Thứ tư 02/07/2025 14:17
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Kỷ nguyên tiền rẻ nhưng… giảm phát

12/10/2020 00:00
Sự can thiệp của các ngân hàng trung ương (NHTW) vào nền kinh tế trong đại dịch Covid-19 ở quy mô lớn chưa từng có và chưa kết thúc, hứa hẹn nhấn chìm thế giới trong kỷ nguyên tiền rẻ.

Kỷ nguyên tiền rẻ nhưng… giảm phát

1 triệu USD/giây

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã thành lập 9 cơ sở cho vay mới trong nỗ lực cung cấp thanh khoản USD cho toàn thế giới. Việc mua tất cả nợ tư và nợ công đã khiến bảng cân đối của Fed tăng từ 4.100 tỷ USD vào cuối tháng 2 lên tới khoảng 6.800 tỷ USD vào đầu tháng 5.

Và các nhà phân tích dự báo bảng cân đối kế toán của nó sẽ đạt khoảng 10.500 tỷ USD vào cuối năm nay. Bình quân, với tốc độ hiện tại, mỗi giây Fed bơm khoảng 1 triệu USD vào hệ thống tài chính.

USD là đồng tiền dự trữ của thế giới, gần như tất cả giao dịch quốc tế được thực hiện bằng USD. Do đó, Fed càng bơm ra nhiều tiền, lạm phát của Mỹ và cả thế giới sẽ cùng tăng. Hay nói cách khác Mỹ “xuất khẩu” lạm phát ra thế giới thông qua con đường nhập khẩu, hoặc đầu tư… Khi áp lực lạm phát tăng mạnh, dòng tiền chảy vào các tài sản trú ẩn an toàn như vàng…

Điều này đã được chứng minh sau các gói nới lỏng định lượng (QE) khổng lồ của Fed nhằm giải cứu kinh tế trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, cộng với những gói kích thích kinh tế của nhiều quốc gia, lạm phát tại nhiều nước đã tăng mạnh và giá vàng đã vọt lên tới mức 1.921USD/oz - mức đỉnh cao nhất từ trước đến nay vào năm 2011.

Không chỉ Mỹ đang tung ra các gói kích thích để hỗ trợ kinh tế vì tác động của đại dịch. Ngày 18-5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề nghị kế hoạch 500 tỷ EUR tái thúc đẩy nền kinh tế châu Âu đang bị tê liệt vì đại dịch.

Số tiền này nằm trong ngân sách Liên hiệp châu Âu, do Ủy ban châu Âu (EC) quản lý. Pháp, Đức đề nghị để bơm tiền vào quỹ tái thúc đẩy, EC có thể dùng danh nghĩa Liên hiệp châu Âu đi vay trên thị trường.

Trước đó, ngày 15-5, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã bơm tiền vào hệ thống tài chính thông qua các nghiệp vụ thị trường mở để duy trì khả năng thanh khoản của thị trường. Theo PBoC, khoảng 100 tỷ nhân dân tệ (hơn 14 tỷ USD) đã được bơm vào thị trường thông qua công cụ cho vay trung hạn (MLF). Khoản tiền trên sẽ phân phối cho các khoản vay có kỳ hạn 1 năm, với mức lãi suất 2,95%.

Bên cạnh việc bơm tiền là các chính sách nới lỏng khác, như hạ lãi suất hoặc giảm dự trữ bắt buộc, kéo dài thời hạn vay… Ngày 15-5, PBoC đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng vừa và nhỏ khoảng 50 điểm cơ bản, sau khi giảm mức tương ứng hôm 15-4 nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Việc giảm dự trữ bắt buộc dự kiến giúp "giải phóng" khoảng 200 tỷ nhân dân tệ vốn dài hạn vào thị trường.

Lạm phát hay giảm phát?

Với quy mô khổng lồ của các can thiệp tiền tệ từ Fed và các NHTW, kỷ nguyên tới sẽ là thời đại lạm phát, thậm chí rủi ro giảm phát sẽ cao hơn lạm phát.

