
Năm 2022, ngân sách nhà nước thặng dư 222,5 nghìn tỷ đồng
Kết thúc năm 2022, ngân sách nhà nước vẫn còn thặng dư 222,5 nghìn tỷ đồng.

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 4 và năm 2022 do Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/12, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 12 ước đạt 125,7 nghìn tỷ đồng.
Lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước năm 2022 đạt 1.784,8 nghìn tỷ đồng, bằng 126,4% dự toán năm và tăng 13,8% so với năm trước.
Thông tin về một số khoản thu chính, Tổng cục Thống kê, cho biết thu nội địa tháng 12 ước đạt 105,7 nghìn tỷ đồng. Lũy kế năm 2022 đạt 1.421,8 nghìn tỷ đồng, bằng 120,8% dự toán năm và tăng 9% so với năm trước.
Trong khi đó, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 12 ước đạt 13,5 nghìn tỷ đồng; lũy kế năm 2022 đạt 280 nghìn tỷ đồng, bằng 140,7% dự toán năm và tăng ấn tượng 29,7% so với năm trước.
Còn thu từ dầu thô về đích từ sớm, tính riêng tháng 12 ước đạt 6,3 nghìn tỷ đồng. Như vậy, lũy kế năm 2022 đạt 77 nghìn tỷ đồng, gấp 2,7 lần dự toán năm và tăng mạnh 72,5% so với năm trước.
Để có được kết quả thu ngân sách khả quan như trên, theo Bộ Tài chính là do nền kinh tế phục hồi tích cực, các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng và trở lại trạng thái bình thường mới khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, hoạt động du lịch, vận tải hành khách và hàng hóa phục hồi mạnh mẽ. Trong đó, một số ngành có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước duy trì mức tăng trưởng khá như: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện ngành khai khoáng...
Tính đến ngày 15/12, cơ quan thuế đã thực hiện 68,9 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra 779,3 nghìn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp; qua đó kiến nghị xử lý tài chính 63,36 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nộp ngân sách khoảng 14,87 nghìn tỷ đồng; đồng thời, đôn đốc thu hồi và xử lý nợ đọng thuế ước đến hết 11 tháng là 29,4 nghìn tỷ đồng.
Còn cơ quan hải quan đã thực hiện hơn 17,3 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra tại đơn vị được kiểm tra; kiểm tra 1,67 nghìn bộ hồ sơ tại trụ sở cơ quan; kiến nghị xử lý tài chính 6,4 nghìn tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu nộp ngân sách 6,28 nghìn tỷ đồng; xử lý vi phạm hành chính 137,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong năm qua, Bộ Tài chính tăng cường cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp phục hồi và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Lâm Nghi
- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: VINASME cùng doanh nghiệp tiến bước
- Tưng bừng không khí trước giờ khai mạc Đại hội IV - Hiệp hội DN NVV VN
- Những ý kiến tâm huyết trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc VINASME
- Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp
- Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
Cùng chuyên mục


Trong một bộ phim tài liệu gần đây, Carl Icahn đã cảnh báo việc giao dịch cổ phiếu và chỉ trích các CEO tồi

Ngân hàng Nhà nước đã mua 3,5 tỉ USD từ các ngân hàng thương mại

Chính sách tiền tệ sẽ ôn hòa hơn với hạn mức tín dụng được điều chỉnh linh hoạt

Nhà đầu tư nên đặc biệt lưu ý nhóm ngành được kỳ vọng hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa

Bộ Tài chính: Chi ngân sách 2 tháng đầu năm ước đạt 11,7% dự toán
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?