Thứ tư 21/05/2025 03:09
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

10 sự kiện y tế và phòng - chống dịch nổi bật năm 2020

02/01/2021 05:23
Là một trong bốn quốc gia đầu tiên phân lập được virus corona chủng mới, tuyệt vời hơn nữa là chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã chủ động sản xuất được máy thở, sinh phẩm chẩn đoán và bắt đầu thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19...

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc phát đi  thông điệp kêu gọi các quốc gia, tổ chức, cá nhân nhiệt liệt hưởng ứng và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết về việc lấy ngày 27-12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh. Đây là sáng kiến do Việt Nam đề xuất, đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc phát đi thông điệp kêu gọi các quốc gia, tổ chức, cá nhân nhiệt liệt hưởng ứng và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết về việc lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh. Đây là sáng kiến do Việt Nam đề xuất, đã được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua.

Bộ Y tế Việt Nam mới đây đã đưa ra danh sách 10 sự kiện, thành tựu y tế nổi bật của năm 2020. Đáng chú ý, trong khi tại thời điểm đầu năm 2021, nhiều quốc gia, nhiều cộng đồng cư dân trên thế giới vẫn gian nan chống chọi với đại dịch Covid-19 thì Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá và ngợi khen “Việt Nam thành công trong phòng, chống Covid-19” với chi phí thấp nhất.

Đây chính là sự kiện nổi bật Top đầu trong 10 sự kiện y tế và phòng chống dịch năm 2020 vừa công bố.

1. Thành công trong phòng, chống Covid-19

Ngay từ thời gian đầu xảy ra đại dịch, lĩnh hội tinh thần “Chống dịch như chống giặc” của Người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sự tham gia quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước và toàn thể nhân dân, cùng với chiến lược “Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị”, Việt Nam đã thực hiện cách ly cho hơn 730.000 người; xét nghiệm cho 1,7 triệu người; triển khai 1608 điểm chốt biên giới với gần 10.000 người bám biên từ Tết Canh Tý đến nay.

Thực hiện chiến dịch phòng, chống Covid-19, Việt Nam là một trong bốn quốc gia đầu tiên phân lập được virus corona chủng mới. Chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã chủ động sản xuất được máy thở, sinh phẩm chẩn đoán và bắt đầu thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19.

Bộ Y tế lần đầu tiên huy động khoảng 300 cán bộ y tế tham gia “Chống dịch như chống giặc” tại Đà Nẵng. Nhờ đó, dịch Covid-19 đã được chủ động kiểm soát trong thời gian 1 tháng. Với những đổi mới hiệu quả trong công tác truyền thông, toàn thể nhân dân đã được truyền thông phòng, chống dịch.

Tính tới ngày 30/12/2020, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có tỷ lệ ca mắc Covid-19 thuộc loại thấp nhất thế giới (tổng cộng 1454 bệnh nhân mắc Covid-19). Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá và ngợi khen “Việt Nam thành công trong phòng, chống Covid-19” với chi phí thấp nhất.

Đáng chú ý, ngoài dịch Covid-19 thì các dịch bệnh khác xảy ra tại Việt Nam trong năm 2020 cũng đã nhanh chóng được kiểm soát hiệu quả.

2. Triển khai hiệu quả Đề án“Khám chữa bệnh từ xa”

Với 02 mục tiêu gồm: Tất cả cơ sở y tế (nhất là tuyến huyện) được hỗ trợ chuyên môn liên tục; mọi người dân đều được hỗ trợ y tế thường xuyên và khi cần thiết, Đề án “Khám chữa bệnh từ xa” mở ra một giai đoạn mới trong chẩn đoán và điều trị.

Tính đến cuối năm 2020, đã có hơn 1.500 cơ sở y tế được kết nối. Đề án “Khám chữa bệnh từ xa" đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại tuyến cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của y tế cơ sở, rút ngắn khoảng cách giữa tuyến trên và tuyến dưới, giúp cứu sống nhiều bệnh nhân.

3. Dành nhiều thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực ngoại khoa

Thành tích tiêu biểu có thể kể đến như ca mổ tách cặp song sinh Trúc Nhi và Diệu Nhi tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố TP. Hồ Chí Minh; lần đầu tiên ghép ruột thành công tại Bệnh viện Quân y 103; ca ghép đa tạng đa trung tâm: Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người phối hợp cùng Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện cùng lúc ca ghép đa tạng từ một người hiến ở Vũng Tàu cho các bệnh nhân tại Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh; Bệnh viện Việt Đức trong 10 ngày thực hiện liên tiếp 23 ca ghép tạng...

