Còn nhớ, năm 2023, Quốc hội đã thông qua việc bổ sung, sửa đổi Luật Đấu thầu để góp phần hoàn thiện hơn cho Luật Đấu thầu năm 2013. Trong đó: Các trường hợp hủy thầu được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 so với Điều 17 Luật Đấu thầu 2013 có những “bổ sung” được xem là chi tiết hơn, cụ thể hơn. Một số chuyên gia nhận định: “sau 10 năm Luật Đấu thầu được sửa đổi, bổ sung lại càng thêm hoàn chỉnh”. Điều này góp phần vô cùng quan trọng trong việc ngăn chăn tình trạng “thông thầu, bao thầu” hoặc “gian lận” trong hoạt động đấu thầu…
Nhìn lại Luật Đấu thầu năm 2013…
Để thấy rõ, việc sửa đổi, bổ sung tại Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 có những “bước tiến hơn” so với Điều 17 Luật Đấu thầu 2013, xin được trích dẫn cụ thể như sau:
Các trường hợp hủy thầu của Luật Đấu thầu 2013 có ghi rõ: “Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu” hoặc “Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu” thì sẽ bị huỷ thầu...
Bên cạnh đó, trường hợp Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án cũng sẽ bị huỷ thầu.
Ngoài ra, trường hợp đáng chú ý nhất để huỷ thầu theo Luật Đấu thầu năm 2013 là: “có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cũng thuộc trường hợp bị huỷ thầu”.
Sở dĩ đây được xem là trường hợp đáng chú ý vì: Thời gian qua, Cơ quan điều tra đã khởi tố nhiều vụ án về việc đưa hối lộ và nhận hối lộ trong hoạt động đấu thầu. Điển hình gần đây nhất là ngày 15/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan…hay như việc khởi tố về vụ nhận hối lộ; Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn…vv…
Luật Đấu thầu được bổ sung, sửa đổi có bước tiến gì?
Mặc dù “các trường hợp huỷ thầu” của Luật Đấu thầu năm 2013 được đề ra đã khá chi tiết, đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, phải đến khi sửa đổi, bổ sung, Luật Đấu thầu năm 2023” mới “được phân chia rõ ràng cho đối tượng lựa chọn nhà thầu và lựa chọn đầu tư”…
Cụ thể: Đối với các trường hợp hủy thầu của Luật Đấu thầu 2023 có chia thành 02 đối tượng gồm “nhà thầu” và “nhà đầu tư”.
Trong đó, các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn “nhà thầu” có ghi rõ: “Tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu …” thì sẽ bị huỷ thầu. Ngoài ra, việc: “Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ”...
Bên cạnh đó: “Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu 2023, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu… hoặc Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu 2023” cũng đều sẽ bị huỷ thầu…
Ngoài ra: “Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu 2023 dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu” cũng đều bị huỷ thầu tương tự như trên.
Một số các nhà thầu hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đấu thầu nhận định: Từ các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn “nhà thầu” được ghi rõ nêu trên, thì Luật Đấu thầu năm 2023 cũng bổ sung “Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư” cũng không kém phần chặt chẽ. Cụ thể: “Tất cả hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu; (hoăc): Thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư kinh doanh vì lý do bất khả kháng, làm thay đổi tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu đã phát hành…
Bên cạnh đó, Hồ sơ mời thầu có một hoặc một số nội dung không tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu 2023, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư được lựa chọn không còn đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh; hoặc Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu 2023… hay Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu 2023 dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư…đều được xem là các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư…
Như vậy, câu hỏi: “Các gói thầu trong vụ án “đưa, nhận hối lộ” có bị huỷ thầu?”, chúng ta chỉ căn căn cứ vào các trường hợp hủy thầu được quy định tại Luật Đấu thầu 2013 và việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu 2023 như đã phân tích nêu trên sẽ rõ…
Con đường dẫn đến “đưa, nhận hối lộ”…
“Đưa hối lộ” và “nhận hối lộ” có mối quan hệ bắc cầu với nhau. Liên quan đến các vụ án bị khởi tố trong lĩnh vực đấu thầu vừa qua cho thấy, các nhà thầu thường dùng tiền bạc mua chuộc hối lộ quan chức để được trúng thầu. Bởi vậy, thông thường các vụ án khởi tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" thì sẽ kéo theo các tội danh là "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ".
