
Lợi nhuận nửa đầu năm của Geely Automobile giảm 35%
Geely Automobile Holdings của Trung Quốc ngày 18/8 cho biết, lợi nhuận ròng nửa đầu năm của họ giảm 35% do các quy định hạn chế nghiêm ngặt về COVID-19 của nước này làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và gây gián đoạn sản xuất.
Geely có trụ sở tại Hàng Châu, nhà sản xuất ô tô cao cấp nhất của Trung Quốc trên toàn cầu nhờ các khoản đầu tư của tập đoàn vào Volvo Cars và Mercedes-Benz, đã công bố lợi nhuận từ tháng 1 đến tháng 6 là 1,55 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 228,3 triệu USD), thấp hơn so với 2,38 tỷ Nhân dân tệ (350,7 triệu USD) cùng kỳ năm trước đó.
Lĩnh vực ô tô của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các nỗ lực của chính phủ nhằm chống lại COVID-19, trong đó nhiều khu vực bao gồm tTung tâm thương mại Thượng Hải bị phong tỏa trong một thời gian dài.
Các nhà chức trách đã cố gắng khuyến khích để phục hồi nhu cầu và chính quyền trung ương đã giảm một nửa thuế mua xe xuống còn 5% đối với những chiếc xe có giá dưới 300.000 Nhân dân tệ (tương đương 45.000 USD) và có động cơ không lớn hơn 2,0 lít.
Geely đã công bố mức tăng 29% trong doanh thu 6 tháng đầu năm lên 58,18 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 8,5 tỷ USD), điều này nhờ giá sản phẩm tốt hơn đã bù đắp cho sự sụt giảm doanh số bán hàng.
Geely cho biết, doanh số bán xe của họ, giảm 9% trong nửa đầu năm, thấp hơn kỳ vọng của ban quản lý, với lý do bởi các lệnh hạn chế COVID-19 và tình trạng thiếu chất bán dẫn.
Những thách thức đó cùng với sự gia tăng cạnh tranh, chi phí nguyên liệu và pin tăng cao sẽ gây áp lực lên doanh số bán hàng đến cuối năm 2022.
Doanh số bán xe năng lượng mới (NEV), bao gồm cả xe hybrid và xe hybrid chạy điện thuần túy, đã tăng gần 4 lần trong 6 tháng đầu năm, trong khi 1/5 xe Geely bán ra trong giai đoạn này là xe điện, theo công ty cho biết.
Trước đó, công ty cho biết, tổng doanh số bán xe hàng năm của họ bao gồm các thương hiệu Zeekr và Geometry sẽ đạt 3,65 triệu chiếc vào năm 2025 và hơn 30% trong số đó là xe điện.
Geely cũng đã xuất khẩu 1/5 số xe của mình, khi họ tìm cách mở rộng hơn nữa sang thị trường Đông Nam Á và châu Âu trong bối cảnh doanh số bán hàng trong nước sụt giảm.
Lyly
Cùng chuyên mục


Startup cho thuê phương tiện ở Ấn Độ Yulu huy động được 82 triệu USD

BYD của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Nhật Bản với các dòng xe điện mới

Honda thúc đẩy tham vọng phát triển xe máy điện

Du lịch Trung Quốc đối mặt kỳ nghỉ Tết Trung thu ảm đạm

Coca-Cola Nhật Bản và Kirin hợp tác để cùng phát triển đồ uống tốt cho sức khỏe
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"