Ấn Độ “trang bị tốt hơn” để đối phó với làn sóng Covid-19 thứ ba
- 1
- Cơ hội giao thương
- 16:37 09/09/2021
DNHN - Theo Tiến sĩ Soumya Swaminathan làm việc tại Tổ chức Y tế Thế giới, Ấn Độ đã có sự chuẩn bị tốt hơn để ngăn chặn các đợt tấn công mới của Covid-19 tàn phá đất nước.

Quốc gia Nam Á này đã phải hứng chịu đợt càn quét lần thứ hai từ tháng 2 đến đầu tháng 5, trong đó số ca nhiễm hàng ngày và tỷ lệ tử vong tăng ở mức báo động, đẩy hệ thống chăm sóc sức khỏe đến bờ vực. Tuy nhiên, kể từ khi đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng, số ca bệnh giảm dần và hiện có khoảng trung bình 30 đến 40 nghìn ca mỗi ngày.
Xuất hiện trên kênh CNBC chuyên mục “Street Signs Asia” vào hôm thứ Tư, bà Swaminathan chia sẻ, thế giới đã biết đủ thông tin về virus Corona và hiểu cách virus tấn công những điểm yếu nào trên cơ thể con người cũng như tìm ra công cụ hay biện pháp y tế có hiệu quả. Theo bà: “Tôi nghĩ rằng chúng ta, tại Ấn Độ hiện đã được trang bị tốt hơn nhiều để ngăn chặn bất kỳ diễn biến dịch bệnh”.
Ấn Độ dự kiến sẽ xảy ra đợt lây nhiễm thứ ba trong năm nay nhưng nhiều chuyên gia y tế công cộng chỉ ra lần càn quét mới của Covid-19 sẽ ít tác động nghiêm trọng hơn so với hai đợt đầu tiên. Swaminathan nhận định: “Chuẩn bị ở cấp độ hệ thống y tế đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là nguồn ô xy và các cơ sở chăm sóc chữa bệnh... Điều cần thiết là tăng cường lực lượng lao động y tế bởi chỉ có trang thiết bị, vật liệu và thuốc là không đủ. Chúng tôi cũng cần các y tá, bác sĩ, kỹ thuật viên chăm sóc và nhân lực khác được đào tạo”. Swaminathan nói thêm rằng việc kết hợp tiêm chủng và các biện pháp y tế công cộng khác như đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người và đảm bảo mức độ xét nghiệm cao có thể đưa ra những cảnh báo sớm ngăn chặn một đợt bùng phát bùng phát khác. Trong đợt dịch thứ hai, các bệnh viện Ấn Độ ban đầu phải vật lộn với tình trạng thiếu giường và nguồn cung cấp ô xy, thuốc men hạn chế.
Dữ liệu chính thức cho thấy cho đến nay, Ấn Độ đã tiêm hơn 715 triệu mũi với khoảng 168 triệu người tiêm đủ hai liều cần thiết. Báo cáo của các phương tiện truyền thông cho biết, các quan chức Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho toàn bộ dân số trưởng thành của đất nước hơn 900 triệu người vào tháng 12. Tuy nhiên, mục tiêu được xem xét lại kỹ lưỡng sau khi Tòa án Cấp cao Delhi nhận được báo cáo khó có thể đạt được.
Để tiêm chủng đầy đủ cho dân số trưởng thành, Ấn Độ sẽ cần tổng cộng hơn 1,8 tỷ liều. Vào tháng 6, chính phủ đặt mục tiêu đầy tham vọng là có hơn 2 tỷ liều vắc xin vào tháng 12. Các nhà sản xuất vắc xin ở Ấn Độ đã tăng cường sản lượng trong những tháng gần đây. Swaminathan chỉ ra rằng, trong vài tuần qua, tốc độ tiêm chủng ở Ấn Độ đã tăng lên. Bà cho hay: “Với tốc độ này có thể đạt được mục tiêu tiêm chủng hầu hết cho người trưởng thành, khoảng 700 triệu người, nhưng vẫn còn cả một chặn đường dài phía trước”. Dữ liệu của chính phủ cho thấy trung bình Ấn Độ đã triển khai khoảng 7,5 triệu liều mỗi ngày kể từ ngày 1 tháng 9. Vào ngày 31 tháng 8, khoảng 14,1 triệu liều đã được hoàn tất.
TL (theo CNBC)
Bài liên quan
#covid

Người trồng mai lo ngay ngáy thất thu vụ Tết
Theo các chủ vườn mai trên địa bàn tỉnh, mặc dù nhiều năm gắn bó với cây mai nhưng chưa năm nào họ rơi vào tình trạng vắng khách như năm nay.

