Thứ tư 02/04/2025 15:15
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

50 công ty đại thắng trong thời kỳ đại dịch "bay hơi" hơn 1,5 nghìn tỷ USD

09/05/2024 16:35
Trong đó, cổ phiếu Công ty Dịch vụ hội nghị trực tuyến Zoom đã giảm khoảng 80%, tương đương mất hơn 77 tỷ USD giá trị vốn hoá thị trường.
Ảnh minh họa
Công ty Dịch vụ hội nghị trực tuyến Zoom đã trở thành một trong những doanh nghiệp có giá cổ phiếu giảm sâu nhất.

Theo dữ liệu từ Công ty S&P Global, các doanh nghiệp công nghệ chiếm đa số trong danh sách 50 công ty có giá trị vốn hoá thị trường từ 10 tỷ USD ghi nhận mức tăng giá cổ phiếu tính theo phần trăm mạnh nhất trong năm 2020.

Tuy nhiên, từ cuối 2020 đến hiện tại, nhóm 50 công ty “đại thắng” trong thời kỳ đầu của đại dịch đã mất hơn 1,5 nghìn tỷ USD giá trị vốn hoá, tương đương giảm hơn 1/3 - theo ước tính của tờ Financial Times.

Trong đó, Công ty Dịch vụ hội nghị trực tuyến Zoom, sau khi chứng kiến giá cổ phiếu tăng 765% trong năm 2020 khi các công ty chuyển sang chế độ làm việc từ xa để thích ứng với giãn cách xã hội - đã trở thành một trong những doanh nghiệp có giá cổ phiếu giảm sâu nhất. Từ cuối năm 2020 đến nay, cổ phiếu Zoom đã giảm khoảng 80%, tương đương mất hơn 77 tỷ USD giá trị vốn hoá thị trường.

Số phận tương tự của được nhìn thấy ở Công ty Truyền thông dựa trên đám mây RingCentral. Cổ phiếu của công ty đã tăng vọt trong giai đoạn bùng nổ xu hướng làm việc từ xa nhưng đến nay đã mất gần 90% giá trị do đối mặt với sự cạnh tranh từ những “gã khổng lồ” công nghệ như Alphabet và Microsoft.

Nhà sản xuất xe đạp tập thể dục Peloton cũng là một ví dụ tiêu biểu, với cổ phiếu lao dốc hơn 97% kể từ cuối năm 2020, tương đương với việc giá trị thị trường bị mất khoảng 43 tỷ USD. Vào sáng 9/5, đại diện của Peloton cho biết, Giám đốc điều hành Barry McCarthy sẽ từ chức và công ty cắt giảm 15% lực lượng lao động của mình. Đây được xem như biện pháp mới nhất trong một loạt các kế hoạch tiết kiệm chi phí.

Về mặt tỷ lệ phần trăm, Tesla là một trong những doanh nghiệp có chiến thắng vẻ vang nhất trong năm 2020. Giá trị thị trường của nhà sản xuất xe điện “phi mã” 787% lên 669 tỷ USD vào cuối tháng 12 năm đó, nhưng sau giảm xuống mức 589 tỷ USD.

Công ty internet Sea có trụ sở tại Singapore xếp ở vị trí thứ hai, khi giá trị thị trường vào năm 2020 tăng vọt từ 19 tỷ USD lên 102 tỷ USD sau sự nở rộ của cả ba hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty: trò chơi, thương mại điện tử và thanh toán kỹ thuật số. Nhưng kể từ đó, công ty đã mất hơn 60% giá trị vào cuối năm 2020 trong bối cảnh lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Các công ty thương mại điện tử Shopify, JD.com và Chewy, sau một thời gian phát triển mạnh nhờ chi tiêu trực tuyến tăng vọt, cũng hứng chịu những cú giảm chóng mặt.

Hy vọng về vaccine và nhu cầu điều trị y tế đã thúc đẩy giá cổ phiếu của các hãng dược phẩm phương Tây như Moderna và Pfizer vào năm 2020, cũng như cổ phiếu của các công ty dược phẩm ít được biết đến hơn của Trung Quốc như WuXi Biologics, Chongqing Zhifei Biological Products, và Alibaba Health Information Technology.

