Thứ tư 04/12/2024 15:47
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghệ số Việt Nam đã có những bước phát triển khích lệ

11/12/2023 16:45
Theo Bộ trưởng, nhìn lại chặng đường 4 năm từ 2019 đến nay, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ.
Ảnh minh họa
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn.

Sáng 11-12, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (Diễn đàn Make in Viet Nam) lần thứ 5 với chủ đề "Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động". Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được tổ chức vào tháng 12 hằng năm.

"Tháng 12 cũng là dịp kỷ niệm ngày lễ đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số. Ngày Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 12/12. Việt Nam đến giờ có lẽ vẫn là nước duy nhất trên thế giới có ngày vinh danh các doanh nghiệp công nghệ số" – Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, nhìn lại chặng đường 4 năm từ 2019 đến nay, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng 30%, doanh thu công nghiệp công nghệ số tăng 32%, tỷ trọng Make in Vietnam- làm ra tại Việt Nam của các sản phẩm công nghiệp công nghệ số tăng từ 21% lên 29%. Riêng lĩnh vực sản xuất phần mềm cho nước ngoài tăng trưởng 43% và Việt Nam hiện có trên 1.400 doanh nghiệp loại này, với doanh thu đang tiến dần đến mốc 10 tỷ USD.

Theo người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông, năm 2019, chúng ta đã đặt tên, khai sinh ra cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, với sứ mệnh Make in Viet Nam: Nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình, và hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Việt Nam không chỉ lắp ráp, gia công, mà còn là sáng tạo ra sản phẩm Việt Nam, giải bài toán Việt Nam và từ đây đi ra toàn cầu. Muốn đi xa thì hãy nhớ lấy sứ mệnh ban đầu ấy.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, phát triển kinh tế số thì quan trọng nhất là các ứng dụng số, ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành. Vậy ai sẽ là người làm việc này? Đó phải là các nhà mạng, là các doanh nghiệp công nghệ số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các nhà mạng, các doanh nghiệp số là những người làm việc này vì có hạ tầng, công nghệ và nhân lực. Doanh nghiệp công nghệ số từ nay có thêm một sứ mệnh mới là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua sáng tạo ứng dụng số, chuyển đổi số, đó cũng là cách tăng năng suất lao động.

Năm 2024 là năm thương mại hóa phát triển thương mại hóa 5G toàn quốc, tạo hạ tầng cho công nghiệp, đồng thời phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) hẹp.

“Công việc con người là nuôi dạy đứa con AI, mỗi người có một trợ lý ảo. Trợ lý không chỉ là tri thức của nhân loại mà còn mang bản sắc cá nhân. Năm 2024 cũng là năm phát triển toàn diện công nghiệp bán dẫn - công nghiệp trọng yếu quốc gia trong 30 đến 50 năm tới. Không Make in Việt Nam, nước ta không thể là nước phát triển, không thể tự cường và thịnh vượng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Năm 2024 cũng là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn. Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, và không chỉ có vậy, nó còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong 30-50 năm tới.

Theo Bộ trưởng, lợi thế căn bản nhất của chúng ta là người Việt Nam có gien về STEM (toán, kỹ thuật, công nghệ và khoa học). STEM là căn bản của công nghệ bán dẫn, của thiết kế chip. Trong các lợi thế thì lợi thế gien là quan trọng nhất, chắc cũng không kém lợi thế về địa chính trị. Từ lợi thế nhân lực sẽ ra các lợi thế khác. Từ trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn sẽ dẫn tới trung tâm toàn cầu về công nghiệp bán dẫn.

Chúng ta phát triển công nghiệp bán dẫn thì nên nhìn nó trong một ngữ cảnh lớn hơn. Nếu nói về thị trường thiết kế chip bán dẫn khoảng 60 tỷ USD, nếu nói cả ngành công nghiệp bán dẫn là 600 tỷ USD, nhưng ngành công nghiệp điện tử thì trên 3.000 tỷ USD, còn ngành công nghiệp chuyển đổi số trên 20.000 tỷ USD, tức là lớn hơn 30 lần ngành công nghiệp bán dẫn.

Phát triển công nghiệp bán dẫn cũng là cơ hội để Việt Nam dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà (như thiết điện tử tiêu dùng, thiết bị điện tử y tế, thiết bị điện tử công nghiệp,...), nhất là khi ngành này đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang thiết bị điện tử AI, thiết bị IoT.

Công nghiệp bán dẫn là một chuỗi cung ứng, một hệ sinh thái có tính toàn cầu. Chúng ta sẽ phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam trong một hệ sinh thái trong nước và toàn cầu. Theo đó, vừa có tự chủ, vừa có hợp tác quốc tế nhưng Việt Nam vẫn phải tiến tới một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, không chỉ là một vài công đoạn. Công nghệ đang thay đổi rất nhanh, có thể còn nhanh hơn. Bộ trưởng nhấn mạnh, chỉ có một chuỗi cung ứng quốc gia đầy đủ thì mới đáp ứng được tốc độ nhanh và giá thành thấp.

Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (Diễn đàn Make in Viet Nam) lần thứ 5 với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

Diễn đàn là sự kiện lớn của ngành nhằm tổng kết, đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong 4 năm qua, truyền tải những tư tưởng cốt lõi về phát triển công nghệ số, tinh thần Make in Viet Nam, ứng dụng số để giúp tăng doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động...

Thu Minh (T/h)

Tin bài khác
Việt Nam mở rộng thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR thêm 3 nước

Việt Nam mở rộng thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR thêm 3 nước

Theo định hướng chiến lược năm 2025, NAPAS sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới thanh toán QR xuyên biên giới đến các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thành lập sàn dữ liệu - cơ hội mới từ thị trường dữ liệu

Thành lập sàn dữ liệu - cơ hội mới từ thị trường dữ liệu

Sàn dữ liệu được thành lập từng bước thiết lập thị trường dữ liệu, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu để thúc đẩy chuyển đổi số.
Yên Bái: Chuyển đổi số vì người dân và doanh nghiệp

Yên Bái: Chuyển đổi số vì người dân và doanh nghiệp

Với phương châm “Đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả”, thành phố Yên Bái sẽ thực hiện kế hoạch chuyển đổi số năm 2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức vận hành app dịch vụ công

Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức vận hành app dịch vụ công

Ngày 24/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, địa phương đã chính thức vận hành ứng dụng (app) dịch vụ công với tên "DVC Bà Rịa - Vũng Tàu".
Chuyển đổi số trong giáo dục tại Đồng Tháp: Hướng tới nền giáo dục hiện đại

Chuyển đổi số trong giáo dục tại Đồng Tháp: Hướng tới nền giáo dục hiện đại

Tại tỉnh Đồng Tháp, giáo dục là một trong ba lĩnh vực trọng tâm được đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Phú Thọ: Tập huấn kỹ năng kinh doanh số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Phú Thọ: Tập huấn kỹ năng kinh doanh số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Ngày 19/11, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương tổ chức tập huấn chuyên sâu về kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số nhằm phát triển thương hiệu và xây dựng hình ảnh hiệu quả cho doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX).
VietinBank Phú Thọ: Đồng hành chuyển đổi số tại địa phương

VietinBank Phú Thọ: Đồng hành chuyển đổi số tại địa phương

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (VietinBank Phú Thọ) luôn coi việc tham gia vào quá trình chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Ứng dụng Sáng kiến Hưng Gia: Hiện đại hoá sinh hoạt dòng họ hiệu quả và thiết thực

Ứng dụng Sáng kiến Hưng Gia: Hiện đại hoá sinh hoạt dòng họ hiệu quả và thiết thực

Ứng dụng Sáng kiến Hưng Gia được xây dựng với khát vọng trở thành nền tảng hàng đầu tại Việt Nam trong việc kết nối, bảo tồn và phát huy giá trị gia đình, dòng họ.
Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số

Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghệ số tác động mạnh mẽ đối với du lịch. Chuyển đổi số ngành du lịch thể hiện qua việc thay đổi cách vận hành truyền thống diễn ra mạnh mẽ.
An toàn thông tin doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

An toàn thông tin doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ; sự gia tăng của các mối đe dọa an ninh mạng đang đặt ra những thách thức cho các tổ chức và doanh nghiệp.
Tiềm năng của thế giới công nghệ Blockchain và tiền điện tử

Tiềm năng của thế giới công nghệ Blockchain và tiền điện tử

Trên thế giới, thị trường tiền mã hóa có những bước phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, mặc dù không được thừa nhận, nhưng một số loại tiền mã hóa trên thế giới như Bitcoin, Ethereum, Litecoin và Ripple... đều đã xuất hiện và có những giao dịch.
An Giang đặt mục tiêu lọt Top 20 địa phương dẫn đầu chuyển đổi số vào năm 2025

An Giang đặt mục tiêu lọt Top 20 địa phương dẫn đầu chuyển đổi số vào năm 2025

An Giang đặt mục tiêu đẩy mạnh Chương trình chuyển đổi số, hướng đến trở thành một trong 20 tỉnh thành tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số vào năm 2025.
Viettel An Giang ra mắt mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu 20 năm hành trình kết nối công nghệ

Viettel An Giang ra mắt mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu 20 năm hành trình kết nối công nghệ

Viettel chính thức khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, trùng với dịp kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động và hướng tới 80 năm ngày thành lập QĐND.
Yên Bái: Hội thảo "Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp"

Yên Bái: Hội thảo "Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp"

Ngày 22/10/2024, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp” thu hút hơn 200 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia.
Đà Nẵng trở thành địa phương đầu tiên ban hành Khung năng lực công dân số

Đà Nẵng trở thành địa phương đầu tiên ban hành Khung năng lực công dân số

Theo Sở TT&TT TP Đà Nẵng, Khung năng lực số cho công dân trên địa bàn TP Đà Nẵng được tham khảo từ khung năng lực số DigComp của Ủy ban châu Âu.