Chủ nhật 17/11/2024 13:42
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bộ Y tế cho phép Bệnh viện E “lựa chọn nhà thầu” gói thầu lên tới hàng trăm tỷ đồng

12/10/2020 00:00
Một chủ doanh nghiệp ở Hà Nam đã tìm đến Bệnh viện E để mua hồ sơ tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, việc mua được hồ sơ không hề đơn giản.

Như báo chí đã phản ánh, đọc được thông tin trên báo Đấu Thầu, một chủ doanh nghiệp ở Hà Nam đã tìm đến Bệnh viện E để mua hồ sơ tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, việc mua được hồ sơ không hề đơn giản. Tiếp tục tìm hiểu về dự án, phóng viên không khỏi băn khoăn khi tổng giá trị gói thầu vượt quá thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nhưng lãnh đạo Bộ Y tế vẫn ký quyết định cho phép Bệnh viện E “tổ chức thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu”...

Bệnh viện E - nơi đang có dư luận lo ngại về việc được giao tổ chức “lựa chọn nhà thầu” đối với dự án trị giá trên 100 tỷ đồng.

Dự án 568 tỷ đồng, và...

Theo tài liệu phóng viên thu thập được, dự án có tên gọi là: Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện E. Dự án này được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phê duyệt ngày 31/10/2017 bằng quyết định số 4875/QĐ-BYT. Căn cứ pháp lý để Bộ trưởng Tiến dẫn nguồn ký quyết định phê duyệt dự án là Nghị định số 75/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 42/2017/NĐ-CP, Nghị định 32/2015/NĐ-CP, Nghị định 46/2015/NĐ-CP và hàng loạt Thông tư, Quyết định liên quan khác.

Theo thiết kế, dự án Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện E có quy mô 12 tầng nổi, 1 tầng hầm, tổng diện tích sàn 12.589m2 (không bao gồm tầng hầm và tum mái), diện tích xây dựng 1.259m2, đáp ứng 150 giường bệnh điều trị nội trú. Tổng mức đầu tư của dự án là 568 tỷ đồng, trong đó: Chi phí xây dựng: 193,64 tỷ đồng; chi phí mua sắm trang thiết bị: 290,695 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án: 7,332 tỷ đồng; chi phí tư vấn: 15,253 tỷ đồng; chi phí khác: 4,25 tỷ đồng; dự phòng: 56,8 tỷ đồng. Dự án được hình thành từ nguồn vốn “Trái phiếu Chính phủ”.

Quyết định số 4875/QĐ-BYT phê duyệt dự án có nêu: “Chủ đầu tư ký hợp đồng ủy thác công tác quản lý dự án với Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế”

Tại mục 15 của Quyết định này, hình thức quản lý dự án được Bộ trưởng Bộ Y tế nêu:

“Chủ đầu tư ký hợp đồng ủy thác công tác quản lý dự án với Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế với nội dung chính như sau: Bệnh viện E là Chủ đầu tư có trách nhiệm: quản lý vốn đầu tư, chủ tài khoản, thực hiện tạm ứng - thanh toán, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán chi tiết, phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu (cả gói thầu dự án), ký các văn bản trình Bộ Y tế; Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế có trách nhiệm thực hiện những công tác quản lý dự án còn lại”.

Như vậy, ngay tại quyết định này, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng không nêu việc cho phép Bệnh viện E tổ chức đấu thầu. Thế nhưng, ngày 06/11/2018, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến lại ký quyết định số 6728/QĐ-BYT “phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đợt 2 năm 2018 Dự án: Xây dựng Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện E”, cho phép “Chủ đầu tư là Bệnh viện E có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu” (thực chất là tổ chức đấu thầu-PV) có tổng giá trị lên tới hơn 287 tỷ đồng. Sau khi quyết định này của Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến được phát hành, đã gây nghi ngại đối với không ít chuyên gia về lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Những vấn đề cần làm rõ

Theo quy định tại điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 thì “hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng” phải căn cứ vào quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức tổ chức quản lý dự án... Nếu căn cứ vào nội dung của điều luật này thì “Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế” được nêu trong quyết định số 4875/QĐ-BYT ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến mới là đơn vị có đủ điều kiện, thẩm quyền để “tổ chức thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu” theo quy định của pháp luật chứ không phải là Ban giám đốc Bệnh viện E. Bệnh viện E phải ký hợp đồng ủy thác đối với việc quản lý dự án cho “Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế” theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Về thẩm quyền của chủ đầu tư dự án trong việc tổ chức đấu thầu, tại điều 21 - Nghị định 59/2015-NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ có nêu: Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án trong trường hợp: dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình xây dựng quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.

