
2022 có thể là mốc quan trọng của xuất khẩu nông thủy sản Việt sang Nga
Nga - nước bạn thân thiết của chúng ta, có nhu cầu nhập khẩu ngày càng nhiều hàng nông thủy sản Việt Nam, đặc biệt vào năm tới theo dự đoán của giới chuyên môn trong ngành.

Theo tổng hợp, Nga là thị trường NK nông, thuỷ sản lớn nhất tại khu vực Đông Âu, hầu hết nhập khẩu nông, thuỷ sản nhiệt đới với dự kiến tổng kim ngạch ngoại thương của quốc gia này trong năm 2021 sẽ đạt khoảng 720 tỷ USD.
Nông, thuỷ sản Việt còn nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này. Mới đây, Liên minh kinh tế Á- Âu (EAEU) đã đưa 76 nước trong đó nhiều nước là đối thủ XK nông, thuỷ sản của Việt Nam ra khỏi danh sách ưu đãi thuế quan khi XK vào khối EAEU. Bên cạnh đó, hiện nay hầu hết nông, thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào khối đều được hưởng ưu đãi thuế nhờ FTA Việt Nam- EAEU (EAEU FTA). Ngoài lợi thế do FTA đem lại, hiện DN có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu vào Nga nhờ món ăn Việt ngày càng phổ biến tại Nga, được người tiêu dùng ưa thích. Hầu hết trung tâm thương mại lớn tại Nga đều có món ăn Việt.
Tuy nhiên, cũng đề cập tới góc độ dù xuất khẩu nông, thuỷ sản Việt sang Nga tăng đáng kể sau khi EAEU FTA có hiệu lực, song vẫn chiếm thị phần khiêm tốn tại thị trường này. Các loại nông sản như chè, hạt điều, tiêu, cá phile chiếm thị phần lớn trong tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu vào Nga nhưng lại chủ yếu dưới dạng thô.
Xuất khẩu nông, thuỷ sản của Việt Nam sang Nga hiện mới chiếm hơn 1% tổng kim ngạch XK hàng nông, thuỷ sản của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Nga xuất khẩu nông, thuỷ sản sang Việt Nam mới chiếm 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thuỷ sản của Nga.
Ở góc độ đại diện cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, 10 tháng năm 2021 XK thuỷ sản vào Nga đạt trên 140 triệu USD, tăng 4% so với cả năm 2020 và 31% so với cùng kỳ năm trước. Con số này không đột phá nhưng mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Các sản phẩm chính xuất khẩu vào Nga gồm tôm (chiếm 1/3), cá tra (14%)... trong tổng trị giá xuất khẩu.
Tuy nhiên, nhìn nhận cả giai đoạn từ khi EAEU FTA có hiệu lực đến nay, thương mại giữa Việt Nam và khối EAEU còn khiêm tốn. Khó khăn nổi cộm doanh nghiệp phải đối mặt hiện nay là chi phí vận tải, cước vận chuyển tăng; thanh toán bằng đồng USD nên việc tỷ giá giữa đồng Rub và đồng USD không ổn định đã tác động đáng kể đến xuất khẩu của doanh nghiệp. Đáng chú ý, các hàng rào phi thuế quan như quy định an toàn thực phẩm, kiểm dịch chất lượng của Nga khá chặt chẽ theo quy định riêng của Nga cũng như theo EUEAFTA là vấn đề khiến doanh nghiệp ‘đau đầu’. Lượng doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào Nga còn hạn chế so với tiềm năng; thủ tục đăng ký phức tạp, thời gian kéo dài.
Thu Trà
- Những ý kiến tâm huyết trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc VINASME
- Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp
- Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
- Kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển
- Thống đốc NHNN: Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp khó không phải do ngân hàng
Cùng chuyên mục


Thêm một cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây - Trung Quốc

Niềm tin của Airbus vào tương lai của ngành công nghiệp hàng không

Tổng Lãnh sự Ấn Độ : “Việt Nam là quốc gia có tinh thần hỗ trợ, dám nghĩ dám làm”

50 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ đang tìm hiểu tại thị trường Việt Nam

Đà Nẵng tổ chức Hội thảo giới thiệu tiềm năng, xúc tiến đầu tư với doanh nghiệp Hàn Quốc
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?