Tuy nhiên, lợi nhuận mà những doanh nghiệp này thu được trong thời kỳ đại dịch đã bị đảo ngược do các nhà đầu tư trở nên quan ngại về nhu cầu giảm sút đối với vaccine. Pfizer hiện đã mất hoàn toàn lợi nhuận đạt được từ năm 2020 và 2021, bất chấp việc đồng phát triển một loại vaccine được sử dụng rộng rãi với công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức.

Những diễn biến này xảy ra khi sự tăng tốc mạnh mẽ của các xu hướng thời đại dịch có vẻ kém bền vững hơn dự kiến, nhất là khi nhiều người lao động quay trở lại văn phòng và lãi suất cũng như chi phí sinh hoạt cao ảnh hưởng đến nhu cầu chung. Steven Blitz, Nhà kinh tế trưởng Hoa Kỳ tại TS Lombard nhận xét: “Một số công ty có thể nghĩ rằng các xu hướng thời đại dịch có thể tiếp tục duy trì. Nhưng giờ đây họ đang phải đối mặt với hệ luỵ của những kỳ vọng đó”.

Trong số 50 công ty thắng lớn vào 2020, chỉ còn 7 công ty vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định. Điển hình là nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD, Tập đoàn an ninh mạng CrowdStrike, Công ty phần mềm The Trade Desk và Datadog, T-Mobile, Công ty công nghệ Trung Quốc CATL và thị trường trực tuyến Mỹ Latinh Mercado Libre.

Bên cạnh đó, vẫn có các công ty hưởng lợi trong thời kỳ đại dịch ngày nay thậm chí còn có kết quả tốt hơn, bao gồm “gã khổng lồ” công nghệ Nvidia và Amazon, lần lượt xếp thứ 54 và 100 trong số những cổ phiếu hoạt động tốt nhất 2020.

Giá trị vốn hoá thị trường của Nvidia đã tăng thêm hơn 1,9 nghìn tỷ USD kể từ cuối năm 2020 nhờ cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI).

Xét về vốn hóa thị trường, Top 10 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất hiện nay bao gồm:

1. Microsoft: 3,04 nghìn tỷ

2. Apple: 2,78 nghìn tỷ

3. Nvidia: 2,29 nghìn tỷ

4. Alphabet (Google): 2,07 nghìn tỷ

5. Amazon: 1,94 nghìn tỷ

6. Saudi Aramco: 1,93 nghìn tỷ

7. Meta (Facebook): 1,16 nghìn tỷ

8. Berkshire Hathaway: 868 tỷ

9. TSMC: 735 tỷ

10. Eli Lilly: 717 tỷ

Tú Anh (t/h)

Tin bài khác
Thực phẩm Sao Ta kinh doanh ra sao trong quý đầu năm 2025?

Thực phẩm Sao Ta kinh doanh ra sao trong quý đầu năm 2025?

Trong tháng 3/2025, sản lượng tôm thành phẩm của Thực phẩm Sao Ta đạt 2.549 tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản lượng nông sản đạt 153 tấn, tăng 36%.
Toàn quốc bắt đầu điều tra doanh nghiệp năm 2025

Toàn quốc bắt đầu điều tra doanh nghiệp năm 2025

Cuộc điều tra doanh nghiệp sẽ được thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018).
PVCFC đồng hành gỡ nút thắt đầu tư và phát triển bền vững cho ĐBSCL

PVCFC đồng hành gỡ nút thắt đầu tư và phát triển bền vững cho ĐBSCL

Theo báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2024, thiếu hụt đầu tư trong nhiều năm qua đã trở thành một trong những nguyên nhân cốt lõi khiến nền kinh tế vùng rơi vào vòng xoáy đi xuống.
Đại gia chuyên phân phối Apple, Xiaomi đặt mục tiêu trở thành công ty tỷ USD

Đại gia chuyên phân phối Apple, Xiaomi đặt mục tiêu trở thành công ty tỷ USD

Digiworld dự kiến phát triển 2 mảng chủ lực, trong đó mảng thiết bị văn phòng có doanh thu kỳ vọng 5.480 tỷ đồng, mảng thiết bị gia dụng ước đạt 1.340 tỷ đồng.
Doanh nghiệp bưu chính phải có giải pháp bảo vệ thông tin người dùng

