
Chiến lược Vinfast tại châu Âu: Luôn kiếm tìm những người giỏi nhất
Mới đây, tờ báo Ouest France đã có dịp phỏng vấn ông Jean-Christophe Mercier, cựu Giám đốc Nissan và là tân Phó Chủ tịch VinFast tại châu Âu về chiến lược của hãng xe Việt tại những thị trường mới này.

Vào thời điểm các nhà sản xuất truyền thống đang phải đối mặt với những thách thức của ngành công nghiệp ô tô, thì VinFast lại một mình một đường, chân ướt chân ráo khởi nghiệp, theo ông đó có phải là một rủi ro?
Tôi không cho là vậy. Hoàn cảnh đã thay đổi. Điện khí hoá giúp các thương hiệu non trẻ gia nhập thị trường mới dễ dàng hơn. Những tiến bộ công nghệ đang biến đổi nhanh chóng và mang lại những cơ hội to lớn nếu chúng ta biết nắm bắt chúng.
Thương hiệu VinFast được tạo dựng nên như thế nào?
VinFast đã chiêu mộ nhân tài từ khắp nơi trên thế giới như Opel, Tesla, Apple, GM… Và chúng tôi cũng chẳng hề đơn độc vì chúng tôi dựa vào các đối tác hàng đầu như Pininfarina, BMW, Bosch, Edag, Fev, ZF…
Cùng với đó là những đối tác sản xuất pin tiên phong như như Gotion High-Tech, ProLogium, hay StoreDot - đơn vị đang phát triển công nghệ hạt nano cho phép sạc siêu nhanh: 80% pin trong vòng 4-5 phút. Dù tuyển dụng nội bộ hay là đối tác, VinFast sẽ tìm kiếm những chuyên gia giỏi nhất.
Bằng kinh nghiệm của mình, tại sao ông lại chọn VinFast - một thương hiệu khá mới?
Tôi thấy công việc này rất hấp dẫn: tạo dựng một công ty mới, xây dựng đội nhóm, mạng lưới,… Hãy tưởng tượng một cách làm mới với mục tiêu thay đổi tình hình. Các công ty truyền thống có thể sẽ khó hoà mình ngay được vào cuộc cách mạng mới này.
Thực tế, chúng tôi đã thành công trong việc xây dựng một nhà máy tự động đáp ứng các tiêu chuẩn tốt nhất hiện nay trong thời gian vỏn vẹn 21 tháng.
Làm thế nào để VinFast có chỗ đứng tại châu Âu?
Chúng tôi đã mở ba văn phòng đại diện tại châu Âu với khoảng 20 nhân sự ban đầu: Paris, Frankfurt, Amsterdam. Chúng tôi sẽ bắt đầu với các kênh phân phối tự chủ bán hàng thay vì mạng lưới đại lý. Chúng tôi muốn nắm toàn quyền kiểm soát việc phân phối và hậu mãi.
Hiện tôi đang ở Đức để xúc tiến việc này. Tại Pháp, chúng tôi sẽ có một showroom thử nghiệm, có thể là tại Rennes.
Chiến lược này phần nào gợi nhớ đến Tesla. Ai đã đứng sau VinFast?
Vingroup là một tập đoàn hiện diện trong nhiều lĩnh vực: Bất động sản, y tế, giáo dục,… Riêng tập đoàn này đóng góp khoảng 2,2% GDP của Việt Nam với giá trị vốn hoá 16 tỷ USD.
Tham vọng của VinFast hiện nay là gì?
Chúng tôi đang bắt đầu với việc xuất khẩu 100% các mẫu xe chạy điện. Vào cuối năm nay, chúng tôi sẽ ra mắt phiên bản ô tô điện đầu tiên của mình tại thị trường châu Âu, chiếc SUV dành cho gia đình.
Việc tiếp thị sẽ được thực hiện vào giữa năm sau với các đợt giao hàng đầu tiên vào tháng 10 - 11/2022. Trong quý đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu tới người dùng toàn bộ mẫu xe chạy điện cũng như các mẫu xe khác, nhằm bao phủ thị trường.
Theo Ouest France
- “Doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh với lãi suất cao nhất thế giới”
- Thách thức “thép xanh”
- Netflix sẽ dừng cung cấp gói dịch vụ miễn phí tại Việt Nam từ tháng 11
- Khuyến cáo người dân nên đăng ký lịch hẹn kiểm định qua ứng dụng
- IMF: 80% kinh phí giảm thiểu khí hậu của các quốc gia mới nổi phải đến từ khu vực tư nhân
Cùng chuyên mục


Mỹ gia hạn kết luận điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá gỗ dán từ Việt Nam

Việt Nam nhập siêu hơn 46 tỷ USD từ Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út tổ chức diễn đàn doanh nghiệp tại tỉnh Al Kharj

Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần đàm phán lại hợp đồng xuất khẩu gạo với Ấn Độ?

Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào ước tăng 20%
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đang “khủng hoảng niềm tin”
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...