Thứ tư 08/01/2025 20:59
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thị trường

Cơ hội và thách thức từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)

10/12/2020 16:43
Nhằm duy trì quan hệ thương mại với Vương quốc Anh sau khi rời khỏi EU (Brexit), sau một thời gian đàm phán, ngày 11/12, hai bên sẽ chính thức ký kết biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Kể từ 23h ngày 31 tháng 01 năm 2020, Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau 47 năm là thành viên, sau 1.317 ngày kể từ cuộc bỏ phiếu rời EU năm 2016. Trước đó, Anh đã đạt được thỏa thuận với EU về giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 21 tháng tính từ khi Anh rút khỏi EU vào 29 tháng 3 năm 2019 cho đến hết tháng 12 năm 2020. Theo đó trong giai đoạn chuyển tiếp, các FTA giữa EU và bên thứ ba, vẫn có hiệu lực đối với Anh trong giai đoạn này. Điều này cũng có nghĩa là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 sẽ có hiệu lực với Anh đến hết thời gian chuyển tiếp nói trên.

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương, các Bộ ngành liên quan của Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để hoàn tất quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do song phương với Anh trên cơ sở kế thừa Hiệp định EVFTA với những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo việc thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại được thông suốt. Trên cơ sở những nỗ lực đó, Việt Nam và Anh đã ký Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh từ đó hướng đến sớm ký kết chính thức Hiệp định này.

Cơ hội mang lại cho Việt Nam

Hiệp định UKVFTA được nhận định sẽ giúp giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu từ Anh vào Việt Nam. Về phía Việt Nam, với nền tảng là những cam kết tiến bộ, tiêu chuẩn cao của Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA được kỳ vọng sẽ tiếp nối động lực thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư của hai bên trong những năm tới. Những cơ hội và lợi ích lớn nhất tạo ra từ Hiệp định này phải kể đến là thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam.

Về thúc đẩy xuất khẩu, các ngành hàng xuất khẩu được hưởng lợi lớn từ Hiệp định UKVFTA là thủy hải sản, gạo, dệt may, gỗ, rau quả, da giày…

Đối với ngành thủy sản, năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang vương quốc Anh đạt 298,2 triệu đô la Mỹ, chiếm 6,7% tổng kim ngạch nhập khẩu ngành hàng này của Anh. Với Hiệp định UKVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) nhập khẩu vào Anh được giảm từ mức thuế cơ bản 10-20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các nhóm hàng có lợi thế sớm nhất trong nhóm thủy, hải sản là tôm và một số loại cá (cá tra). Theo đó, những ngành chế biến tôm và cá tra sẽ có cơ hội thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu cũng như có triển vọng thu hút đầu tư để tận dụng các cam kết này.

Xuất khẩu thủy sản có nhiều cơ hội sang thị trường Anh.
Xuất khẩu thủy sản có nhiều cơ hội sang thị trường Anh..

Đối với ngành dệt may, dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định. Về sản lượng, nhìn chung EVFTA có tác động tích cực tới sản lượng với tốc độ tăng 6% (với ngành dệt) và 14% (với ngành may) vào năm 2030. Do đó, những lợi ích này cũng sẽ nhìn thấy được từ thị trường Anh thông qua Hiệp định UKVFTA. Hiện tại, xuất khẩu của ngành dệt may của Việt Nam sang Anh chỉ chiếm 2.77% tổng lượng nhập khẩu vào thị trường Anh. Do đó ngành này vẫn còn dư địa rất lớn để phát triển và gia tăng kim ngạch. Ngoài ra, với những cam kết về cộng gộp đối với nguyên liệu vải từ Hàn Quốc và EU sẽ giúp các sản phẩm dệt may sẽ thúc đẩy mở rộng nguồn cung nguyên liệu trong ngành này để tận hưởng ưu đãi, tránh bị phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.

Đối với mặt hàng gạo, Anh là thị trường xuất khẩu gạo rất tiềm năng cho Việt Nam với những cam kết từ Hiệp định UKVFTA. Năm 2019, xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Anh đã có bước nhảy vọt với mức tăng trưởng kim ngạch lên đến 376% so với năm 2018. Với những cơ hội mang lại từ Hiệp định này, gạo xuất xứ từ Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Ngoài ra, Anh còn cam kết sẽ rà soát nâng lượng hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với mặt hàng gạo của Việt Nam sau 3 năm kể từ ngày UKVFTA có hiệu lực. Đây cũng sẽ là cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu gạo vào thị trường này.