Châu Âu: Hàng nghìn người biểu tình phản đối hộ chiếu vắc xin
Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Helsinki, London, Paris và Stockholm.

Nghiên cứu: Người nhiễm COVID-19 thể nhẹ bị ảnh hưởng trí nhớ và khả năng chú ý
Nhiễm COVID-19 nhẹ vẫn bị ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng chú ý.

Đồng Nai: 8,4 ngàn bệnh nhân F0 không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ điều trị Covid-19 tại nhà
Thông tin từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh ngày cho biết, có hơn 285,6 ngàn trường hợp đã được điều trị khỏi bệnh, hơn 1,6 ngàn trường hợp tử vong, 387 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, hơn 8,4 ngàn bệnh nhân không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà.

Tăng tốc tiêm vắc xin, chấn chỉnh phòng chống dịch
Thủ tướng yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine, chấn chỉnh việc áp dụng pháp phòng chống dịch không phù hợp.

Đông Nam Á chạy đua tiêm tăng cường trước khi làn sóng Covid-19 mới tấn công
Biến thể Omicron đe dọa lặp lại kỷ lục lây nhiễm mùa hè năm ngoái.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Hiệp hội Đài Việt kết nối cho Đồng Tháp hợp tác trong lĩnh vực y khoa
Chiều ngày 26/5, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu có buổi làm việc (trực tuyến) với Hiệp hội phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục Đài-Việt để kết nối hợp tác trong lĩnh vực y khoa. Về phía Hiệp hội có bà Ngô Phẩm Trân - Chủ tịch Hiệp hội.
An Giang: Khơi dậy tiềm năng, hợp tác phát triển
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Kế hoạch số 343/KH-UBND ngày 25/5/2022 về tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2022. Thời gian tổ chức dự kiến vào ngày 02/11/2022, tại Hội trường tỉnh An Giang.
Vĩnh Phúc thu hút hơn 800 triệu USD vốn đầu tư từ Thái Lan
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến tháng 4/2022, tỉnh thu hút được 435 dự án FDI đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư trên 7,2 tỷ USD. Trong đó, Thái Lan có 15 dự án, tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD, đứng thứ 4 các quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh, chỉ đứng sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Algeria
Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeria khoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD. Còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường này.
Thủy sản tại thị trường châu Âu tăng giá
Chi phí khai thác cá tăng vọt trong thời gian gần đây đã khiến nhiều ngư dân Italy đình công suốt 1 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cá tươi ra thị trường.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
Đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) tăng thêm 200 đồng/kg, lên khoảng 9.200 – 9.500 đồng/kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7. Đây là mức giá cao hơn từ 20 – 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch
Diễn đàn Doanh nghiệp Trực tuyến Việt Nam (VOBF) 2022 do VECOM tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Ba, tập trung vào vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch.
EU sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới?
Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (USDA) ước tính rằng EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới vào năm 2022, với lượng xuất khẩu ngoài EU đạt 4,8 triệu tấn, chiếm 40,7% tổng lượng lợn của EU.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc vẫn diễn ra ảm đạm
Theo đại diện của Vinafruit, các lô hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quý II do nước này tiếp tục tuân thủ chính sách Zero COVID. Hơn nữa, kỹ thuật logistics của Việt Nam không đa dạng, phần lớn là đường bộ. Xuất khẩu rau quả sẽ ngay lập tức tạm dừng nếu cửa khẩu bị đóng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 4 đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 33,3% so với cùng tháng năm 2021.