Thứ bảy 14/06/2025 17:50
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Châu Á - Thái Bình Dương cần tái thiết hệ thống vắc xin

25/10/2021 21:41
Giờ đây, tất cả chúng ta đều biết rằng thế giới sẽ không an toàn cho đến khi tất cả đều an toàn, nhưng làm thế nào chúng ta có thể đẩy nhanh cuộc chiến chống lại Covid-19 khi vi rút tiếp tục đột biến và lây lan?
Nhiều quốc gia châu Á Thái Bình Dương bao gồm Indonesia đã phải vật lộn để đạt được các mục tiêu tiêm chủng.
Nhiều quốc gia châu Á Thái Bình Dương bao gồm Indonesia đã phải vật lộn để đạt được các mục tiêu tiêm chủng. (Ảnh: Reuters)

Nhằm kiểm soát đại dịch tốt hơn và tạo ra một tương lai bền vững, Trung tâm châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Cải cách phục hồi đã tập hợp các nhà hoạch định chính sách hàng đầu và các chuyên gia y tế công cộng để nghiên cứu kinh nghiệm của khu vực và rút ra bài học cho hiện tại và sau này. Theo đó, rrung tâm đã xác định ba thách thức chính: phân phối vắc xin công bằng trên toàn cầu, quản lý hiệu quả và nhanh chóng các luồng vắc xin và hệ thống sản xuất dược phẩm phân bổ toàn khu vực. Tại châu Á, tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp ở hầu hết các quốc gia chẳng hạn như giãn cách và kiểm dịch kéo dài tại Úc dẫn đến cạn kiệt nguồn lực đất nước, ảnh hưởng tâm lý người dân.

Ngược lại, nếu thách thức ba được đáp ứng, đây sẽ là cơ hội để thế giới trở nên linh hoạt hơn trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, năng suất kinh tế và tính bền vững của môi trường. Với vị trí trung tâm của nền kinh tế thế giới, châu Á tiếp nhận lượng lớn vắc xin phục vụ mục tiêu tái hoạt động kinh tế. Kiểm soát đại dịch hiệu quả năm 2020 đã giúp khu vực giảm lây lan. Với tư cách là động lực tăng trưởng và dẫn đầu trong việc sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho phần còn lại của thế giới, châu Á - Thái Bình Dương phải nhanh chóng khôi phục môi trường lành mạnh, mở lại chuỗi cung ứng và phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, khu vực này cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giám sát toàn cầu trong tương lai có thể phát hiện và ngăn chặn đại dịch tiếp theo. Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Á và Thái Bình Dương tụt hậu xa so với châu Âu và Hoa Kỳ trong việc tiêm chủng.

Ngoài các quốc gia có thu nhập cao như Úc và Đài Loan, các quốc gia khác đang gặp vấn đề trong việc quản lý vắc xin như Indonesia, Philippines, Việt Nam và Myanmar chưa thể đạt mục tiêu tiêm chủng. Do thiếu các cơ sở sản xuất theo hợp đồng khu vực, nhiều nước đã sử dụng các cơ chế thị trường thay thế và ngoại giao vắc xin để có được số lượng cần kíp. Đồng thời, vắc xin được sử dụng ra sao cũng là bài toán cần cân nhắc. Ngay cả những xã hội giàu có với đầy đủ thuốc cũng phải vật lộn với tình trạng do dự tiêm vắc xin, thiếu tin tưởng chính phủ. Lấy ví dụ so sánh Singapore đã tiêm cho 80% dân số với Hồng Kông có nguồn cung cấp dồi dào một số loại vắc xin nhưng hầu như vẫn chưa đạt miễn dịch. Trong bối cảnh đó, hợp tác khu vực giữa các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự để truyền bá kiến ​​thức khoa học khách quan về nhu cầu tiêm chủng có thể là một cách để xây dựng lòng tin và sự đồng thuận về tiêm chủng.

Mặt khác, xây dựng dây chuyền sản xuất vắc xin theo hợp đồng là phương án phù hợp với khu vực thay vì chỉ dựa vào một vài điểm sản xuất bên ngoài. Để có khả năng phục hồi lâu dài, năng lực sản xuất phân bổ phải được phát triển để tăng cường khả năng đáp ứng đối với các tình huống khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Hơn nữa, hiện chỉ có một nhóm nhỏ các quốc gia cung cấp các thành phần và sản xuất vắc xin Covid-19. Không có thỏa thuận toàn cầu về phân phối vắc xin trong trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, thị trường và các lực lượng chính trị chi phối quá trình này và khiến các bên yếu thế hơn dễ bị tổn thương. Những quốc gia như vậy có thể trở thành những ổ dịch bất cứ lúc nào vì phần lớn cộng đồng chưa được tiêm chủng. Nhiều chính phủ đặt hàng thừa mứa vắc xin hoặc hạn chế xuất khẩu sang châu Á mà không có bất kỳ sự phối hợp nào để hỗ trợ phần còn lại của thế giới. Do đó xuất hiện tình trạng một số quốc gia dư thừa vắc xin, trong khi nhiều quốc gia khác không có đủ nguồn cung.

