Thứ ba 26/11/2024 22:38
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Chính phủ giao Bộ Tư pháp nghiên cứu “cơ chế thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội”

07/04/2021 06:33
Đây là động thái nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản, trong đó có các vụ án tham nhũng, kinh tế...

Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp

Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho hay, trong những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, gắn liền với các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhờ đó, thời gian qua, công tác này đã có chuyển biến mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự, hành chính Đỗ Đức Hiển

Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự, hành chính Đỗ Đức Hiển.

Tuy vậy, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trong đó có vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức, tỉ lệ thu hồi tài sản chưa cao.

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ ra rằng “tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp”.

Ông Đỗ Đức Hiển - Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự, hành chính (Bộ Tư pháp) cho biết: Một trong những thách thức chính hiện nay trong công tác tịch thu tài sản liên quan đến tội phạm nói chung, tài sản tham nhũng nói riêng là việc xác minh, thu thập chứng cứ và chứng minh mối liên hệ giữa tài sản và hành vi phạm tội. Đây là công việc đặc biệt khó khăn không chỉ đối với các cơ quan tư pháp của nước ta mà còn của hầu hết các quốc gia. Trong khi đó, những biện pháp tịch thu tài sản theo thủ tục tố tụng hình sự truyền thống (nghĩa là phải chờ đến khi có bản án, quyết định của Tòa án) sẽ khó tránh khỏi việc thất thoát tiền, tài sản do người phạm tội đã nhanh chóng che giấu, tẩu tán hoặc tẩy rửa, khiến cho công tác thu hồi tài sản ngày càng khó khăn hơn.

Ông Hiển cũng cho biết, thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có Khuyến nghị số 4 của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) yêu cầu các quốc gia thành viên xem xét áp dụng các biện pháp cho phép các tài sản hoặc công cụ có liên quan tới tội phạm bị tịch thu mà không cần phải có bản án hình sự hoặc yêu cầu người phạm tội phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tài sản; Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng khuyến nghị các quốc gia “xem xét tiến hành các biện pháp cần thiết cho phép tịch thu tài sản mà chưa có bản án hình sự trong trường hợp không thể truy tố người vi phạm vì họ chết, lẩn trốn, vắng mặt, hoặc trong trường hợp thích hợp khác ” (khoản 1 Điều 54).

Do đó, ngày 30/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 474/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020, trong đó giao Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu đề xuất xây dựng quy định biện pháp tịch thu tài sản không thông qua thủ tục kết tội, buộc đối tượng tình nghi phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tài sản và đề xuất sửa đổi quy định có liên quan trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật Phòng, chống tham nhũng”.

Lập Tờ trình và Báo cáo nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ

Nhằm triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch, đồng thời thành lập Tổ công tác liên ngành với sự tham gia của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực hiện nghiên cứu này.

Với các vụ án về tham nhũng, quy định về kê biên tài sản đối với bị can, bị cáo là quy định không bắt buộc
Với các vụ án về tham nhũng, quy định về kê biên tài sản đối với bị can, bị cáo là quy định không bắt buộc. (Ảnh: minh họa)

Ngày 25/02/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Tờ trình và Báo cáo nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Báo cáo nghiên cứu của Bộ Tư pháp tập trung đánh giá về cơ chế thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội của một số quốc gia; pháp luật hiện hành của Việt Nam về tịch thu tài sản, nghĩa vụ chứng minh và các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế trong hoạt động tố tụng, thi hành án cũng như thực tiễn công tác thu hồi tài sản và trên cơ sở đánh giá những thuận lợi, khó khăn, thách thức đề xuất bước đi tiếp theo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tịch thu tài sản không qua thủ tục kết tội là một cơ chế hiệu quả được nhiều quốc gia áp dụng với nhiều cách thức, biện pháp khác nhau và điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng rõ ràng.

Tại Mỹ, quốc gia này quy định về tịch thu dân sự tại Bộ luật Hình sự; bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự, Luật Hải quan (năm 1990) của nước này còn quy định tịch thu hành chính đối với tiền không xác minh được nguồn gốc hợp pháp.

Thái Lan cũng đã ban hành đạo luật Chống rửa tiền vào năm 1999 quy định biện pháp tịch thu tài sản dân sự thông qua cơ chế giám sát các giao dịch và đạo luật cơ bản về chống tham nhũng năm 1999 quy định cơ chế tịch thu tài sản đối với công chức giàu có bất thường.