Sau gần 12 tiếng đồng hồ, với sự tham gia của gần 100 chuyên gia, y, bác sỹ của các bệnh viện đầu ngành thành phố, ca phẫu thuật tách cặp song sinh dính liền nhau Trúc Nhi - Diệu Nhi đã kết thúc tốt đẹp và thuận lợi
Sau gần 12 tiếng đồng hồ, với sự tham gia của gần 100 chuyên gia, y, bác sỹ của các bệnh viện đầu ngành thành phố, ca phẫu thuật tách cặp song sinh dính liền nhau Trúc Nhi - Diệu Nhi đã kết thúc tốt đẹp và thuận lợi.

Thành công của những ca hoạt động nghiệp vụ kể trên đã khẳng định vững chắc sự tiến bộ đáng nể về trình độ y học của Việt Nam.

4. Điểm sáng trong thực hiện chuyển đổi số quốc gia

Bộ Y tế là một trong hai Bộ đưa 100% dịch vụ công cấp 4 lên môi trường mạng kết nối với cổng dịch vụ và cổng quốc gia; ứng dụng trí tuệ nhân tạo sử dụng hình ảnh X-quang phổi trong hỗ trợ chẩn đoán Covid-19; Việt Nam đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 như tờ khai y tế điện tử, ứng dụng truy vết Bluezone, bản đồ an toàn Covid-19, chẩn đoán điều trị Covid-19 từ xa.

Bộ Y tế đã khai trương Cổng công khai Y tế với dữ liệu trong các lĩnh vực: 62.438 dược phẩm, 28.000 trang thiết bị - vật tư y tế, 93.253 kết quả đấu thầu và hơn 1.400 cơ sở y tế công khai giá dịch vụ; Mạng Y tế Việt Nam (mạng nội bộ kết nối 100% cán bộ y tế toàn quốc).

Mạng Y tế cơ sở - V20 (nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế cơ sở, dùng chung cho 10.600 trạm y tế xã); 98 triệu hồ sơ sức khỏe được Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội thành lập trong 5 tháng để chuẩn bị cho việc khám, chữa bệnh không dùng giấy. Năm 2020 ngành y tế thực hiện những tiền đề quan trọng để vận hành nền y tế thông minh.

Với những kết quả đạt được, Bộ Y tế được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện chuyển đổi số quốc gia.

5. Chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới

Trong 15 năm qua, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã giúp cho khoảng nửa triệu người tránh khỏi lây nhiễm HIV và hơn 150.000 người “thoát cửa tử” liên quan đến HIV/AIDS. Việt Nam là một trong bốn quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới (trong danh sách hàng đầu thế giới cùng với Anh, Đức và Thụy Sĩ).

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã được thông qua với hai dấu ấn: Là luật duy nhất được trình và thông qua trong một kỳ họp Quốc hội (khóa XIV) và là một trong ba luật được 100% đại biểu Quốc hội có mặt thông qua.

6. Giá trị nhân văn về cộng đồng quan tâm và sẻ chia trong dịch bệnh

Đã có khoảng 20 tỷ tin nhắn (SMS) mang thông điệp khuyến cáo phòng, chống dịch, kêu gọi sẻ chia do Bộ Y tế, Bộ Thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông gửi tới người dân trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, tính đến cuối tháng 8/2020, khoản tiền trị giá 2.200 tỷ đồng đã được người dân và các doanh nghiệp ủng hộ thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để giúp đỡ các lực lượng chống dịch.

Hình ảnh chia sẻ cộng đồng qua ATM gạo, ATM khẩu trang... đã được truyền đi rộng rãi ở quy mô toàn cầu và được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao.

Các đại biểu tham dự Hội nghị Chuyển đổi số ngành y tế sáng ngày 30/12 bấm nút khai trương Mạng kết nối y tế Việt Nam - Nền tảng y tế cơ sở V20 và Nền tảng Hồ sơ sức khoẻ điện tử

Các đại biểu tham dự Hội nghị Chuyển đổi số ngành y tế sáng ngày 30/12 bấm nút khai trương Mạng kết nối y tế Việt Nam - Nền tảng y tế cơ sở V20 và Nền tảng Hồ sơ sức khoẻ điện tử.

7. Ngày Quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh 27/12

Ngày Quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh 27/12 do Việt Nam đệ trình được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) trong lĩnh vực này, cũng là Nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại ĐHĐ LHQ.