Cần phải loại bỏ tâm lý coi đại dịch Covid-19 như một trò chơi có tổng bằng không và chủ nghĩa phân biệt để thế giới trở nên an toàn hơn. Các tổ chức đa phương có thể tạo điều kiện cho sự hợp tác có ý nghĩa trong dài hạn nhưng phải được bổ sung bằng hành động ngay lập tức từ khu vực tư nhân và nhà nước. Sẽ khó hợp tác hiệu quả trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu nếu coi các nước khác là đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là trong đại dịch. Ta phải biến Covid-19 thành cơ hội để tìm ra giải pháp nhằm tăng cường công bằng trong sản xuất, triển khai và phân phối vắc, đẩy mạnh khả năng phục hồi trong các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

TL (theo Nikkei Asia)

Tin bài khác
Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng đã thu hút hơn 80 doanh nghiệp và các nhà phân phối tham dự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Thụy Điển đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển, nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Dự kiến vào tháng 10 tới, Việt Nam có thêm lô gạo phát thải thấp xuất khẩu sang Australia. Đây là những dấu hiệu tích cực không chỉ hoàn thành mục tiêu Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mà còn giúp gạo phát thải thấp của Việt Nam mở rộng hiện diện trên bản đồ xuất khẩu.
Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2025 chính thức khai mạc vào sáng 12/6 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Sau một năm mất mùa thì niên vụ 2025 quả vải thiều của cả Bắc Giang và Hải Dương dự kiến bội thu và đang được đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vào những thị trường cao cấp.
Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch phục hồi mạnh với 9,2 triệu lượt khách quốc tế, thương mại điện tử vượt 25 tỷ USD, trở thành trụ cột kép hỗ trợ GDP và là động lực tăng trưởng đột phá.
Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế lần thứ 13 về máy móc công nghiệp ngành nhựa và cao su ở Hà Nội 2025 (Hanoi Plas 2025) diễn ra từ ngày 4 đến 7/6 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm I.C.E Hà Nội. Sự kiện có sự tham dự của hơn 200 nhà triển lãm đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, với diện tích trên 9.000 mét vuông.
Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Không chạy theo số lượng, nhiều doanh nghiệp gạo Việt đang hướng đến các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản, Mỹ... để xây dựng thương hiệu, nâng giá trị hạt gạo và phát triển bền vững.
Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Việt Nam và bang Iowa (Hoa Kỳ) mở rộng hợp tác nông sản, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng xuyên đại dương, với nhiều thỏa thuận trị giá hàng trăm triệu USD.
"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025” được Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Nhân dân TP.HCM; Vụ Thanh toán - Thời báo Ngân hàng và Báo Tuổi Trẻ, phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM, Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam – Napas tổ chức vào ngày 14 – 15/6 tại đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM.
Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Nhằm chia sẻ cơ hội phát triển, góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh, đoàn kết, chung tay vì nền công nghiệp ô tô Việt Nam, VinFast sẽ tổ chức Hội nghị “Tăng cường nội địa hóa và phát triển hệ thống nhà cung cấp cho VinFast” vào ngày 9/6 tại Hà Nội với nhiều cơ hội và cam kết hấp dẫn.
Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt, khi hàng loạt yếu tố như tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập người dân tăng cao, chính sách mở cửa với đầu tư tư nhân và đặc biệt là sự quan tâm ngày càng lớn từ các quỹ đầu tư quốc tế.
Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp tài trợ 67 triệu euro cho dự án truyền tải điện tại Việt Nam – Khởi đầu cho quá trình hiện thực hóa Quan hệ đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP), mở ra cơ hội lớn cho giới đầu tư năng lượng.
Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đang tích cực làm việc để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường và xây dựng các “luồng xanh” cho nông sản xuất khẩu.
Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Tại buổi làm việc với Nghiệp đoàn giới chủ Pháp (MEDEF), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị doanh nghiệp Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong hạ tầng, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến và phân phối bán lẻ.