Ngoài ra, tại Australia, từ năm 2002 quốc gia này đã ban hành đạo luật Tài sản phạm tội trong đó quy định cơ chế tịch thu dân sự và tịch thu tài sản không giải thích được nguồn gốc (không cần chứng minh tội phạm nguồn).

Các cơ chế thu hồi tài sản nêu trên cũng có thể xem là giải pháp quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác thu hồi tiền, tài sản, phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống tham nhũng.

Phải có sự đồng bộ với các cơ chế, thiết chế khác

Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự, hành chính Đỗ Đức Hiển thông tin thêm về những những khó khăn khi thực hiện cơ chế này.

Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy, tịch thu tài sản không qua thủ tục kết tội là biện pháp phức tạp, nhạy cảm vì có thể ảnh hưởng đến một số quyền con người, quyền công dân; liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan, tổ chức; đòi hỏi phải có sự đồng bộ với các cơ chế, thiết chế khác như kiểm soát tài sản, thu nhập, kiểm soát giao dịch, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, phòng, chống rửa tiền.

Đồng thời, cơ chế này cũng liên quan đến nhiều đạo luật khác nhau và đặt ra yêu cầu rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật hiện hành, trong đó có các đạo luật như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thanh tra, Luật Phòng chống rửa tiền, các luật về tổ chức bộ máy các cơ quan tố tụng…

“Bộ Tư pháp cũng nhận thấy rằng, việc nghiên cứu, đề xuất quy định cơ chế thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội cần phải hết sức thận trọng, kỹ lưỡng cả về lý luận và thực tiễn cũng như đòi hỏi phải đánh giá toàn diện về pháp luật, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực thực hiện để chuẩn bị các phương án, điều kiện cần thiết”, ông Đỗ Đức Hiển nhấn mạnh.

Ngày 31/03/2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng đã chỉ đạo giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sâu sắc toàn diện về khả năng xây dựng cơ chế tịch thu tài sản không qua thủ tục kết tội và đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật có liên quan, với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thu hồi tài sản, đặc biệt tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, rửa tiền, đồng thời bảo đảm phù hợp lộ trình đánh giá đa phương về phòng, chống rửa tiền trong giai đoạn tiếp theo của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố đối với Việt Nam.

Trong đó tập trung vào các cơ chế như: Tịch thu tài sản qua thủ tục tố tụng dân sự trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức mà phát hiện có nguồn tiền, tài sản kê khai không trung thực và không giải trình được nguồn gốc; tịch thu tài sản qua thủ tục tố tụng dân sự trong quá trình kiểm soát các giao dịch đáng ngờ mà phát hiện giao dịch của cá nhân thuộc danh sách đen hoặc có căn cứ liên quan đến tội phạm; tịch thu tài sản qua thủ tục dân sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Đáng chú ý, Bộ Tư pháp đang nghiên cứu các cơ chế tịch thu tài sản không qua thủ tục kết tội như: Tịch thu tài sản qua thủ tục dân sự trong quá trình kiểm soát giao dịch đáng ngờ mà phát hiện giao dịch của cá nhân thuộc danh sách đen hoặc có căn cứ cho rằng liên quan đến tội phạm.

Tịch thu tài sản qua thủ tục dân sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nếu cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện có tài sản bất thường, có khả năng và có cơ sở cho rằng liên quan đến tội phạm nhưng không thể khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người được cho là chủ sở hữu tài sản đó do đã chết, lẩn trốn…

Tịch thu tài sản qua thủ tục dân sự trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức mà phát hiện nguồn tiền, tài sản, thu nhập chưa được kê khai, kê khai không trung thực, không giải trình được nguồn gốc.

Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cơ chế này.

Hà An (Nguồn: http://baochinhphu.vn)

Tin bài khác
Những điều doanh nghiệp cần biết về “kế hoạch thanh tra năm 2025”

Những điều doanh nghiệp cần biết về “kế hoạch thanh tra năm 2025”

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành văn bản về định hướng kế hoạch thanh tra năm 2025. Trong đó, có những điểm rất quan trọng mà doanh nghiệp cần biết…
Nghệ An: Công ty Cổ phần 412 bị xử phạt 165 triệu đồng do chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT cho lao động

Nghệ An: Công ty Cổ phần 412 bị xử phạt 165 triệu đồng do chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT cho lao động

UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần 412 với tổng số tiền phạt 165 triệu đồng do chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT cho 52 lao động…
Sẽ có mức giảm trừ gia cảnh mới cho thuế thu nhập cá nhân?

