Các sáng kiến về quyền sở hữu trí tuệ đang bị đe dọa bởi các nhà hoạt động kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tạm thời đình chỉ các quy tắc bảo vệ. Đặc biệt, các thành viên WTO gần đây đang xem xét quyết định hủy bỏ nhiều quy định sở hữu trí tuệ đối với vaccine mRNA và tuyên bố đây là biện pháp đẩy nhanh tiến trình phân phối vaccine trên khắp thế giới. Trên thực tế, các cải tiến trong ngành dược phẩm được bảo vệ bởi một loạt các biện pháp sở hữu trí tuệ. Luật thương mại toàn cầu cho phép các quốc gia nới lỏng quy định về bằng sáng chế trong các tình huống y tế cộng đồng khẩn cấp ví dụ như dịch vệnh, các nhà hoạt động đã tập trung nỗ lực ủy quyền đối với hệ thống bảo vệ sở hữu trí tuệ thông qua những quy định tạm thời của WTO. Tuy nhiên những động thái trên không đủ bằng chứng để khẳng định tuyên bố đình chỉ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp mở rộng phạm vi tiếp cận và phân phối vaccine.
Moderna và BioNTech là những cái tên nổi bật sau khi thế giới phát triển công nghệ cải tiến mRNA và đây là ví dụ cho thấy sự kết nối chặt chẽ giữa thị trường và đổi mới. Trước khi Moderna ra mắt công chúng, công ty đã đầu tư khoản tiền 400 triệu đô la hàng năm cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Cuối năm 2019, con số này đã tăng lên 496 triệu đô la và 1,37 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2020. Nhà sản xuất đã tăng số lượng lao động lên gấp đôi và liên tục mở rộng khả năng sử dụng hiệu quả của công nghệ mRNS. Moderna giải thích: “Tốc độ mà chúng tôi phát triển vaccine Covid-19 Moderna là quá trình phát triển và nghiên cứu sản phẩm vaccine trong nhiều năm”.
Trong khi đó, ngân sách của BioNTech đã tăng đáng kể kể từ sau sự kiện IPO của công ty và không ngừng tăng cường trong đại dịch. Phía BioNTECh cho hay: “Những thành công thương mại của chúng tôi phụ thuộc vào một phần khả năng duy trì, bảo vệ bằng sáng chế cũng như các sở hữu trí tuệ khác bao gồm bí mật thương mại”. Tỷ lệ thất bại trong phát triển thuốc lên tới hơn 96% bao gồm 90% tỷ lệ thất bại xuyên suốt quá trình phát triển lâm sàng. Các công ty như Moderna và BioNTech đã đầu tư hàng triệu đô la, thậm chí là hàng tỷ đô la đầu tư phát triển công nghệ mới mà không có bất kỳ sự đảm bảo nào cho thành công của sản phẩm. Nếu WTO miễn trừ các quy định bảo vệ sở hữu trí tuệ, các công ty trên không những có khả năng mất quyền sáng chế vaccine liên quan mà còn có nguy cơ bị chính phủ ép buộc từ bỏ độc quyền đối với sản phẩm của chính công ty.
Năm 2012, quốc hội Hoa Kỳ đã phê duyệt Đạo luật Khởi nghiệp Kinh doanh (Đạo luật JOBS) nhằm khuyến khích tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ bằng cách nới lỏng nhiều quy định chứng khoán của đất nước, tăng cường huy động vốn và thệm chí tiến tới ra mắt công chúng IPO. Đạo luật JOBS đã thúc đẩy các công ty niêm yết quy mô nhỏ như Moderna, cho phép doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn và nguồn lực nhằm nâng cao hoạt động như thuê thêm nhân lực và nhân rộng các nghiên cứu và dự án phát triển quan trọng. Đạo luật này đã mang lại lợi ích đáng kể cho ngành công nghiệp công nghệ sinh học. Các công ty công nghệ sinh học như Moderna và BioNTech trở nên nổi bật trong đại dịch khi tập trung vào phát triển thuốc, vaccine và các phương pháp trị liệu. Thông thường, các duy nhất để một công ty công nghệ sinh học đảm bảo nguồn tài chính dài hạn mà họ cần trở thành sản phẩm mang tính sinh tồn là thông qua IPO.
Phát triển mang tính lịch sử của vaccine Covid-19 là ví dụ cho thấy các quy định thông minh có khả năng giúp kết nối doanh nghiệp với các nhà đầu tư, cung cấp việc làm và đưa sản phẩm ra thị trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Các nhà chính sách cần thực hiện cải cách sâu rộng trong tương lai và cho phép các doanh nghiệp niêm yết nhiều hơn cũng như đảm bảo các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ không suy yếu khi phải đối mặt với các quyết định thiếu tính định hướng.
TL