Chuyên gia phân tích: Mỹ cần chính sách thương mại rõ ràng trong tham vọng CPTPP đầy thách thức của Trung Quốc

10:42 22/09/2021

Brian Klein, nhà kinh tế chiến lược và địa chính trị kiêm tác giả bài viết đã chỉ ra tại sao Mỹ cần một chính sách thương mại rõ ràng khi Trung Quốc tuyên bố tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: Craig Stephens)

Trung Quốc đã có những bước tiến mới trong thương mại khu vực vào tuần trước khi Bắc Kinh có ý định tham gia CPTPP. Tuy nhiên những tin tức này hầu hết không xuất hiện trên các mặt báo của Hoa Kỳ, phía Nhà Trắng cũng gạt bỏ những lo ngại Washington đang tụt hậu so với đối thủ kinh tế là Trung Quốc. Đây quả thực là một vấn đề đối với chính quyền Biden khi chưa đưa ra chính sách thương mại rõ ràng sau chín tháng cầm quyền. Các chính sách trong nước vẫn tập trung vào phục hồi sản xuất nội địa Mỹ nhưng thực tế cho thấy không thể bỏ qua các hiệp định thương mại.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang hướng tới tư cách thành viên của một trong những hiệp định thương mại lớn nhất toàn cầu mà không cần lo ngại sự xuất hiện của Mỹ. Mọi yếu tố kinh tế đều chịu ảnh hưởng từ sự tham gia vào các cơ chế và phần còn lại của thế giới. Không công cuộc ngoại giao nào có thể thay thế sức mạnh thương mại làm nền tảng cho các mối quan hệ chính trị. Như vậy, nếu tiếp tục xu hướng hiện tại, các quốc gia trên khắp châu Á sẽ trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường của Trung Quốc. Không ai có thể trách họ theo đuổi lợi ích kinh tế riêng hơn lý tưởng của một đất nước cách xa nửa vòng trái đất.

Trở lại Mỹ, các công đoàn hiển nhiên vui mừng khi chính quyền Biden coi trọng lợi ích của người lao động nhưng thiếu chính sách thương mại cũng sẽ khiến người Mỹ phải trả giá. Điều này kéo theo hạn chế khả năng tiếp cận các thị trường đang phát triển và giảm chi phí cho hàng hóa nhập khẩu. Không còn nghi ngờ gì nữa, các hiệp định thương mại trước đây đã gây tổn hại cho người lao động Mỹ khi lượng lớn việc làm chuyển sang các thị trường lao động rẻ hơn. Lẽ dĩ nhiên chỉ riêng những lo ngại này không nên trở thành lý do cản trở các chính sách tiến bộ khuyến khích đào tạo, bảo vệ người lao động và môi trường nhưng những mập mờ trong chính sách đối nội đối ngoại sẽ làm những yếu tố trên tự loại trừ lẫn nhau.

Một số bài phát biểu và thông báo chính sách gần đây cho thấy, Nhà Trắng vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng để cải thiện quan hệ kinh tế ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong cuộc họp giao ban tại Nhà Trắng ngày 16 tháng 9, thư ký Jen Psaki khi được hỏi về việc Trung Quốc tham gia hiệp ước thương mại đã trả lời như sau: “Tất nhiên, chúng tôi đang xem xét một loạt các lựa chọn để xây dựng các mối quan hệ đối tác kinh tế mạnh mẽ hơn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương... Thương mại không phải là duy nhất. Có nhiều cách mà chúng tôi có thể tạo ra những mối quan hệ đối tác đó”. Nhưng cô không đưa ra bất kỳ đề xuất cụ thể nào.

Vài ngày trước đó, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã công bố một bản ghi nhớ đáng chú ý về cuộc họp của các Bộ trưởng kinh tế ASEAN. Trong đó, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai “nhấn mạnh cam kết của chính quyền Biden-Harris trong việc tăng cường mối quan hệ kinh tế và thương mại Hoa Kỳ-ASEAN, được củng cố bởi Thoả thuận Khung về Đầu tư và Thương mại Hoa Kỳ-ASEAN”. Thỏa thuận này có từ năm 2006. Đây là một trong những loại văn bản chính sách thương mại yếu nhất vì những tuyên bố lỏng lẻo này chỉ đơn thuần thiết lập một khuôn khổ quan liêu cho các cuộc đàm phán mà không cam kết thực chất. Cuối cùng, chuyến công du gần đây của Phó Tổng thống Kamala Harris tới khu vực này cho biết, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Singapore hỗ trợ 4 triệu việc làm cho nước Mỹ với gần 2 nghìn tỷ đô la thương mại song phương. Sau đó, bà tiếp tục liệt kê các lợi ích chung, quan hệ đối tác và làm việc cùng nhau ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương theo các thuật ngữ trừu tượng, một lần nữa không có đề xuất cụ thể.

Nếu Trung Quốc gia nhập CPTPP, nước này sẽ tăng cường hơn nữa các mối quan hệ thương mại đối với các nước vốn đã phụ thuộc kinh tế đáng kể vào Trung Quốc. Trong khi điều này mang lại cho Bắc Kinh đòn bẩy chính trị lớn hơn nữa, ví dụ, chặn nhập khẩu than và thịt bò từ Úc còn Mỹ không có bất kỳ sự thay thế nào. Washington đang phung phí một trong những tài sản quốc tế có giá trị nhất - một thị trường công bằng và dễ tiếp cận. Gia tăng thương mại với Mỹ sẽ là một lợi ích được đánh giá cao đối với nhiều quốc gia trong số này, đặc biệt do Mỹ hiếm khi áp dụng các biện pháp trừng phạt chính trị như Trung Quốc. Các trường hợp ngoại lệ bao gồm các quốc gia như Triều Tiên và những nước đang trải qua các cuộc đảo chính quân sự.

Nếu Hoa Kỳ không cải thiện các cơ hội, hoạt động kinh tế sẽ chuyển sang các thị trường dễ tiếp cận hơn. CPTPP giảm thuế đối với nhiều loại hàng hóa sẽ mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong toàn khu vực. Đồng thời cũng có thể có lợi cho Mỹ. Ngoài những tác động địa chính trị này, các chính sách thương mại tiến bộ sẽ thực sự giúp chính quyền Biden đạt được các mục tiêu xây dựng nước Mỹ. Chẳng hạn như đặt mục tiêu chính sách “thiết lập các chương trình tài trợ và khuyến khích cho chính quyền bang và địa phương và khu vực tư nhân để xây dựng mạng lưới quốc gia gồm 500.000 bộ sạc EV vào năm 2030”. Lý tưởng có thể đạt được một phần thông qua giảm thuế nhập khẩu các linh kiện quan trọng và nguồn cung ứng đa dạng cho các bộ sạc xe điện. Một mục tiêu quan trọng khác là đảm bảo chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ. Việc gia tăng thương mại với nhiều quốc gia trên nhiều loại hàng hóa khác nhau là lợi thế khó thể so bì. Để Hoa Kỳ phục hồi vượt bậc, Washington cũng cần thiết lập chặt chẽ và tham gia vào phần còn lại của thế giới nếu không muốn những lợi thế hữu hình bị mất vào tay Trung Quốc.

TL