Trong thời điểm cộng đồng quốc tế khép lại năm 2020 đầy thử thách và khó khăn do đại dịch COVID-19, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua sáng kiến của Việt Nam với Nghị quyết về việc lấy Ngày 27/12 hằng năm là Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh, một Nghị quyết có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của từng cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế về tầm quan trọng và sự cần thiết, cấp bách của việc phòng ngừa, hợp tác, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.

8. 90,8% người dân tham gia bảo hiểm y tế

Hai chỉ tiêu mà Quốc hội và Chính phủ giao đã đạt và vượt. Điều này thể hiện bằng các chỉ số gồm 8. 90,8% người dân tham gia bảo hiểm y tế, 28 giường bệnh trên 10 nghìn người dân.

Cùng với đó, phương thức chi trả bảo hiểm y tế theo ca bệnh lần đầu được triển khai thí điểm thành công, sẽ được nhân rộng ra toàn quốc trong năm 2021.

9. Chuyển biến tích cực về chỉ số thể lực

Về thể lực người Việt có chuyển biến tích cực, mức tăng chiều cao của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 1990-2020 tương đương thời kỳ vàng của Nhật Bản về tăng chiều cao thanh niên trong giai đoạn 1955-1995.

Cụ thể, theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020 do Viện Dinh dưỡng và Tổng Cục Thống kê thực hiện, chiều cao đạt được ở nam thanh niên là 168,1cm và ở nữ giới là 156,2cm.

Cũng theo kết quả của tổng điều tra này, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi dưới 5 tuổi của Việt Nam đạt 19,6%, lần đầu tiên xuống dưới 20%. Đây được coi là mức thấp theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1997.

10. Liên tục duy trì bền vững mức sinh thay thế

Việt Nam liên tục duy trì bền vững mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con) trong suốt 14 năm qua.

Đạt và duy trì bền vững mức sinh thay thế như hiện nay, dân số sẽ ổn định, góp phần làm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, kéo dài giai đoạn dân số vàng, làm chậm lại quá trình già hóa dân số và cải thiện chất lượng dân số, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Đáng chú ý, trong năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 5 chương trình về công tác dân số, gồm: Chương trình truyền thông dân số đến năm 2030; Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với vùng đối tượng đến 2030; Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030; Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030; Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030.

Trần Linh (T/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
“Bộ ba quyền lực” quan trọng kích hoạt kinh tế Việt Nam trong tương lai

“Bộ ba quyền lực” quan trọng kích hoạt kinh tế Việt Nam trong tương lai

Dư luận cho rằng: “AI, bán dẫn và an ninh mạng” là “bộ ba quyền lực” quan trọng trong việc góp phần kích hoạt nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Apple sắp "khai tử" Siri đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đua công nghệ

Apple sắp "khai tử" Siri đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đua công nghệ

Apple đang xem xét cho phép người dùng lựa chọn trợ lý AI thay vì Siri, mở ra khả năng thay đổi lớn trong hệ sinh thái iPhone.
CEO Jensen Huang ca ngợi DeepSeek R1 là món quà cho ngành công nghiệp AI

CEO Jensen Huang ca ngợi DeepSeek R1 là món quà cho ngành công nghiệp AI

Dù từng khiến cổ phiếu Nvidia sụt giảm mạnh, mô hình AI mã nguồn mở DeepSeek R1 vẫn nhận được lời khen ngợi đặc biệt từ chính CEO Jensen Huang vì những đóng góp quan trọng cho trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
Nâng cấp mới trên iOS 19: Khi AI trở thành trợ lý quản lý pin cho iPhone

Nâng cấp mới trên iOS 19: Khi AI trở thành trợ lý quản lý pin cho iPhone

Theo nguồn tin từ Bloomberg, iOS 19 sẽ tích hợp một công cụ quản lý pin mới sử dụng AI để theo dõi và học hỏi thói quen sử dụng của người dùng.
Trung Quốc chỉ trích Mỹ về cảnh báo liên quan chip AI của Huawei

Trung Quốc chỉ trích Mỹ về cảnh báo liên quan chip AI của Huawei

Trung Quốc chỉ trích Mỹ phá hoại tiến trình đàm phán thương mại đã đạt được, khi Bộ Thương mại Mỹ cảnh báo việc sử dụng chip AI Huawei có thể vi phạm lệnh kiểm soát xuất khẩu của Washington.
OpenAI vượt xa các đối thủ trong cuộc đua hút chi tiêu AI từ doanh nghiệp