Doanh nghiệp bưu chính phải có giải pháp bảo vệ thông tin người dùng

Bộ Khoa học và Công nghệ yêu cầu các doanh nghiệp bưu chính đảm bảo an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính, thực hiện nghiêm các quy định về bảo mật hệ thống thông tin theo Nghị định 85/2016/NĐ-CP, rà soát hoạt động của các hệ thống dữ liệu để nâng cao tính an toàn và bảo mật.
Digiworld đặt tham vọng trở thành doanh nghiệp tỷ USD năm 2025

Digiworld đặt tham vọng trở thành doanh nghiệp tỷ USD năm 2025

Công ty Cổ phần Thế giới số (Digiworld - HoSE: DGW) vừa công bố kế hoạch kinh doanh tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thể hiện tham vọng lớn trong việc chinh phục cột mốc doanh nghiệp tỷ USD.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng rót vốn khủng vào VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng rót vốn khủng vào VinFast

Ngoài tài trợ hơn 27.000 tỷ đồng cho VinFast từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Tập đoàn Vingroup cũng cam kết cho vay tối đa 35.000 tỷ đồng từ nay đến hết năm 2026.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng tích cực vào hoạt động kinh doanh 2025

Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng tích cực vào hoạt động kinh doanh 2025

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025, với kế hoạch mở bán hàng loạt dự án và kỳ vọng lợi nhuận tăng gấp nhiều lần so với năm trước.
Thực phẩm Sao Ta hạ mục tiêu lãi trước thuế 422 tỷ đồng so với năm trước

Thực phẩm Sao Ta hạ mục tiêu lãi trước thuế 422 tỷ đồng so với năm trước

Kế hoạch sản xuất 2025 của Thực phẩm Sao Ta cũng được định hướng cụ thể với 25.000 tấn tôm chế biến, tiêu thụ 22.000 tấn tôm và 1.300 tấn nông sản.
Dệt may TNG đặt mục tiêu lập kỷ lục mới cả về doanh thu và lợi nhuận năm 2025

Dệt may TNG đặt mục tiêu lập kỷ lục mới cả về doanh thu và lợi nhuận năm 2025

Bước sang năm 2025, Dệt may TNG tiếp tục đặt mục tiêu chinh phục những cột mốc doanh thu và lợi nhuận mới. Kế hoạch kinh doanh của công ty được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng ổn định với doanh thu dự kiến đạt 8.100 tỷ đồng.
BIC chi trả hơn 1,4 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng BIDV

BIC chi trả hơn 1,4 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng BIDV

Ngày 27/3/2025, tại Trụ sở BIDV Thanh Xuân (Hà Nội), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm Tai nạn và sức khỏe con người (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng L.T.T (thường trú tại Hà Nội).
Đưa dịch vụ công trực tuyến đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp

Đưa dịch vụ công trực tuyến đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp

Ngày 27/3/2025 tại Hà Nội, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội (Trung tâm PVHCC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP.
Samsung Việt Nam khởi động cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025”

Samsung Việt Nam khởi động cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025”

Dự kiến Samsung Solve for Tomorrow 2025 sẽ thu hút khoảng 160.000 học sinh đăng ký tham gia khóa học trực tuyến cùng 2.400 bài thi tham dự được gửi từ các trường THCS và THPT trên cả nước.
Tập đoàn FWD bổ nhiệm tân Tổng Giám đốc FWD Việt Nam

Tập đoàn FWD bổ nhiệm tân Tổng Giám đốc FWD Việt Nam

Việc bổ nhiệm ông tân Tổng Giám đốc FWD Việt Nam được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp này tiếp tục mở rộng và đổi mới trong ngành bảo hiểm nhân thọ.
GELEX xác định mục tiêu doanh thu 37. 600 tỷ đồng trong năm 2025

GELEX xác định mục tiêu doanh thu 37. 600 tỷ đồng trong năm 2025

Tại ĐHĐCĐ GELEX 2025, tập đoàn xác định mục tiêu doanh thu 37. 600 tỷ đồng, tập trung vào đổi mới sáng tạo, hợp tác quốc tế, và phát triển các sản phẩm xanh, thân thiện môi trường.