Chủ nhật 17/11/2024 19:43
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Cắt giảm điều kiện kinh doanh nhiều nơi vẫn chỉ là “đơn giản hóa”

12/10/2020 00:00
Một số Bộ mặc dù tinh thần cắt giảm điều kiện kinh doanh khá mạnh mẽ, song thực tế lại không được “mạnh” như tinh thần.

Kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), cho thấy sự lạc quan của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu về hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong quý III/2018. Chỉ số BCI thể hiện niềm tin vào môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam, hiện tại ở mức 81 điểm, là kết quả cao thứ nhì kể từ cuối năm 2016.

Ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch EuroCham nhận xét, kết quả BCI là một ví dụ của sự tin tưởng mà doanh nghiệp châu Âu dành cho môi trường thương mại và đầu tư tại Việt Nam. Các doanh nghiệp thành viên của EuroCham tiếp tục thể hiện sự lạc quan của họ, thông qua các dự định trong đầu tư và phát triển nhân lực tại Việt Nam.

Tuy vậy, khi đánh giá về môi trường kinh doanh và đặc biệt là chất lượng cắt giảm điều kiện kinh doanh tại Việt Nam thời gian qua, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, mặc dù các Bộ, ngành đã nỗ lực vào cuộc để thực hiện cắt bỏ điều kiện kinh doanh, giấy phép con… song số điều kiện kinh doanh thực sự được bãi bỏ chỉ là 771, trong khi đó có tới 29 điều kiện kinh doanh phát sinh. Nếu tính tổng số các điều kiện kinh doanh hiện hành, thì việc cắt giảm là không đạt 50% như yêu cầu của Chính phủ.

Việc cắt bỏ các điều kiện kinh doanh của một số Bộ vẫn chưa thực chất.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho hay, có một số Bộ mặc dù tinh thần cắt giảm điều kiện kinh doanh khá mạnh mẽ, song thực tế lại không “mạnh” như tinh thần. Điển hình là Bộ NN&PTNT trong 2 năm qua số lượng điều kiện kinh doanh được cắt giảm chỉ đạt xấp xỉ 10%. Đây là con số khá khiêm tốn so với các Bộ khác.

Cũng theo TS. Nguyễn Đình Cung, với mục tiêu cắt giảm điều kiện kinh doanh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, vai trò của các Bộ trưởng là rất quan trọng. Số lượng điều kiện kinh doanh giảm nhiều hay ít, giảm có thực chất hay không, phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu các Bộ, ngành.

Cũng cho rằng, việc cắt bỏ các điều kiện kinh doanh của một số Bộ vẫn chưa thực chất, nhiều nơi mới chỉ là “đơn giản hóa”, bà Nguyễn Minh Thảo, Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) cho rằng, số điều kiện kinh doanh được tháo gỡ chưa nhiều, thậm chí có một số điều kiện kinh doanh sửa đổi còn gây thêm khó khăn hơn cho doanh nghiệp.

“Cụ thể, vẫn còn nhiều quy định không rõ ràng, khó tiên liệu, tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp, đáng chú ý số chứng chỉ hành nghề chỉ do các cơ quan quản lý nhà nước cấp tồn tại ở hầu hết các lĩnh vực (nhất là trong lĩnh vực xây dựng); nhiều quy định được sửa đổi lại phát sinh thêm số lượng lớn thủ tục, hồ sơ so với quy định trước”, bà Thảo cho biết.

Đơn cử, Nghị định 59 về Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng yêu cầu một số lượng hồ sơ nhất định thì Nghị định 100 sửa đổi Nghị định này, số lượng hồ sơ được đội lên gấp đôi. Theo bà Thảo, trên thực tế, trong vòng 2 năm qua, số điều kiện kinh doanh được cắt giảm, đơn giảm hóa mới chỉ đạt được 1/3 so với số điều kiện kinh doanh hiện hành.

Ở một khía cạnh khác, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Bam (VCCI) cho rằng, mặc dù đã có những điều kiện kinh doanh thực sự được cắt bỏ, song vẫn thấy sự cắt bỏ ấy có phần rụt rè, thiếu mạnh dạn.

“Chúng ta vẫn thấy dấu ấn của bàn tay Nhà nước trong các quy định, điều kiện kinh doanh, thậm chí có bàn tay nhà nước trong các phương án kinh doanh mà đáng lẽ ra, Nhà nước chỉ cần đưa ra các quy chuẩn, còn phương án kinh doanh phải để thị trường quyết định”, ông Tuấn nêu quan điểm.

Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

Tin bài khác
Khai mạc Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long

Khai mạc Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long

Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Làng nghề sản xuất gạch gốm huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Năng lượng sạch – Nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

Năng lượng sạch – Nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

Long An hiện có nhu cầu lớn trong việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Trong quy hoạch từ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 Ninh Thuận sẽ phát triển nền kinh tế xanh: Công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, du lịch xanh, đô thị xanh, chuyển đổi xanh. Tỉnh mong muốn tìm được các nhà đầu tư có tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật cao đảm bảo phát triển bảo vệ môi trường bền vững.
Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu tích cực giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024, đưa ra các giải pháp để khắc phục các khó khăn.
Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Trọng Hài bày tỏ quyết tâm đưa tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh lên trên 95% vào cuối năm 2024.
Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050 nhấn mạnh việc không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, thay vào đó là phát triển kinh tế xanh.
Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bộ Công Thương cam kết tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện trong năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống.
Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024 được xem như bước ngoặt đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”…
Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

"Hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số (CNS). Hãy để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS", theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Ngày 14/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, UBND Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn Thành phố.tháng 11 năm 2024.
Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội về việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân, coi đây là giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp điện ổn định.
Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á, tận dụng các lợi thế về nhân lực, chi phí, và sự hỗ trợ quốc tế.
Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 14/11, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác Trung ương, hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai và Tập đoàn SCG đã đề cập đến các khó khăn gặp phải trong thời gian qua.
Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, định hướng mới của Bình Dương là phát triển hệ sinh thái đô thị - công nghiệp thông minh, trong đó kinh tế số là nòng cốt.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt 56,35%, đạt tỉ lệ thấp so với cùng kỳ năm 2023.