Trong UKVFTA, bên cạnh gạo, Anh còn cam kết bổ sung về lượng TRQ đối với hơn 10 mặt hàng khác như trứng, tỏi, ngô ngọt, tinh bột sắn, surimi v.v... Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi Vương quốc Anh là một trong những thị trường nhập khẩu tiềm năng các mặt hàng ta được hưởng ưu đãi TRQ (ví dụ như gạo, tinh bột sắn, surimi).

Đối với ngành gỗ, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu lớn đồ gỗ và nội thất vào Anh, cụ thể năm 2019 là nước XK gỗ nhiều thứ 6 vào thị trường Anh với giá trị xuất khẩu 421.832.000 USD, chiếm 3,6% thị phần nhập khẩu ngành hàng gỗ của Anh. Với Hiệp định UKVFTA, nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ có thuế suất về 0% trong vòng 5 năm (gỗ nguyên liệu hiện có thuế suất 2-10%). Do đó, ngành gỗ của Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định này.

Đối với mặt hàng rau quả, Hiệp định UKVFTA khi có hiệu lực sẽ xóa bỏ ngay 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả, trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa… Với nhu cầu nhập khẩu rau quả lớn cũng như thị hiếu tiêu dùng của người dân Anh đối với các loại sản phẩm hoa quả nhiệt đới, trong thời gian tới, ngành xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường Anh một cách thuận lợi hơn và thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, nhu cầu nông sản, thực phẩm, sản phẩm điện tử (máy tính, thiết bị internet), đồ vệ sinh, đồ bảo hộ cá nhân, thiết bị y tế (máy thở, máy lọc máu), dụng cụ xét nghiệm, đồ bảo hộ bệnh viện (găng tay nitrate, khẩu trang, quần áo cho nhân viên y tế và bệnh nhân) của thị trường Anh có xu hướng gia tăng. Do đó, kết hợp với những cơ hội về tiếp cận thị trường từ Hiệp định UKVFTA, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Anh sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.

Ngoài ra, những cam kết về dịch vụ - đầu tư, mua sắm chính phủ cũng như những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh vực cụ thể cũng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của Anh tiếp cận được thuận lợi hơn thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, đồng thời giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ Anh trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng và năng lượng sạch. Bên cạnh đó, những cơ hội về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, thuận lợi hóa cũng như cải cách thể chế sẽ tiếp tục được cộng hưởng từ Hiệp định EVFTA khi triển khai thực thi Hiệp định UKVFTA.

Thách thức đặt ra từ Hiệp định

Bên cạnh những cơ hội về thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng nguồn cung hàng hóa, Hiệp định UKFVTA cũng đặt ra những thách thức nhất định trong việc tận dụng cam kết cũng như sức ép đối với thị trường trong nước.

Những cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho Anh sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ trong nước, đặc biệt là trong những ngành Anh có thế mạnh như dịch vụ tài chính, dược phẩm, các mặt hàng hóa chất…

Thách thức đến từ việc nhiều mặt hàng, ví dụ như hàng dệt may. Mặc dù Hiệp định tạo thuận lợi trong việc mở rộng nguồn cung trong các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định UKVFTA, nhưng do nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN, do đó trong thời gian tới, cần chuyển hướng nhập khẩu nguồn nguyên liệu trong ngành này để tận dụng được những cơ hội từ các cam kết của Hiệp định.

Những cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho Anh sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ trong nước
Những cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho Anh sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ trong nước.

Rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía Anh là rất chặt chẽ. Điển hình như với nông sản, dù UKVFTA kế thừa những ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt trong Hiệp định EVFTA nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả... vẫn vấp phải những hạn chế do thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế.

Hiệp định UKVFTA bao gồm các cam kết “phi truyền thống” về lĩnh vực lao động, môi trường. Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về tiền lương tối thiểu, thời gian làm việc và an toàn vệ sinh lao động, lao động trẻ em, bảo vệ môi trường … phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhưng trên thực tế có một số doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm. Điều này có thể dẫn tới hậu quả là có rủi ro cả ngành sản xuất sẽ không được hưởng ưu đãi từ vi phạm của một thiểu số doanh nghiệp. Do đó trong quá trình thực thi, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý các cam kết này.