Theo quy định: "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Đưa hối lộ" có mức hình phạt cao nhất tới 20 năm tù. Với tội "Nhận hối lộ" thì có hình phạt cao nhất đến tù chung thân hoặc tử hình nếu của nhận hối lộ từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
Tại Điều 222, Bộ luật Hình sự quy định hành vi vi phạm về đấu thầu gồm: “Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; Thông thầu; Gian lận trong đấu thầu; Cản trở hoạt động đấu thầu; Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu hoặc chuyển nhượng thầu trái phép”. Hành vi cấu thành tội phạm khi gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức cá nhân từ 100.000.000 đồng trở lên. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Chủ thể của tội danh này thường là người có chức vụ quyền hạn, thuộc các cơ quan Nhà nước khi được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đưa hối lộ phần lớn vì nhà thầu có năng lực yếu kém, vì vậy muốn trúng thầu thường phải dùng tiền để “bôi trơn” cho người có chức vụ quyền hạn để được phê duyệt trúng thầu, từ đó tạo ra tình trạng “quân xanh, quân đỏ” để bao thầu và thông thầu. Và đây chính cũng là nguyên nhân dẫn đến hành vi "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ"…
Để tránh được trình trạng tiêu cực này thì các cơ quan chức năng ngoài việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ để xử lý nghiêm vi phạm, thì cần phải lựa chọn nhà đầu tư/ nhà thầu với các quy trình hết sức chặt chẽ, nhất là năng lực tài chính phải đặt ra “tiêu chí hàng đầu”. Vì năng lực tài chính của chủ đầu tư được ví là “thước đo sức khoẻ” của dự án, một dự án hoàn thành đúng tiến độ hay không phần lớn phụ thuộc vào năng lực tài chính của Chủ đầu tư, cũng như năng lực nhà thầu trực tiếp thi công…
Mới đây nhất, Cục thuế TP. HCM ban hành danh sách 278 doanh nghiệp nợ thuế, tính đến thời điểm tháng 03/2024 tổng số tiền thuế nợ là hơn 3.842 tỷ đồng. Trong đó có nhiều doanh nghiệp bất động sản đang sở hữu những dự án khủng nhưng chưa triển khai hoặc đang triển khai. Số tiền nợ thuế tính đến kỳ tháng 03/2024 của một số các doanh nghiệp bất động sản điển hình gồm: (Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Địa ốc Trường Thịnh Phát nợ 89.232.892.380 đồng; Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức nợ 91.177.677.525 đồng; Công ty Cổ phần Bất động sản Khải Thịnh nợ 46.117.054.886 đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cotec nợ 37.857.176.164 đồng; Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Địa Ốc Hai nợ 16.165.794.003 đồng)...vv..., Ngoài ra, đáng chú ý nhất về những doanh nghiệp bất động sản đang sở hữu nhiều dự án bị nêu tên trong danh sách nợ thuế phải kể đến là Công ty Cổ phần Euro Window. Cụ thể, ngày 02/05/2024, ông Nguyễn Nam Bình, Cục trưởng Cục Thuế TP. HCM ký văn bản số: 749/QĐ-CT-CC Quyết định về việc “cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn” đối với Chi nhánh Công ty Cổ phần Euro Window tại TP. HCM (Địa chỉ: 39 Bis Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM). Lý do bị cưỡng chế: “Người nộp thuế có thu tiền nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế”…số tiền bị cưỡng chế là 10.535.117.644 đồng…
Về trường hợp các doanh nghiệp đang sở hữu những dự án khủng nhưng chưa triển khai hoặc đang triển khai mà bị nợ thuế có lẽ sẽ khiến cho nhiều khách hàng vô cùng lo lắng. Bởi, nếu Chủ đầu tư không đảm bảo “sức khoẻ kinh tế” để triển khai dự án thì dự án khó có khả năng hoàn thành đúng tiến độ. Để giải quyết tình trạng này, có lẽ các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương, đến địa phương cần đồng loạt rà soát lại năng lực tài chính của doanh nghiệp đang triển khai các dự án tại các địa phương…
Xuân Hoàng