Cần xử lý hình sự với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- 23
- Pháp luật doanh nghiệp
- 09:52 20/10/2018
Tình trạng hàng giả trên thị trường ngày càng nhiều, một trong những nguyên nhân hiện nay là việc xử lý các hành vi làm hàng giả còn ở mức hành chính, chưa đủ sức răn đe.
Siết chặt quản lý hàng giả hàng nhái, cần xử lý hình sự với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Để siết chặt và quản lý mạnh tay hơn nữa trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái trên thị trường nhiều chuyên gia góp ý cần thực hiện xử lý hình sự với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).
Về vấn đề này ông Nguyễn Phương Minh- đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), cho biết Hàng năm, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) thường có báo cáo để xác định các rào cản thương mại tại các quốc gia khác đối với các công ty và sản phẩm của Hoa Kỳ theo quy định của Luật SHTT về bản quyền, sáng chế và nhãn hiệu… Theo báo cáo năm 2017, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi: Vi phạm bản quyền và bán hàng giả mạo trực tuyến vẫn phổ biến; hàng giả, bao gồm hàng giả chất lượng cao vẫn tồn tại trên thị trường, mặc dù các cơ quan thực thi đã rất quyết liệt trong công tác chống hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do phần lớn các vụ việc vẫn chỉ xử lý hành chính. Vấn đề xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT còn triển khai ở mức độ hạn chế. Trong khi đó, thực thi quyền SHTT bằng biện pháp hình sự là một trong những nội dung quan trọng trong đàm phán các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Cũng theo ông Minh, khác với Việt Nam, nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Philippines… đều thiết lập một hệ thống tòa án mang tính chuyên trách về bảo hộ quyền SHTT. Còn tại Việt Nam, tòa án trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT thiếu tính chuyên nghiệp như: Việc xét xử được thực hiện theo các tố tụng chung (dân sự, kinh tế, hành chính), không tính đến đặc thù của tài sản trí tuệ, không rõ ràng, dẫn đến sự chồng chéo giữa các thủ tục; nhiều bản án chưa thuyết phục do nhận định của thẩm phán không rõ ràng, không tính đến đặc trưng của quyền SHTT… Chính vì thế, việc thiết lập một thể chế mang tính chuyên nghiệp nằm trong hệ thống tòa án là cần thiết và kịp thời.
Liên quan đến công tác chống hàng giả hàng nhái hiện nay, ông Nguyễn Văn Bách - đại diện Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh, cho biết kinh nghiệm từ thực tiễn cho thấy, vai trò tham gia của doanh nghiệp (DN) - chủ sở hữu quyền SHTT trong thực thi là rất quan trọng. Luật SHTT của Việt Nam cũng đã quy định, đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các DN trong công tác phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật. Sự liên kết, phối hợp giữa các nhà sản xuất trong đấu tranh chống hàng giả cần tích cực hơn nữa. DN không được buông lỏng quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hóa, không nên coi việc chống hàng giả là của các cơ quan thực thi pháp luật. Khi bị xâm phạm quyền SHTT, chủ sở hữu cần chủ động gửi đơn khiếu nại hoặc thông qua văn phòng luật sư để khiếu nại đến các cơ quan thực thi để tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định.
Các DN phải xác định quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền SHTT nói chung là một quyền được nhà nước bảo hộ và đây là loại tài sản vô hình. Trong nền kinh tế thị trường, nhãn hiệu được bảo hộ có giá trị to lớn đối với DN và với một số DN, giá trị nhãn hiệu thậm chí còn lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình. Do đó, phải tích cực nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ vào chống hàng giả, xâm phạm SHTT; phát triển sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; có kênh phân phối và chính sách hậu mãi chăm sóc khách hàng hiệu quả, nhanh chóng, hiện đại; đáp ứng nhu cầu và tạo niềm tin cho đại đa số người tiêu dùng sẽ góp phần đẩy lùi nạn hàng giả, xâm phạm quyền SHTT trên thị trường.
Các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính có trách nhiệm đối với xã hội, đối với bộ phận người tiêu dùng cần bỏ kinh phí để thông báo, hướng dẫn, hỗ trợ giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng thật, hàng giả; có chính sách khen thưởng kịp thời cho những người tiêu dùng phát hiện, tố cáo các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng nhái, hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng sau khi mua hàng.
Bài liên quan
#vi phạm

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ nhiều sai phạm tại Đồng Nai
Ngày 24/12, Thanh tra Chính phủ (TTCP) có Thông báo kết luận thanh tra (KLTT) số 2286/TB-TTCP về việc chấp hành pháp luật trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất (SDĐ) đai và đầu tư xây dựng, công trình công tác quản lý hoạt động khai thác cát trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

TP Thanh Hoá: 2.553 trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID1-9 trong đợt giãn cách xã hội bị xử phạt
Theo thống kê TP Thanh Hoá đã tiến hành xử phạt 2.553 trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID1-9 trong đợt giãn cách xã hội. Tổng số tiền xử phạt hơn 2 tỷ 669 triệu đồng.

