Châu Âu thiếu nguồn cung xì gà Havana trầm trọng
- 9
- Cơ hội giao thương
- 15:00 18/01/2022
DNHN - Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nguồn cung xì gà Havana cho châu Âu

Tình trạng thiếu nguyên liệu thô, chất bán dẫn, container, giấy… đang gia tăng ở hầu hết mọi nơi trên hành tinh, làm gián đoạn nghiêm trọng nhiều ngành kinh tế, trong đó có xì gà. Hiện tượng khan hiếm này không chỉ ảnh hưởng đến các sản phẩm thiết yếu mà ngành công nghiệp xa xỉ cũng chịu cảnh thiếu hụt. Xì gà Havana đang trở nên hiếm hoi ở châu Âu.
Nguyên nhân do những khó khăn cụ thể của Cuba, nhưng cũng như trong các lĩnh vực khác, đó là đại dịch và sự bùng nổ của thị trường Trung Quốc.
Người yêu thích xì gà Havana ở Bỉ đã phải chịu sự thiếu hụt này từ hơn một năm qua. Từ 12 năm nay, Philippe Bornauw, ông chủ của cửa hàng Tête d'Or, nép mình trong một ngôi nhà nhỏ có từ thế kỷ 16, cách Quảng trường lớn ở thủ đô Brussels một đoạn ngắn, chưa bao giờ trải qua tình huống thiếu hụt nguồn cung xì gà đến như vậy.
Ông cho biết, trong khoảng 18 tháng, nguồn cung cấp xì gà Cuba đã bị gián đoạn nghiêm trọng. Sự khan hiếm chủ yếu ảnh hưởng đến những loại xì gà đắt tiền nhất, thương hiệu bị ảnh hưởng nhiều nhất là Cohiba.
"Hai năm trước, nếu tôi muốn có ba hộp Cohiba “Robusto” mỗi tuần, đây là một mẫu khá cổ điển, tôi đã nhận được chúng từ nhà nhập khẩu mà không gặp vấn đề gì. Hiện nay, tôi chỉ nhận được một hoặc hai hộp mỗi tháng nếu mọi việc suôn sẻ".
Tại cửa hàng Le Roi du Cigare, một cửa hàng xì gà hảo hạng khác ở Brussels, nằm ở rue Royale, ông chủ Philippe Vanderbruggen cũng xác nhận tình trạng này. Theo ông, thực tế còn tồi tệ hơn.
Các loại xì gà “Cohiba, Montecristo, “Edmundo”, "Romeo y Julieta", "Wide Churchill” cỡ 194 x194 mm thực sự đã trở nên cực kỳ hiếm, nhưng hiện tại, xì gà nhỏ hơn và thậm chí cả các loại nửa làm thủ công, nửa làm bằng máy (có giá rẻ hơn) cũng đang bắt đầu khan hiếm. “Chúng tôi may mắn có một nhà nhập khẩu có lượng hàng dự trữ khá lớn và do đó vấn đề bắt đầu xuất hiện muộn hơn so với các nước khác, nhưng bây giờ chúng tôi cũng bị hạn chế trong sự lựa chọn của mình", ông Philippe Vanderbruggen cho biết.
Ông chủ của Le Roi du Cigare ước tính rằng lượng xì gà Cuba tại cửa hàng của ông đã giảm 3/4 so với cách đây hai hoặc ba năm. Tuy nhiên, nghịch lý là cột “mua hàng”, con số lại tăng vào năm ngoái với nhà nhập khẩu có dự trữ.
Điều này là do ở Bỉ cũng như các nơi khác trên thế giới, việc tiêu thụ xì gà đã tăng lên đáng kể kể từ khi áp dụng lệnh phong tỏa, những người nghiện xì gà được hút thoải mái ở nhà chứ không phải tuân theo lệnh cấm hút thuốc phổ biến ở tất cả các nơi làm việc.
"Đối với ba quốc gia là Bỉ-Hà Lan-Luxembourg (Benelux), chúng tôi đã bán được nhiều xì gà hơn vào năm 2021 so với trước khi đại dịch xảy ra", ông Rodrigo Crespo, đồng Giám đốc điều hành tại Laguito 1492, cho biết. Đây là nhà phân phối độc quyền cho Benelux of Habanos, công ty nhà nước Cuba, sở hữu độc quyền sản xuất và phân phối xì gà Havana trên thế giới. Tuy nhiên, những con số tốt này có thể sẽ không lặp lại trong năm nay vì thiếu “hàng”.
Mai Chi
Bài liên quan
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
#cơ hội giao thương