Thế nhưng, ngày 06/10/2018, ông Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế lại ký văn bản cho phép Bệnh viện E “tổ chức thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu” gói thầu trị giá hơn 287 tỷ đồng.

Qua tìm hiểu của phóng viên, Bệnh viện E không có Ban Quản lý dự án riêng với các chuyên gia có chuyên môn, có trình độ trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành mà việc tham mưu, tổ chức triển khai các bước của dự án Trung tâm Ung bướu nêu trên chỉ trông chờ vào Phòng Hành chính - Quản trị do cử nhân Phạm Trung Hiếu làm trưởng phòng. Vào thời điểm phóng viên có mặt, phòng Hành chính - Quản trị chưa trình ra được “hợp đồng ủy thác” giữa Chủ đầu tư với Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế”. Ông Hiếu giải thích: Sở dĩ Bệnh viện E được quyền “tổ chức thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu” là căn cứ theo quyết định 6728/QĐ-BYT ngày 06/11/2018 nêu trên.

Như vậy, giữa quyết định số 4875/QĐ-BYT ngày 31/10/2017 về phê duyệt dự án xây dựng Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện E của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến ký và quyết định 6728/QĐ-BYT ngày 16/11/2018 do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến ký mới đây có gì mâu thuẫn? Liệu rằng, với đội ngũ cán bộ hiện có tại phòng Hành chính - Quản trị Bệnh viện E có đủ năng lực, trình độ, thẩm quyền để “tổ chức thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu”?

Vừa qua, ở một số Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế cũng đã xảy ra những lo ngại trong xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, khiến dư luận nghi ngờ, phải chăng là việc “tổ chức thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu” đã được giao không đúng thẩm quyền, trái quy định pháp luật? Dư luận rất mong chờ vào các động thái tích cực của Bộ Y tế, mà đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, để tránh những hệ lụy không đáng có. Các Vụ chức năng của Bộ Y tế cần rà soát ngay từ đầu các công đoạn tiến hành dự án tại Bệnh viện E, để Trung tâm Ung bướu sớm được đưa vào khai thác, phục vụ nhân dân.
Theo TC&DN

Tin bài khác
Năng lượng sạch – Nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

Năng lượng sạch – Nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

Long An hiện có nhu cầu lớn trong việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Trong quy hoạch từ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 Ninh Thuận sẽ phát triển nền kinh tế xanh: Công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, du lịch xanh, đô thị xanh, chuyển đổi xanh. Tỉnh mong muốn tìm được các nhà đầu tư có tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật cao đảm bảo phát triển bảo vệ môi trường bền vững.
Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu tích cực giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024, đưa ra các giải pháp để khắc phục các khó khăn.
Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Trọng Hài bày tỏ quyết tâm đưa tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh lên trên 95% vào cuối năm 2024.
Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050 nhấn mạnh việc không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, thay vào đó là phát triển kinh tế xanh.
Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bộ Công Thương cam kết tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện trong năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống.
Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024 được xem như bước ngoặt đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”…
Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

"Hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số (CNS). Hãy để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS", theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Ngày 14/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, UBND Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn Thành phố.tháng 11 năm 2024.
Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội về việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân, coi đây là giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp điện ổn định.
Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á, tận dụng các lợi thế về nhân lực, chi phí, và sự hỗ trợ quốc tế.
Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 14/11, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác Trung ương, hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai và Tập đoàn SCG đã đề cập đến các khó khăn gặp phải trong thời gian qua.
Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, định hướng mới của Bình Dương là phát triển hệ sinh thái đô thị - công nghiệp thông minh, trong đó kinh tế số là nòng cốt.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt 56,35%, đạt tỉ lệ thấp so với cùng kỳ năm 2023.
Tháo gỡ điểm nghẽn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Tháo gỡ điểm nghẽn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có nhiều đột phá, tháo gỡ điểm nghẽn và cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển.