7 nhóm người không nên uống rượu bia để tránh nguy hại đến sức khoẻ. |
Mặc dù nhãn hàng hoá không phải lúc nào cũng liệt kê đường như một thành phần, nhưng bia được tạo ra khi lên men bởi nấm men. Bia có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu của bệnh nhân hoặc trong tình trạng nhịn ăn có thể làm tăng insulin nhanh chóng và có thể gây hạ đường huyết và cũng rất nguy hiểm.
Nếu đã mắc bệnh tiểu đường, uống rượu sẽ giống như tự “rước họa vào thân". Khi cơ thể bệnh nhân tiểu đường tiếp nhận rượu, có thể gây ra sự biến động lượng đường trong máu. Rượu có thể gây kích thích các mạch máu, trong trường hợp lượng đường tăng cao đột ngột sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng ăn thực phẩm nhiều đường và thực phẩm chứa cồn để tránh những thiệt hại về thể chất và nguy cơ rút ngắn tuổi thọ của chính bản thân mình.
Đối với bệnh cao huyết áp, việc tiêu thụ rượu bia có thể làm huyết áp tăng cao, gây kích thích cho các mạch máu và gây tổn thương cho thận và tim. Loại đồ uống này làm tăng tốc độ lưu thông máu và gây biến động lớn về huyết áp, điều này rất bất lợi cho việc kiểm soát bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân có huyết áp cao nên kiêng rượu để tránh làm huyết áp vượt ngoài tầm kiểm soát và tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn.
Các chuyên giá khuyến cáo những bệnh nhân tăng huyết áp nên tránh uống rượu, ngăn ngừa huyết áp vượt khỏi tầm kiểm soát và các tổn thương nghiêm trọng hơn.
7 nhóm người tuyệt đối không được uống rượu bia. |
Bia có thể khiến gan - vốn đã bị kích thích (thường xảy ra trong bệnh xơ gan, viêm gan virus hoặc bệnh tự miễn dịch - đối diện nguy cơ cao hơn nữa về tổn thương nhu mô gan và cuối cùng có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan.
Những người mắc bệnh gan, đặc biệt là viêm gan, xơ gan hay gan nhiễm mỡ, cần tuyệt đối tránh bia rượu.
Khi mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, đặc biệt là bệnh tim mạch vành, bạn không nên uống rượu nữa. Bệnh tim mạch vành là một bệnh tim tương đối nghiêm trọng, các triệu chứng rõ ràng của bệnh nhân thường là đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim và khó thở. Do đó, cần phải kịp thời cải thiện tình trạng hẹp và tắc nghẽn động mạch vành thông qua chế độ điều trị hợp lý và ngăn ngừa bệnh gia tăng.
Nếu có uống rượu vào thời điểm này, các chất cồn sẽ gây kích thích tim và làm tim đập nhanh hơn, điều này làm tình trạng tệ hơn hoặc thậm chí có thể cướp đi mạng sống người bệnh. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành cần hết sức chú ý đến tính hợp lý của chế độ ăn uống và giảm lượng rượu uống vào.
Đau dạ dày sẽ càng trở nên trầm trọng hơn nếu thường xuyên uống rượu bia, các loại đồ uống có cồn bởi sẽ làm cho lượng axit trong dạ dày tăng cao một cách nhanh chóng. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các cơn đau co thắt cũng như kích ứng niêm mạc dạ dày. Những cơn đau và triệu chứng trên sẽ khiến người đau dạ dày gặp phải một số hiện tượng như quặn bụng, đau âm ỉ hoặc dữ dội.
Thậm chí, trong một số trường hợp, cơn đau này còn gây nên các hiện tượng như buồn nôn, ói mửa, chán ăn rất có hại tới sức khoẻ. Lâu dần, người đau dạ dày nặng sẽ gặp triệu chứng suy dinh dưỡng, giảm hấp thụ, gầy yếu và dễ bị viêm loét, xuất huyết hay thủng dạ dày.
Chưa kể đến, việc uống rượu và bia khi đang đau dạ dày còn bị trào ngược chất axit dư thừa khiến thực quản bị viêm loét, tĩnh mạch thực quản co giãn, gan bị xơ... Chính vì vậy, người bị đau dạ dày hãy ngừng hoặc từ bỏ uống rượu bia hay các loại đồ uống có cồn.
Nếu bạn đang muốn giảm một vài cân, bạn nên tránh xa loại đồ uống có cồn phổ biến này bởi bia chứa từ 100 đến 200 calo mà ít giá trị dinh dưỡng
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients, tiêu thụ lượng bia hàng ngày lớn hơn hoặc bằng 500ml có thể không giảm cân, đặc biệt là ở nam giới.
Đối với những người đang cố gắng giảm cân, việc uống bia sẽ làm tăng thêm lượng calo nạp vào cơ thể, khiến cân rất khó giảm.
Đối với phụ nữ trong thời kì mang thai, các chất trong bia rượu có thể thông qua cuống rốn vào trong bào thai, làm ảnh hưởng tới quá trình trưởng thành của thai nhi. Có thể gián tiếp khiến cho thai nhi bị mắc chứng ngộ độc rượu, dễ dẫn đến các hiện tượng như dị dạng, sinh non.
Bia được tạo ra chủ yếu do ủ lên men các nguyên liệu như lúa mạch mà thành, tuy nhiên mạch nha trong đại mạch lại có tác dụng ức chế việc tiết sữa và tái tạo sữa. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không nên uống nhiều bia, rượu.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!