Chàng trai 9X đam mê khởi nghiệp chinh phục khó khăn
- Khởi nghiệp
- 09:21 22/02/2021
DNHN - Phạm Công Nhất là sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực bán lẻ trên sàn thương mại điện tử. Sau 4 năm ra trường, anh đã phát triển 5 gian hàng chính hãng tiến tới xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam.
Khởi nghiệp từ đam mê
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động phổ thông tại vùng quê Vĩnh Bảo - Hải Phòng, Nhất đã ý thức được việc tự lập từ nhỏ. Từ khi còn là học sinh cấp 2, Nhất đã có niềm đam mê đặc biệt với những “món đồ” công nghệ như điện thoại cảm ứng, máy tính và đồ chơi điều khiển, dù ở thời điểm đó, Internet mới chớm phát triển ở Việt Nam.
Sau khi thi đỗ Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2012, chàng sinh viên này đã dành toàn bộ thời gian cho việc tìm tòi, nghiên cứu các sản phẩm đồ chơi công nghệ cao trên Ebay, 1688 và Taobao… đặc biệt là các sản phẩm đồ chơi điều khiển như Flycam, cano, xe địa hình…
Đến năm 2017, Phạm Nhất đã nhập được những lô hàng đầu tiên là các linh kiện đồ chơi công nghệ, qua quá trình nghiên cứu, lắp ráp và tự tay nâng cấp, các sản phẩm đồ chơi của Nhất đã được phụ huynh và các em nhỏ nhiệt tình ủng hộ bằng cách đặt mua qua Chợ tốt, Lazada & Shopee. Phương châm “mang tới các sản phẩm đồ chơi thật sự thông minh – sáng tạo” đã mang đến những thành tựu ban đầu tới gian hàng Đồ chơi sáng tạo của Nhất.

Ảnh FB Nhân Vật.
Khó khăn nhưng không từ bỏ
Từ 2017- 2019 là dấu mốc đáng nhớ với chàng trai trẻ, 2 gian hàng của Nhất luôn đạt được số lượng đơn hàng ổn định từ khắp mọi miền đất nước, cùng với đó là rất nhiều nhận xét & phản hồi tích cực từ phụ huynh và các em nhỏ. Có thời điểm, doanh số bán ra một gian hàng của Nhất đã đạt tới con số 300 triệu đồng/ tháng.
Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ lớn đến từ thị trường Trung Quốc và một số sai lầm trong chính sách bảo hành và chăm sóc khách hàng đã từng khiến chàng trai Bách Khoa đánh mất đi thương hiệu “Đồ chơi sáng tạo” cùng hai gian hàng lớn.
Chia sẻ về quãng thời gian “hụt hẫng”, Nhất cho biết “chính sự non trẻ trong cách quản lý, chủ quan chạy theo doanh số đã khiến mình mất đi điều đã từng tạo dấu ấn cho khách hàng bởi khả năng chăm sóc tận tình, nâng cấp cẩn thận từng sản phẩm đồ chơi nhỏ nhất”. Đã có lúc mình dừng lại vì chán nản, dịch bệnh, cạnh tranh khốc liệt trên các sàn thương mại điện tử, nhưng niềm đam mê đồ chơi công nghệ đã giúp mình vững bước và khôi phục lại tinh thần.
Xây dựng nhà máy sản xuất Flycam
Hiện tại, chàng trai trẻ đã phát triển thành công 3 gian hàng phân phối chính hãng với mục tiêu mang đến cho trẻ em Việt Nam những sản phẩm đồ chơi thật sự sáng tạo và an toàn. Đồng thời, Nhất bước đầu tiến hành các thủ tục pháp lý và xây dựng nhà máy lắp ráp Flycam đầu tiên ở Việt Nam phục vụ trong các lĩnh vực như nông nghiệp, giải trí…

Thiết bị bay không người lái hỗ trợ chữa cháy.

Nhóm khởi nghiệp của nhất đang hợp tác lắp ráp và sản xuất với nhiều Công ty.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đang có cơ hội trở thành công xưởng sản xuất của thế giới, việc lắp ráp & phát triển các sản phẩm công nghệ cao phục vụ cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống chắc chắn sẽ là “bến đỗ” đầy tiềm năng cho các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp.
PV
Tin liên quan
Đọc thêm Khởi nghiệp
Alibaba sụt giảm một nửa các khoản đầu tư khởi nghiệp sau khi bị chính phủ Trung Quốc siết chặt kiểm soát
Các khoản đầu tư của Alibaba Group vào công ty khởi nghiệp đã giảm một nửa trong 4 tháng kể từ khi công ty fintech của họ là Ant Group buộc phải hoãn lại dự định niêm yết trên thị trường chứng khoán vào tháng 11 năm ngoái.
Máy ATM phòng dịch Covid-19 dùng năng lượng mặt trời, sản phẩm sáng tạo của học sinh THPT tỉnh Quảng Ngãi
Tại trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi từ máy ATM phát gạo, các nữ sinh đã nâng cấp thành “ATM phòng dịch Covid-19”, với 4 chức năng: rửa tay sát khuẩn, phát mỳ tôm, phát gạo, phát khẩu trang.
5 kỳ lân của Mỹ được định giá cao nhất
Ở Mỹ, các kỳ lân đã kiếm được khá nhiều tiền trong thời gian gần đây. Với giá trị thị trường là 74 tỷ USD, SpaceX của Elon Musk đã trở thành công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Mỹ được định giá cao nhất.
Câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai trẻ xứ Thanh
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Nhưng không vì thế mà khát vọng trở thành doanh nhân của chàng trai Nguyễn Văn Tĩnh trở nên xa vời. Câu chuyện khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng đầy xúc động của anh là tấm gương để bao thế hệ trẻ học tập.
Tốt hay xấu chuyện công ty lớn mua lại Startup?
Hầu hết mọi người cho rằng đây là tín hiệu tốt khi cả người sáng lập và nhà đầu tư đều nhận được lợi nhuận, tuy nhiên biên tập viên nổi tiếng, Hunter Walker lại có quan điểm khác.
Loship trở thành startup đầu tiên tại thị trường Đông Nam Á được nhà đồng sáng lập phần mềm Skype rót vốn
Chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của Lozi và sau này là Loship, Golden Gate Ventures đã giới thiệu Loship như một cơ hội đầu tư giàu tiềm năng cho MetaPlanet tại thị trường Đông Nam Á.
Lê Yên Thanh, CEO BusMap: Khởi nghiệp từ công nghệ “made in” Việt Nam
Từng được Google giữ lại với mức lương 6.000 USD nhưng CEO BusMap lại “chọn đường khó hơn” khi về Việt Nam khởi nghiệp...
Vượt qua rào cản màu da, những nữ doanh nhân da màu này đã phá vỡ doanh thu hàng tỉ đô la
Sự nỗ lực của những doanh nhân da màu một lần nữa phá tan định kiến.
Startup đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ in 3D để phát triển tên lửa
Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Los Angeles có những kế hoạch lớn với dự định phóng tên lửa Terran 1 in 3D vào cuối năm nay.
Công bố bản đồ đầu tiên về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
Theo thông tin từ Văn phòng Đề án 844, Bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam với vai trò trung tâm của startup, bao gồm các thành phần được lựa chọn dựa trên một số tiêu chí.