Sẽ có mức giảm trừ gia cảnh mới cho thuế thu nhập cá nhân?

Bộ Tài chính cho rằng, quy định về giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế thu nhập cá nhân đảm bảo nguyên tắc cá nhân cần phải có một mức thu nhập nhất định.
Cấp bảo hộ

Cấp bảo hộ 'trùng tên': Cục Sở hữu trí tuệ cần rà soát lại quyết định với nhãn hiệu Việt Thắng Lợi

Vấn đề sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp ngày càng trở thành trọng tâm trong môi trường kinh doanh ngày nay, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng và sự cần thiết của bảo hộ nhãn hiệu.
3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt vì thông tin gây hiểu lầm

3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt vì thông tin gây hiểu lầm

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, cả 3 doanh nghiệp này đều phải cải chính công khai thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng liên quan đến sản phẩm của mình.
TP. Hồ Chí Minh tăng cường kiểm soát các đơn vị sản xuất, kinh doanh chất độc Xyanua

TP. Hồ Chí Minh tăng cường kiểm soát các đơn vị sản xuất, kinh doanh chất độc Xyanua

TP. Hồ Chí Minh đã khởi tố 6 vụ án/31 bị can về tội "Mua bán trái phép chất độc" quy định tại điều 311 BLHS, thu giữ hơn 9.700 kg xyanua... Hiện, vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Hà Nội: Chính sách mới về đấu giá đất, những điều doanh nghiệp cần biết

Hà Nội: Chính sách mới về đấu giá đất, những điều doanh nghiệp cần biết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký 2 quyết định ban hành liên quan đến đấu giá QSDĐ. Đây cũng là những điều doanh nghiệp cần biết về chính sách mới của Hà Nội.
AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn gây thiệt hại hơn 340 tỷ đồng trong 5 vụ án

AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn gây thiệt hại hơn 340 tỷ đồng trong 5 vụ án

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và đồng phạm gây thiệt hại hơn 340 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước qua 5 vụ án liên quan đến đấu thầu và hối lộ tại các dự án lớn.
EVNSPC đưa ra cảnh báo thủ đoạn mới giả mạo ứng dụng CSKH, lừa đảo khách hàng

EVNSPC đưa ra cảnh báo thủ đoạn mới giả mạo ứng dụng CSKH, lừa đảo khách hàng

Hiện nay, trên mạng internet đã xuất hiện thủ đoạn mới, tinh vi hơn giả mạo nền tảng tải app của Google Play nhằm lừa khách hàng tải ứng dụng mạo danh App CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử dụng điện tại khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.​
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo đăng kiểm xe tại Vĩnh Phúc

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo đăng kiểm xe tại Vĩnh Phúc

Sở Giao thông Vận tải Vĩnh Phúc cảnh báo về chiêu trò lừa đảo liên quan đến đăng kiểm xe cơ giới, yêu cầu người dân cảnh giác và không chuyển tiền theo yêu cầu.
Thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm tại dự thảo Luật Việc làm sửa đổi

Thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm tại dự thảo Luật Việc làm sửa đổi

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) sắp được trình lên để thông qua tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (tháng 5/2025) đã đề xuất những hành vi bị nghiêm cấm.
Cảnh báo  giả mạo bán vé máy bay Tết 2025, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo giả mạo bán vé máy bay Tết 2025, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các đối tượng mạo danh là đại lý vé cấp 1, dụ dỗ khách hàng bằng các chiêu trò như cung cấp mã đặt chỗ làm tin và yêu cầu thanh toán vé máy bay Tết để giữ chỗ.
Hà Nội cắt điện, nước 8 loại công trình vi phạm

Hà Nội cắt điện, nước 8 loại công trình vi phạm

Quyết định về việc cắt điện, nước phải được gửi cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước và tổ chức, cá nhân có công trình vi phạm trong 1 ngày.
Thông tư 02: Khó khăn và cơ hội trước thềm hết hiệu lực

Thông tư 02: Khó khăn và cơ hội trước thềm hết hiệu lực

Với Thông tư 02 sắp hết hiệu lực vào cuối năm 2024, hàng triệu doanh nghiệp và cá nhân vẫn đang chờ đợi chính sách mới, nên nợ xấu của các ngân hàng gia tăng.
Bộ Tài chính bãi bỏ nhiều Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Bộ Tài chính bãi bỏ nhiều Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Bộ Tài chính đã bãi bỏ Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình thủ tục công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp.