Thứ bảy 14/06/2025 21:13
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Bài học từ những thất bại của thương hiệu quốc tế trên thị trường Trung Quốc

07/10/2021 11:09
Trung Quốc được coi là một thị trường rộng lớn đủ để đảm bảo sự tăng trưởng và lợi nhuận bền vững. Trong quá khứ, đất nước này đã mang lại những cơ hội về lợi nhuận, cho ra đời nhiều câu chuyện thành công trên nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, thực
Urban Outfitters là một trong những bài học đắt giá về thất bại trên đất Trung
Urban Outfitters là một trong những bài học đắt giá về thất bại trên đất Trung. (Ảnh: Urban Outfitters)

Có thể kể đến nhà bán lẻ Urban Outfitters và Everlane của Mỹ đang rút khỏi thị trường Trung Quốc. Mặc dù mọi thất bại của thương hiệu đều có nguyên nhân riêng nhưng để lại ba bài học chính giúp tạo điều kiện cho thương hiệu thành công ở thị trường lớn nhất thế giới. Những bài học này được đúc kết, học hỏi từ những sai lầm đắt giá của những người đi trước.

Các thương hiệu quốc tế thường mắc sai lầm khi hạ thấp áp lực cạnh tranh trong nước. Những nhãn hàng cao cấp có thể ít bị ảnh hưởng hơn nhưng nhiều nhà bán lẻ thời trang bao gồm Bershka, Pull & Bear, Straparius, Old Navy, New Look và Superdry không tránh khỏi sự hỗn loạn cạnh tranh và thu hút người mua giữa hàng trăm nghìn lựa chọn trong nước. Nhưng đây không phải nhiệm vụ dễ dàng khi các thương hiệu trong nước có thể trở nên nổi bật hơn về chi phí và vận hành chuỗi cung ứng. Nhiều nhãn hàng nước ngoài đã phải "khăn gói ra đi", đặc biệt trong một thị trường ngày càng đông đúc. Urban Outfitters có lợi thế thể hiện bản sắc văn hóa ở Mỹ nhưng thiếu hòa nhập với nét đẹp phương Đông.

Khi các cái tên Trung Quốc tiếp tục phát triển chuỗi giá trị, thương hiệu cao cấp nước ngoài và thậm chí hàng xa xỉ phải đặt câu hỏi: Liệu tên tuổi của họ có còn chinh phục được người tiêu dùng Trung Quốc đầy khát vọng và tự hào dân tộc hay không? Theo WPP BAV Best Countries 2021, 76% người Trung Quốc được hỏi sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những thứ sản xuất tại Trung Quốc.

Thích nghi

Starbucks là một ví dụ thuyết phục về cách chuỗi cà phê lớn nhất thế giới thành công thích nghi với thị trường Trung Quốc như thế nào. Trước đó, nhiều thương hiệu thời trang mắc lỗi bỏ qua yêu cầu xây dựng chiến lược phù hợp với địa phương. Forever 21 đã rời Trung Quốc vào năm 2019 do không đáp ứng được nhu cầu người bản địa khi bán quần áo size quá lớn hoặc hở hang chỉ phù hợp với thị trường phương Tây.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng chậm và chi phí lớn khi thuê gian hàng trong các khu mua sắm sầm uất khiến thương hiệu khó thu hồi vốn. Ngoài ra, sự khác biệt giữa các địa phương cũng đóng vai trò quan trọng. Asos, nhà bán lẻ thời trang và mỹ phẩm trực tuyến của Anh thất bại đáng kể vào năm 2016 khi cố gắng bán một chủng loại theo mùa ở một quốc gia có nhiều vùng khí hậu khác nhau.

Hãng Du thuyền Na Uy Norwegian Cruise Line vấp phải lỗi cơ bản như trên khi ra mắt một du thuyền đặc biệt cho thị trường Trung Quốc. Con thuyền được trang hoàng xa hoa với những nét đặc trưng của kiến trúc Trung Hoa bao gồm các phòng trà, phòng hát karaoke, trong khi thực tế, hành khách Trung Quốc đang tìm kiếm một trải nghiệm theo phong cách phương Tây hơn.

