Cụ thể, Lúa mỳ Pakistan đang được gieo trồng thuận lợi nhờ thu hoạch bông và lúa gạo kết thúc đúng hạn. Năm 2021, diện tích trồng lúa mỳ và mục tiêu sản lượng đã được tăng lên để đáp ứng nhu cầu lương thực của đất nước trong năm 2021-22. Ủy ban Nông nghiệp Quốc gia họp ngày 22/10/2020 quyết định chỉ tiêu đạt 9,21 triệu héc-ta lúa mỳ, sản lượng đạt 29 triệu tấn, năng suất đạt 3,136 tấn/ha. Ủy ban Nông nghiệp Quốc gia quyết định giá hỗ trợ lúa mỳ cố định cho vụ năm nay là 1800 Rs./ 40 kg so với 1650 Rs./ 40 kg năm 2020.
Đáng chú ý là thu hoạch bông của Pakistan đã đạt mức cao nhất. Theo báo cáo của Hiệp hội Kéo Sợi Pakistan tính đến ngày 1/11/2021 lượng bông về đến nhà máy là 6,257 triệu kiện so với 3,453 triệu kiện cùng kỳ năm trước, tăng 81,24 %. Trên thị trường quốc tế, giá bông trung bình trong tháng 10/2021 là khoảng 116 xu/lb so với 73 xu/lb tháng 10/2020, tăng 36,90 %. Trên thị trường Pakistan, giá bông trong tháng 10/2021 tăng khoảng 34 % so với tháng 10/2020. Giá bông trung bình trong tháng 10/2021 là khoảng 15.634 Rs./40kg so với 10.304 Rs./40kg tháng 10/2020, tăng 5.330 Rs./40kg.
Bên cạnh đó, mùa ép mía năm nay đã bắt đầu vào đầu tháng 11. Dự báo sản lượng mía năm nay tăng chủ yếu do diện tích gieo trồng tăng. Trên thị trường quốc tế, giá đường tăng khoảng 30,32% so với cùng kỳ năm trước. Giá đường trung bình trong tháng 10/2021 là 507,78 USD/tấn so với 389,62 USD/tấn tháng 10/2020, tăng 118,16 USD/tấn. Trên thị trường Pakistan, giá đường trung bình trong tháng 10/2021 là 10.589 PKR/100 kg so với 9.687 PKR/100 kg tháng 10/2020, tăng 903 PKR/40 kg tăng khoảng 9,31 %.
Từ tháng 7-10/2021, xuất khẩu nông sản đạt 1,4 tỷ USD, tăng 26,91 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu gạo đạt 735 nghìn tấn trị giá 594 triệu USD tăng 22,60 % về lượng và 19,04 % về trị giá; Xuất khẩu dệt may đạt 6 tỷ USD, tăng 26,55 %; Xuất khẩu dầu và than đạt 60,48 triệu USD, giảm 9,17 % ; Xuất khẩu hàng công nghiệp đạt 1,2 tỷ USD, tăng 11,60 %; Xuất khẩu hóa chất và dược phẩm đạt 430 triệu USD, tăng 29,67 %.
Từ tháng 7-10/2021 nhập khẩu lương thực thực phẩm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 26,99 %; Nhập khẩu máy móc đạt 3,7 tỷ USD, tăng 40,73 %; Nhập khẩu phương tiện vận tải đạt 1,4 tỷ USD, tăng 140 %; Nhập khẩu xăng dầu đạt 6,2 tỷ USD, tăng 95,58 %; Nhập khẩu dệt may đạt 1,6 tỷ USD, tăng 6,34 %; Nhập khẩu hóa chất đạt 4,5 tỷ USD, tăng 74,72 %; Nhập khẩu sắt thép kim loại mầu đạt 2,1 tỷ USD, tăng 42,79 %.
Đỗ Nhung