Tuy nhiên, khi miêu tả sản phẩm, Apple chủ yếu sử dụng hình ảnh chiếc nhẫn. Theo hãng, nhẫn thông minh thuận tiện hơn cho người dùng khi có thể đeo cả ngày và luôn tương tác trực tiếp với các thiết bị khác như smartphone một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Hãng lấy ví dụ nhẫn có thể thay thẻ ra vào các tòa nhà khi tích hợp nhận nhận dạng và thông tin cá nhân. Khi đi mua sắm, người dùng có thể sử dụng Apple Ring để thanh toán hoặc quét NFC. Việc đeo trên ngón tay hoặc cổ tay cũng giúp nhẫn thông minh nhận biết thao tác điều khiển bằng cử chỉ chính xác hơn. Sản phẩm có thể hoạt động độc lập hoặc dùng để điều khiển nhiều thiết bị công nghệ khác.
Thiết bị được mô tả cũng sẽ có khả năng theo dõi. Có thể thiết bị đeo được dùng để ghép nối với các thiết bị khác của Apple trong hệ sinh thái của hãng như iPhone hoặc Apple Watch.
Cũng cần lưu ý rằng, bằng sáng chế hiếm khi tương ứng với một sản phẩm cuối cùng. Mặc dù khả năng tồn tại của một thiết bị như vậy là cao nhưng cũng có thể Apple sẽ không tiếp tục phát triển sản phẩm thực tế. Hiện tại, nhẫn thông minh vẫn là một phân khúc tương đối nhỏ.
Mới đây, Apple cho biết, cũng đã được cấp bằng sáng chế về “màn hình riêng tư” nhằm tái khẳng định cam kết của công ty trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Trước đó, iOS cũng đã có các biện pháp kiểm soát quyền riêng tư mạnh mẽ và các thiết bị của công ty cũng tích hợp các tính năng bảo mật cấp phần cứng, chẳng hạn như Secure Enclave.
Hệ thống mới trong bằng sáng chế được mô tả trong bằng sáng chế sử dụng sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm để theo dõi ánh nhìn của người dùng và ẩn có chọn lọc nội dung màn hình.
Bằng sáng chế của Apple về tính năng “màn hình riêng tư” thể hiện một bước tiến đáng kể trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trên iPhone. Bằng cách sử dụng công nghệ phát hiện ánh mắt để che khuất nội dung có chọn lọc, Apple tìm cách ngăn chặn những cá nhân không được phép truy cập thông tin nhạy cảm.
Thu Hằng (t/h)