Nhạy bén

Mọi giám đốc điều hành thương hiệu chắc chắn sẽ đồng ý rằng sự nhanh nhạy, nhạy bén là chìa khóa thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên, không thể phát triển chiến lược tăng trưởng là một trong những lý do khiến một số thương hiệu tiếp tục khó khăn ở Trung Quốc. Theo một bài báo của Harvard Business Review, KFC ở Trung Quốc giới thiệu khoảng 50 sản phẩm mới mỗi năm so với chỉ một hoặc hai sản phẩm ở Mỹ. Ngược lại, các mô hình kinh doanh thời trang khác thiếu sự mới mẻ hoặc hấp dẫn đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của nhiều nhà bán lẻ.

Trung Quốc là một bức tranh thể hiện sự thay đổi không ngừng của thị trường tiêu dùng và tầm quan trọng của hoạt động truyền thông xã hội là một trong những chỉ số chính phản ánh sự năng động này. Thật là bối rối khi nhiều thương hiệu quốc tế vẫn thiếu đầu tư vào nội dung trên mạng xã hội được điều chỉnh cho phù hợp với một thị trường cụ thể. Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi nhiều thương hiệu đã rút khỏi Trung Quốc bởi trong danh sách ban quản trị không có người Trung Quốc nắm giữ chức vụ cao cấp nhưng chính họ lại là đối tượng hiểu rõ thị trường nhất. Những thất bại trên nên là lời cảnh báo cho các thương hiệu và công ty có kế hoạch thâm nhập hoặc tái gia nhập thị trường Trung Quốc, bao gồm cả các thương hiệu cao cấp.

TL (theo Jingdaily)

Tin bài khác
Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng đã thu hút hơn 80 doanh nghiệp và các nhà phân phối tham dự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Thụy Điển đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển, nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Dự kiến vào tháng 10 tới, Việt Nam có thêm lô gạo phát thải thấp xuất khẩu sang Australia. Đây là những dấu hiệu tích cực không chỉ hoàn thành mục tiêu Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mà còn giúp gạo phát thải thấp của Việt Nam mở rộng hiện diện trên bản đồ xuất khẩu.
Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2025 chính thức khai mạc vào sáng 12/6 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Sau một năm mất mùa thì niên vụ 2025 quả vải thiều của cả Bắc Giang và Hải Dương dự kiến bội thu và đang được đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vào những thị trường cao cấp.
Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch phục hồi mạnh với 9,2 triệu lượt khách quốc tế, thương mại điện tử vượt 25 tỷ USD, trở thành trụ cột kép hỗ trợ GDP và là động lực tăng trưởng đột phá.
Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế lần thứ 13 về máy móc công nghiệp ngành nhựa và cao su ở Hà Nội 2025 (Hanoi Plas 2025) diễn ra từ ngày 4 đến 7/6 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm I.C.E Hà Nội. Sự kiện có sự tham dự của hơn 200 nhà triển lãm đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, với diện tích trên 9.000 mét vuông.
Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Không chạy theo số lượng, nhiều doanh nghiệp gạo Việt đang hướng đến các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản, Mỹ... để xây dựng thương hiệu, nâng giá trị hạt gạo và phát triển bền vững.
Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Việt Nam và bang Iowa (Hoa Kỳ) mở rộng hợp tác nông sản, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng xuyên đại dương, với nhiều thỏa thuận trị giá hàng trăm triệu USD.
"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025” được Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Nhân dân TP.HCM; Vụ Thanh toán - Thời báo Ngân hàng và Báo Tuổi Trẻ, phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM, Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam – Napas tổ chức vào ngày 14 – 15/6 tại đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM.
Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Nhằm chia sẻ cơ hội phát triển, góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh, đoàn kết, chung tay vì nền công nghiệp ô tô Việt Nam, VinFast sẽ tổ chức Hội nghị “Tăng cường nội địa hóa và phát triển hệ thống nhà cung cấp cho VinFast” vào ngày 9/6 tại Hà Nội với nhiều cơ hội và cam kết hấp dẫn.
Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt, khi hàng loạt yếu tố như tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập người dân tăng cao, chính sách mở cửa với đầu tư tư nhân và đặc biệt là sự quan tâm ngày càng lớn từ các quỹ đầu tư quốc tế.
Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp tài trợ 67 triệu euro cho dự án truyền tải điện tại Việt Nam – Khởi đầu cho quá trình hiện thực hóa Quan hệ đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP), mở ra cơ hội lớn cho giới đầu tư năng lượng.
Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đang tích cực làm việc để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường và xây dựng các “luồng xanh” cho nông sản xuất khẩu.
Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Tại buổi làm việc với Nghiệp đoàn giới chủ Pháp (MEDEF), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị doanh nghiệp Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong hạ tầng, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến và phân phối bán lẻ.