OpenAI vượt xa các đối thủ trong cuộc đua hút chi tiêu AI từ doanh nghiệp

Trong báo cáo công bố vào tháng 4, OpenAI tiết lộ rằng số lượng người dùng doanh nghiệp của hãng đã vượt mốc 2 triệu, tăng gấp đôi so với thời điểm tháng 9 năm ngoái.
Giải pháp giúp doanh nghiệp "làm chủ" cuộc đua chuyển đổi công nghệ số

Giải pháp giúp doanh nghiệp "làm chủ" cuộc đua chuyển đổi công nghệ số

Trong kỷ nguyên số, AI mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, nhưng nếu thiếu kiểm soát, chính nó có thể trở thành “con dao hai lưỡi” gây ra rủi ro đánh cắp dữ liệu nghiêm trọng.
iPhone 13 giảm giá kịch sàn, vẫn hút khách dù sau 3 năm ra mắt

iPhone 13 giảm giá kịch sàn, vẫn hút khách dù sau 3 năm ra mắt

Với mức giá hiện tại, iPhone 13 chỉ ngang với nhiều smartphone Android tầm trung nhưng lại mang đến trải nghiệm cao cấp và ổn định.
Pin iPhone 17 Air có thể thua Galaxy S25 Edge dù ra mắt cùng năm

Pin iPhone 17 Air có thể thua Galaxy S25 Edge dù ra mắt cùng năm

iPhone 17 Air được cho là chỉ sử dụng viên pin 2.800 mAh, mức dung lượng pin thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn smartphone năm 2025, khi nhiều thiết bị tầm trung đã có pin từ 5.000 đến 6.000 mAh.
Các ông lớn ngành bán dẫn toàn cầu quy tụ tại Computex 2025

Các ông lớn ngành bán dẫn toàn cầu quy tụ tại Computex 2025

Nvidia, Qualcomm, MediaTek và loạt tên tuổi lớn sẽ tham dự Computex 2025 tại Đài Loan (Trung Quốc), khi ngành bán dẫn toàn cầu đang vào giai đoạn then chốt của cuộc đua AI.
Apple đối mặt áp lực từ Mỹ vì thỏa thuận AI với Alibaba tại Trung Quốc

Apple đối mặt áp lực từ Mỹ vì thỏa thuận AI với Alibaba tại Trung Quốc

Apple vốn đang đặt nhiều kỳ vọng vào việc tích hợp các tính năng AI để duy trì sức hút của iPhone trong cuộc đua công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, kế hoạch này đang vướng phải rào cản địa chính trị.
Huawei có thể chuẩn bị ra mắt máy tính xách tay gập đầu tiên chạy HarmonyOS

Huawei có thể chuẩn bị ra mắt máy tính xách tay gập đầu tiên chạy HarmonyOS

Sự xuất hiện của Huawei MateBook Fold Ultimate Design diễn ra trong bối cảnh các hãng công nghệ lớn như Lenovo, Asus hay HP đã lần lượt tung ra các mẫu máy tính xách tay gập lại màn hình.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Khoa học công nghệ mà hưng thịnh thì quốc gia mới hưng thịnh

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Khoa học công nghệ mà hưng thịnh thì quốc gia mới hưng thịnh

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong công cuộc phát triển đất nước.
Hàn Quốc phạt Temu gần 1 triệu USD vì vi phạm dữ liệu cá nhân

Hàn Quốc phạt Temu gần 1 triệu USD vì vi phạm dữ liệu cá nhân

Temu bị phạt gần 1 triệu USD do vi phạm dữ liệu cá nhân, chuyển dữ liệu người dùng Hàn Quốc ra nước ngoài mà không thông báo, trong bối cảnh Seoul siết chặt kiểm soát các nền tảng công nghệ Trung Quốc.
Người dùng kỳ vọng Samsung mang đến đột phá về công nghệ pin, cạnh tranh với điện thoại Trung Quốc

Người dùng kỳ vọng Samsung mang đến đột phá về công nghệ pin, cạnh tranh với điện thoại Trung Quốc

Samsung đang chuẩn bị nâng cấp công nghệ pin cho các thiết bị Galaxy bằng việc áp dụng vật liệu thép không gỉ SUS CAN do Samsung SDI phát triển. Dù không phải là bước tiến mang tính cách mạng như công nghệ pin silicon-carbon được người dùng kỳ vọng, nhưng sự thay đổi này vẫn hứa hẹn mang lại hiệu suất và độ bền tốt hơn cho các thiết bị trong tương lai.