Giá bạch kim, Paladi toàn cầu tăng vọt, được săn đón hơn vàng
Vàng và bạc không phải là kim loại quý duy nhất trải qua giai đoạn sóng gió do đại dịch. Bạch kim và paladi (chung nhóm PGM)cũng có thể là những kim loại quý bắt đầu quay trở lại đường đua tăng giá.

Giá lương thực Indonesia tăng báo động
Indonesia đang phải chịu mức giá lương thực cao nhất ở Đông Nam Á.

Thái Lan chính thức kiểm soát giá thịt lợn, gà
Thái Lan đưa thịt lợn, thịt gà vào danh mục kiểm soát giá.

Giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục leo thang
Tuần trước, giá gạo tại nhà xuất khẩu hàng dầu thế giới, Ấn Độ, leo đỉnh hơn 7 tháng vì thiếu tàu hoả chở hàng, trong khi giá gạo Thái Lan cũng lên cao nhất kể từ tháng 7/2021 vì đồng baht mạnh.

Kim cương giá rẻ bùng nổ tại nhiều thị trường trên thế giới
Cơn sốt điên cuồng với một thứ ‘nhỏ bé lấp lánh’ giá rẻ.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Vĩnh Phúc thu hút hơn 800 triệu USD vốn đầu tư từ Thái Lan
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến tháng 4/2022, tỉnh thu hút được 435 dự án FDI đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư trên 7,2 tỷ USD. Trong đó, Thái Lan có 15 dự án, tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD, đứng thứ 4 các quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh, chỉ đứng sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Algeria
Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeria khoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD. Còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường này.
Thủy sản tại thị trường châu Âu tăng giá
Chi phí khai thác cá tăng vọt trong thời gian gần đây đã khiến nhiều ngư dân Italy đình công suốt 1 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cá tươi ra thị trường.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
Đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) tăng thêm 200 đồng/kg, lên khoảng 9.200 – 9.500 đồng/kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7. Đây là mức giá cao hơn từ 20 – 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch
Diễn đàn Doanh nghiệp Trực tuyến Việt Nam (VOBF) 2022 do VECOM tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Ba, tập trung vào vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch.
EU sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới?
Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (USDA) ước tính rằng EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới vào năm 2022, với lượng xuất khẩu ngoài EU đạt 4,8 triệu tấn, chiếm 40,7% tổng lượng lợn của EU.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc vẫn diễn ra ảm đạm
Theo đại diện của Vinafruit, các lô hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quý II do nước này tiếp tục tuân thủ chính sách Zero COVID. Hơn nữa, kỹ thuật logistics của Việt Nam không đa dạng, phần lớn là đường bộ. Xuất khẩu rau quả sẽ ngay lập tức tạm dừng nếu cửa khẩu bị đóng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 4 đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 33,3% so với cùng tháng năm 2021.
Khai thác thị trường gia vị làm từ cá
Nhìn thoáng qua, thị trường gia vị trông có vẻ tầm thường, nhưng hóa ra lại vô cùng rộng lớn và cạnh tranh khốc liệt. Chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mới khai thác thị trường. Thị trường đòi hỏi sự đầu tư đáng kể, sản phẩm độc đáo, thay đổi nhãn mác và bao bì thường xuyên và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các công ty Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có thể dễ dàng kiếm hàng trăm tỷ đồng từ việc bán những chai nước mắm, dầu, gói bột nêm, bột canh.
Việt Nam: Thị trường có sức hút đối với các nhà đầu tư Nhật Bản
Nobuhiko Sasaki, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) đã phát biểu với báo điện tử Thế giới & Việt Nam (Thế giới và Việt Nam) về sức hút của Việt Nam như một thị trường tiềm năng, tự hào có nhiều yếu tố để tăng trưởng ổn định trong con mắt của các nhà đầu tư Nhật Bản.