Cán bộ bộ phận Một cửa xã Thanh Liệt hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến. Ảnh: Linh Chi.
Theo đó, CCHC được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý của các cấp, các ngành. Kế hoạch đặt ra mục tiêu phấn đấu 100% các cơ quan, đơn vị có sáng kiến CCHC. 100% UBND các quận, huyện, thị xã triển khai chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC đối với UBND cấp xã trực thuộc; 100% cơ quan, đơn vị bố trí công chức, viên chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt.
Trong năm 2019, 80% TTHC sẽ thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 (tính trên tổng số các TTHC được đánh giá là phù hợp thực hiện DVCTT mức độ 3, 4). 100% các TTHC thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị được thực hiện thông qua cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; được công khai, minh bạch theo quy định; 100% các cơ quan, đơn vị thực hiện hội nghị đối thoại với người dân về các vấn đề có liên quan tới giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị ít nhất 2 lần/năm.
Cùng với đó, 100% hồ sơ giải quyết TTHC được cập nhật, theo dõi tình hình thực hiện thông qua hệ thống thông tin một cửa điện tử TP; 100% văn bản giao dịch giữa các cơ quan hành chính Nhà nước của TP dưới dạng điện tử (trừ các văn bản không được chuyển qua mạng theo quy định).
TP cũng đặt mục tiêu giảm cơ cấu chi thường xuyên, tạo cơ sở để đến năm 2020, cơ cấu chi thường xuyên giảm xuống còn 50% - 52% tổng chi ngân sách địa phương.
Trước đó, UBND TP Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch số 244 về công tác kiểm soát TTHC năm 2019 trên địa bàn TP. Trong đó, huy động sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức có liên quan trong triển khai, thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC. Rà soát, đơn giản hóa TTHC, cắt giảm các loại giấy tờ không cần thiết, tiết giảm đến mức thấp nhất chi phí tuân thủ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC…
Hà Bình