Với quy mô khổng lồ của các can thiệp tiền tệ từ Fed và các NHTW, nhiều người tin rằng kỷ nguyên tới sẽ là thời đại lạm phát. Tuy nhiên, những nhà phân tích uy tín của Financial Times và Foreign Policy – những hãng tin hàng đầu – lại tin rằng rủi ro giảm phát sẽ cao hơn lạm phát.

Thế giới đã chịu áp lực giảm phát kéo dài kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008. Vào tháng 8-2008, bảng cân đối Fed chưa đến 1.000 tỷ USD. Đến tháng 11, nó đã tăng gấp đôi, ngay cả trước khi Fed bắt đầu đợt QE đầu tiên. 4 vòng sau, vào cuối năm 2014, nó đã đạt khoảng 4.500 tỷ USD. Sự nới lỏng tiền tệ này là biện pháp cứu trợ thực sự.

Hơn nữa, nó đã được NHTW châu Âu (ECB) kết hợp với 2.300 tỷ USD QE, cộng với gần 2.000 tỷ USD kết hợp từ Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng Anh (BOE). Sự mở rộng tiền tệ được duy trì và phối hợp này là những kỳ tích đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử NHTW. Nó đã thúc đẩy chính sách về vai trò mới của các NHTW trong việc quản lý nền kinh tế toàn cầu.

Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, những dấu hiệu của giảm phát đang ngày một thấy rõ. Sự sụp đổ của giá dầu xuống mức thấp chưa từng thấy, là minh chứng rõ ràng cho lo ngại giảm phát. Bởi nhu cầu về hàng hóa mới đã giảm mạnh hơn so với mức giảm của nguồn cung, gây áp lực lên giá cả.

Điều này có thể thấy rõ nhất ở các thị trường hàng hóa quốc tế, các hãng hàng không, ngành hàng may mặc và bất động sản. Dầu là đầu vào quan trọng cho nền kinh tế thế giới, và sự sụp đổ về giá của nó sẽ làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, và việc đóng cửa kiểm dịch đã khiến một lượng lớn lao động thất nghiệp.

Những lo lắng dài hạn hơn về lạm phát đến từ cách các chính phủ sẽ quản lý nợ quá mức từ cuộc khủng hoảng này. Một ước tính cho thấy mức nợ của các nước công nghiệp G7 sẽ tăng lên 140% GDP, một kỷ lục mọi thời đại. Giảm phát sẽ làm các khoản nợ của công ty và chính phủ trở nên khó quản lý hơn, khi các khoản thanh toán lãi vẫn cố định nhưng tiền lương, giá cả và các khoản thanh toán thuế đều giảm theo tiền mặt.

Tất cả điều này cho thấy các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho thời gian dài khác của lợi suất cực thấp đối với nợ chính phủ - rất có thể dưới mức lạm phát.

Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 kéo theo sự sụp đổ kinh tế vào môi trường tiền tệ vốn đã yếu ớt, khiến giảm phát là điều gần như chắc chắn, ngay cả khi chỉ số giá tiêu dùng chung chưa chuyển sang tiêu cực. Giá hàng hóa đang giảm. Quan trọng nhất, hơn 30 triệu người ở Mỹ đã mất việc làm, trong khi hàng triệu người khác đã bị giảm lương hoặc giảm giờ.

Nguy cơ của giảm phát có nghĩa các biện pháp can thiệp khổng lồ của Fed và các NHTW có thể cứu được hệ thống tài chính nhưng không ngăn chặn được một thập niên thất nghiệp, bất bình đẳng và bất ổn, như những gì đã xảy ra sau năm 2008.

Văn Cường

Tin bài khác
Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

Để đáp ứng yêu cầu từ Nghị quyết 68, các ngân hàng thương mại cần thiết lập một mô hình tín dụng hiện đại, lấy dữ liệu làm gốc, lấy công nghệ làm công cụ và lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025: Agribank dẫn đầu Big4, nhiều ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025: Agribank dẫn đầu Big4, nhiều ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025, Agribank nổi bật với lãi suất cao nhất nhóm Big4. Ghi nhận nhiều ngân hàng khác đưa ra mức lãi suất đặc biệt, lên tới 9,65%.
Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025, thị trường tiếp tục gây chú ý khi có tới bốn ngân hàng niêm yết mức lãi suất đặc biệt vượt mốc 7,4%, mang lại cơ hội sinh lời hấp dẫn.
Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025: Khi nào lãi suất huy động sẽ tăng?

Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025: Khi nào lãi suất huy động sẽ tăng?

Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025, chứng kiến sự trầm lắng với lãi suất ngân hàng ít biến động. dự báo lãi suất huy động có thể tăng trở lại từ cuối năm 2025.
Doanh nghiệp cần lãi vay tốt hơn trong bối cảnh hiện nay

Doanh nghiệp cần lãi vay tốt hơn trong bối cảnh hiện nay

Trong tình hình khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn có mức lãi suất vay tốt hơn. Ngân hàng Nhà nước có thể hướng dẫn thêm về khoản vay ưu đãi, hỗ trợ, đặc biệt là tín dụng xanh.
Techcombank miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi chức vụ Phó tổng giám đốc

Techcombank miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi chức vụ Phó tổng giám đốc

Techcombank vừa chính thức thông báo miễn nhiệm đối với ông Phan Thanh Sơn - Phó tổng giám đốc nhà băng này. Ông Sơn là cán bộ gắn bó lâu năm tại Techcombank.
Ngân hàng chính thức được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu từ tháng 10/2025

Ngân hàng chính thức được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu từ tháng 10/2025

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, cho phép tổ chức tín dụng và tổ chức mua bán, xử lý nợ có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu trong những điều kiện nhất định.
Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025: Ngân hàng nào áp dụng mức 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025: Ngân hàng nào áp dụng mức 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025, thị trường đã chứng kiến một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất vượt 7%/năm, kèm theo những điều kiện áp dụng đặc biệt.
Đòn bẩy tài chính giúp nhà bán hàng bứt phá trên sàn thương mại điện tử

Đòn bẩy tài chính giúp nhà bán hàng bứt phá trên sàn thương mại điện tử

Tại các sự kiện, BIDV giới thiệu hệ sinh thái tài chính toàn diện, được thiết kế phù hợp với đặc thù vận hành và nhu cầu thực tế của các Nhà bán hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cũng như khách hàng cá nhân đang hoạt động trên nền tảng TikTok.
Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025: Nhiều biến động đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025: Nhiều biến động đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025 chứng kiến nhiều diễn biến đáng chú ý, đặc biệt là mức lãi suất hấp dẫn cho kỳ hạn 13 tháng, mở ra cơ hội sinh lời.
Quý II/2025: Ba ngân hàng nào tăng trưởng lợi nhuận âm?

Quý II/2025: Ba ngân hàng nào tăng trưởng lợi nhuận âm?

Theo dự báo của SSI, lợi nhuận trong quý II/2025 của khối ngân hàng mà công ty này nghiên cứu có 3 nhà băng tăng trưởng âm, gồm: BIDV, ACB và MSB.
SHB “Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME” tại Việt Nam 2025

SHB “Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME” tại Việt Nam 2025

Giải thưởng không chỉ là sự ghi nhận từ các tổ chức quốc tế, mà còn là minh chứng cho những bước tiến vững chắc của SHB trong việc hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp SME, góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân và sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Ưu đãi vay vốn đặc biệt cho doanh nghiệp với BIDV SME Fast Track

Ưu đãi vay vốn đặc biệt cho doanh nghiệp với BIDV SME Fast Track

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Lãi suất ngân hàng ngày 25/6/2025: Loạt ngân hàng niêm yết 6% không điều kiện

Lãi suất ngân hàng ngày 25/6/2025: Loạt ngân hàng niêm yết 6% không điều kiện

Lãi suất ngân hàng ngày 25/6/2025 hàng loạt ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% mà không kèm điều kiện đặc biệt, mở ra cơ hội hấp dẫn cho người gửi tiền.
Lãi suất ngân hàng ngày 24/6/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 24/6/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 24/6/2025, nhiều ngân hàng đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, đặc biệt kỳ hạn 12 tháng đã vượt mốc 7,7% cho khoản tiền gửi đặc biệt.