Nghệ An: Xử phạt 44 vụ vi phạm hoạt động Thương mại điện tử với tổng số tiền 1,1 tỷ đồng
Thông tin từ Cục Quản lý thị trường Nghệ An cho biết, 6 tháng đầu năm 2021 đã xử lý 44 vụ vi phạm hoạt động Thương mại điện tử (TMĐT) với tổng số tiền phạt gần 1,1 tỷ đồng…

(Bài 4) Thanh Hóa: Ai "chống lưng" cho cơ sở kinh doanh Lý Hòa xem thường pháp luật?
Dù đã được UBND thị xã Nghi Sơn thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, xác định xây dựng trái phép trên hành lang thoát lũ của đê biển Hải Châu và yêu cầu tháo dỡ đối với phần vi phạm, nhưng cho đến nay dù đã quá hạn gần 2 tháng, phần vi phạm vẫn không có dấu hiệu được tháo dỡ.

Vi phạm quy định về quản lý giá trang thiết bị y tế sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Kiểm soát mặt hàng thiết yếu dịp cuối năm và tết Nguyên đán
Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
Xử lý Công ty TNHH Dược phẩm Smard do kinh doanh TPBVSK vi phạm chất lượng và ghi nhãn
Cục An toàn thực phẩm xác định Công ty TNHH Dược phẩm Smard đã có hành vi vi phạm về chất lượng và ghi nhãn khi kinh doanh sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe I.R.FUNCTON.
Xử lý sai phạm tại Vicem Hoàng Mai, Vicem Hải Phòng, Vicem Tam Điệp, Vicem Bỉm Sơn và Vicem Bút Sơn
Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ 5 công ty thành viên (công ty con) thuộc Vicem đã khai thác vượt công suất được cấp phép hàng triệu tấn đá vôi mỗi năm để sản xuất ximăng, clinker.
Ô tô nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại "trốn" thuế: Yêu cầu chuyển sang cơ quan công an
Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế phải thực hiện chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xử lý theo đúng chức năng, thẩm quyền và quy định của pháp luật đối với các trường hợp nhập khẩu, tạm nhập khẩu, chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy có nguồn gốc nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại nhưng không khai thuế.
TP Hồ Chí Minh mạnh tay xử lý doanh nghiệp viễn thông đòi nợ, quấy rối, xúc phạm uy tín tổ chức, cá nhân
Nhiều doanh nghiệp bị lập biên bản với hành vi lợi dụng, sử dụng dịch vụ internet, dịch vụ viễn thông, cung cấp thông tin có nội dung không đúng quy định, đòi nợ, quấy rối, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức và cá nhân.
Bài 5: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính vụ việc cấp GCN ĐKKD thay đổi lần thứ 7 của Công ty Naviland
Công ty CP Naviland được Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 7 với nội dung thay đổi Người đại diện theo pháp luật- Tổng Giám đốc trong sự bất ngờ của 2/3 cổ đông công ty này do không biết có sự thay đổi này. Hồ sơ xin thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bị phát hiện “đầy rẫy” những điểm không hợp lệ.
Nhiều doanh nghiệp khai khoáng lĩnh án phạt do xả thải sai quy định
Do xả thải, đổ thải sai quy định, hàng loạt doanh nghiệp khai khoáng ở các tỉnh miền núi Hà Giang, Yên Bái bị cơ quan chức năng xử phạt hàng trăm triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.
Hà Tĩnh: Vi phạm khai thác khoáng sản, 4 doanh nghiệp bị xử phạt
Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Tĩnh vừa xử phạt 4 doanh nghiệp với số tiền 282 triệu đồng do có các hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản
Nghệ An: Thu hồi 41,53ha thuộc giai đoạn 2 Dự án trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân do chậm tiến độ
UBND tỉnh Nghệ An vừa đồng ý chủ trương thu hồi diện tích 41,53ha thuộc giai đoạn 2 Dự án trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân tại phường Nghi Hương, TX. Cửa Lò vì chậm tiến độ…
Dự án Nhà ở xã hội Thuận Thành Royal: Vì sao UBND huyện yêu cầu Công an vào cuộc?
UBND huyện Thuận Thành- Bắc Ninh đã có văn bản gửi Công an huyện chủ trì phối hợp với Phòng Kinh tế & hạ tầng và các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, rà soát, yêu cầu chủ đầu tư dừng mọi hoạt động đầu tư xây dựng (nếu có). Đồng thời xác minh, ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu cơ, thổi giá, lừa đảo, rửa tiền, có hành vi trục lợi liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản tại dự án Nhà ở xã hội Thuận Thành (Thuận Thành Royal).
Nguyên Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long bị khai trừ khỏi Đảng
Ông Phạm Hồng Hà đã có những vi phạm, khuyết điểm: Trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; làm trái quy định của Nhà nước về đấu thầu, quản lý đầu tư; bản thân và một số cán bộ, nhân viên thuộc quyền bị xử lý hình sự.