Bảo Bảo

Tin bài khác
Đồng Nai ban hành chương trình xúc tiến thương mại năm 2025

Đồng Nai ban hành chương trình xúc tiến thương mại năm 2025

Chương trình xúc tiến thương mại Đồng Nai năm 2025 sẽ bao gồm hàng loạt các hoạt động như tổ chức hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh, kết nối giao thương quốc tế.
Doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Âu - Mỹ đối mặt nhiều thách thức

Doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Âu - Mỹ đối mặt nhiều thách thức

Năm 2025 sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu vì những diễn biến phức tạp trên thị trường quốc tế và trong nước.
Cơ hội cho gỗ Việt Nam từ xu hướng mua sắm “xanh” của các thị trường lớn

Cơ hội cho gỗ Việt Nam từ xu hướng mua sắm “xanh” của các thị trường lớn

Năm 2025, ngành gỗ Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu và các xu hướng tiêu dùng bền vững của những thị trường lớn.
Hàng Việt Nam chất lượng cao chinh phục thị trường Mỹ trên Amazon

Hàng Việt Nam chất lượng cao chinh phục thị trường Mỹ trên Amazon

“Quyết định mở rộng thị trường với Amazon là một sự thay đổi lớn. Nhìn lại những gì đã đạt được, việc dám thử là hoàn toàn xứng đáng”. Đó là lời khẳng định của Tony Lee và và Robert Đặng, hai đại diện đến từ Kunjek, một trong các doanh nghiệp cơ kim khí gia dụng hàng đầu từ Việt Nam trên Amazon.
Cơ hội làm giàu cho người nông dân từ trái dừa

Cơ hội làm giàu cho người nông dân từ trái dừa

Năm 2024 trở thành cột mốc quan trọng đối với trái dừa Việt Nam, khi nông sản này chính thức gia nhập câu lạc bộ tỷ đô, sánh vai cùng những "ngôi sao" như sầu riêng, tiêu và vải thiều.
Bắc Giang: Huyện Lục Nam đẩy mạnh kết nối cung – cầu cho sản phẩm OCOP

Bắc Giang: Huyện Lục Nam đẩy mạnh kết nối cung – cầu cho sản phẩm OCOP

Huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và trở thành chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Hà Nội: Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024 chính thức được khai mạc

Hà Nội: Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024 chính thức được khai mạc

Tối 19/12, đã diễn ra Lễ khai mạc chương trình Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024 tại Quảng trường La Mã, Khu đô thị An Bình City, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hà Nội: Sắp diễn ra Lễ hội mua sắm 2024 tại Sóc Sơn

Hà Nội: Sắp diễn ra Lễ hội mua sắm 2024 tại Sóc Sơn

Từ ngày 20 – 24/12, sẽ diễn ra Lễ hội mua sắm 2024 nhằm quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.
TP. Hồ Chí Minh: 500 nhãn hàng hiệu giảm giá đến 80% tại City sale đợt 2

TP. Hồ Chí Minh: 500 nhãn hàng hiệu giảm giá đến 80% tại City sale đợt 2

Nhằm kích cầu tiêu dùng cuối năm, sự kiện khuyến mãi hàng hiệu có khoảng 500 nhãn hàng tham gia giảm giá đến 80% với voucher hàng tỷ đồng được tặng trực tiếp tại các điểm bán hàng.
Khởi động đăng ký Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com giai đoạn 2025-2026

Khởi động đăng ký Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com giai đoạn 2025-2026

Alibaba.com - nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu dành cho doanh nghiệp (B2B) chính thức khởi động quy trình tuyển chọn, cho phép các nhà bán hàng đăng ký Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com giai đoạn 2025-2026
Triển lãm Quốc tế Café Show, Trà Viet Nam 2025

Triển lãm Quốc tế Café Show, Trà Viet Nam 2025

Ngày 17-19/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm & hội nghị Sài Gòn SECC, TPHCM sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam - Café Show, Trà Viet Nam 2025.
ITPC tổ chức nhiều sự kiện thương mại thúc đẩy tiêu dùng

ITPC tổ chức nhiều sự kiện thương mại thúc đẩy tiêu dùng

Hàng loạt sự kiện xúc tiến thương mại, giao thương kinh tế được Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức nhằm đưa các sản phẩm OCOP, làng nghề, hàng thực phẩm đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tây Ninh: Hơn 200 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền và sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Nam Bộ

Tây Ninh: Hơn 200 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền và sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Nam Bộ

Hội chợ do Sở Công Thương Tây Ninh tổ chức từ 12 - 16/12/2024, tại số 436, đường 30/4, khu phố 3, phường 3, thành phố Tây Ninh (Khách sạn Hòa Bình cũ).
Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)

Ngày 9/12, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình hợp tác giữa doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).
Khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn 2024: Nhiều chủ đề hấp dẫn

Khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn 2024: Nhiều chủ đề hấp dẫn

Hội nghị đặt mục tiêu xác định những thách thức và cơ hội trong phát triển du lịch nông thôn, đồng thời xây dựng các chính sách hướng tới sự bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa, tạo sinh kế cho cộng đồng.