toàn bộ thế hệ mới của Trung Quốc. Họ là những người có nhu cầu khắt khe nhất định về thức uống cũng như mang tinh thần thượng lưu”.
Dữ liệu cho thấy, do chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, doanh số bán rượu toàn cầu giảm 6% vào năm 2020 và tiêu thụ đồ uống toàn cầu giảm khoảng 15,8 tỷ lít. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên quy mô được chỉ định trong ngành rượu của Trung Quốc hoàn thành doanh thu bán sản phẩm là 835,331 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2020, tăng 1,36% so với cùng kỳ năm trước; tổng lợi nhuận đạt 179,2 tỷ Nhân dân tệ, tăng 11,71% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, trước những thách thức to lớn do dịch bệnh, kết quả hoạt động của thị trường Trung Quốc đã trở thành một trong những điểm nhấn lớn nhất của Coca-Cola. Cho dù đó là quý 4 năm 2020 hay cả năm 2020, thị phần giá trị thị trường của Coca-Cola tại Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng ở tất cả các kênh bán hàng.
Với việc liên tục phát hiện tiềm năng của thị trường tiêu dùng, các công ty đa quốc gia cũng đang tích cực giới thiệu thương hiệu vào thị trường Trung Quốc. Lấy ví dụ như Hội chợ Hàng tiêu dùng Quốc tế Trung Quốc lần đầu tiên được tổ chức tại Hải Nam, Tập đoàn Shiseido của Nhật Bản đã mang đến triển lãm 13 thương hiệu, hai trong số đó đã chính thức ra mắt lần đầu tiên tại thị trường Trung Quốc; Nestlé mang đến 181 sản phẩm từ 15 quốc gia, trong đó , 29 sản phẩm lần đầu tiên có mặt tại Trung Quốc.
Theo Zhang Jianping, Phó Giám đốc Ủy ban Học thuật của Học viện Thương mại Trung Quốc, các thương hiệu quốc tế lạc quan về Trung Quốc, phản ánh sức hấp dẫn to lớn của thị trường tại đây: “Sau tháng 10 năm 2020, tổng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng của Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ, trở thành thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới. Thị trường bán lẻ này hiện đang thúc đẩy ngành ô tô toàn cầu ô tô, thiết bị gia dụng và nhiều mặt hàng tiêu dùng hàng ngày. Do đó, các công ty đa quốc gia như Coca-Cola rõ ràng đang ngày càng chú ý hơn đến thị trường Trung Quốc còn nhiều dư địa để phát triển thị trường tiềm năng”.
Như Mo Mengyan, Tham tán Thương mại của Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Trung Quốc, đã chỉ ra trong Hội chợ Người tiêu dùng, Thụy Sĩ, với tư cách là quốc gia khách mời như sau: “Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng nhạy cảm hơn với chất lượng, đó là lý do tại sao các thương hiệu Thụy Sĩ của chúng tôi tin rằng Hội chợ Người tiêu dùng là thời điểm tốt để các sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao của Thụy Sĩ thâm nhập thị trường Trung Quốc”.
Zhang Jianping cho rằng, khi một số lượng lớn các thương hiệu quốc tế cấp cao gia nhập thị trường Trung Quốc sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh quốc tế hơn cho các thương hiệu Trung Quốc, buộc các công ty Trung Quốc phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình: “Trước sức ép cạnh tranh, doanh nghiệp phải tìm cách tăng cường đầu tư cho R&D, nâng cao hàm lượng kỹ thuật và giá trị gia tăng của sản phẩm, đẩy nhanh việc xây dựng các thương hiệu độc lập và cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng vàdịch vụ tốt hơn”.
TL