Gói hỗ trợ lần 2 sao cho hiệu quả?

15:11 15/10/2020

Có nhiều ý kiến cho rằng cần nới lỏng định lượng theo kiểu Việt Nam để Chính phủ có thêm nguồn lực cho các gói hỗ trợ lần 2.

Tuy nhiên, các gói hỗ trợ lần 2 cần đi thẳng vào mục tiêu, tránh đi lòng vọng, gây ra vướng mắc như các gói hỗ trợ lần 1.

 Kết quả thực hiện gói hỗ trợ kinh tế 62.000 tỉ đồng tính đến 10/8/2020. Nguồn:  Bộ LĐ-TB-XH

Kết quả thực hiện gói hỗ trợ kinh tế 62.000 tỉ đồng tính đến 10/8/2020. Nguồn:  Bộ LĐ-TB-XH

Cần cú hích lớn

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế Trưởng của BIDV, cho rằng dù chúng ta đã có 4 gói hỗ trợ cơ bản, nhưng việc đề xuất thêm gói hỗ trợ mới là rất cần thiết. Bởi vì, quy mô gói hỗ trợ đợt 1 khoảng 3% GDP, mới giải ngân được khoảng 30%. Gói hỗ trợ lần 2 sẽ được thực hiện song song cùng việc gỡ vướng thực thi các gói cũ để tạo sức mạnh tổng hợp đến đích nhanh, mạnh hơn.

Theo TS. Cấn Văn Lực, lúc này không nên bàn và lo lắng về áp lực lạm phát tương lai vì dù Việt Nam ở top 16 quốc gia có nền kinh tế ổn định nhất vượt đại dịch, nhưng đang có tốc độ tăng trưởng GDP chỉ bằng khoảng 1/3 GDP năm 2019 . “Nếu không có một cú hích lớn, kinh tế Việt Nam có nguy cơ tụt lại, thậm chí bị ảnh hưởng suy thoái chung thay cho lạm phát”, TS. Lực nhấn mạnh.

Tránh “trên nóng dưới lạnh”

Những kinh nghiệm từ quá trình triển khai các gói hỗ trợ trước đây, trong đó có sự chậm trễ của cơ chế dẫn truyền chính sách, sẽ là vấn đề then chốt cần cải thiện để một mặt vừa tháo gỡ các rào cản trong quá trình triển khai phần còn lại của các gói hỗ trợ cũ, mặt khác vừa tăng sức mạnh của chính sách trong các gói hỗ trợ mới.

 trong các gói hỗ trợ cũ, gói hỗ trợ tín dụng có trị giá lớn nhất, nhưng vẫn còn những cản trở nhất định.

Trong các gói hỗ trợ hiện hành, gói hỗ trợ tín dụng có trị giá lớn nhất, nhưng vẫn còn những cản trở nhất định.

Nhìn một cách cụ thể, trong các gói hỗ trợ hiện hành, gói hỗ trợ tín dụng có trị giá lớn nhất, nhưng vẫn còn những cản trở nhất định. Chẳng hạn, việc siết chặt thẩm định tín dụng quá mức đã khiến nhiều doanh nghiệp, nhất là khối du lịch vốn không có tài sản đảm bảo thế chấp lẫn dòng tiền, không thể tiếp cận được tín dụng. Hay như gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng có thể khẳng định gần như hoàn toàn thất bại do tiêu chí bất cập, sự phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan quá “dài dòng”.

Bởi vậy, việc nới lỏng tiêu chí tiếp cận gói hỗ trợ mà Thủ tướng Chính phủ đã định hướng cho gói hỗ trợ mới, cần được các Bộ ngành, cơ quan chức năng lưu tâm ngay từ khi đề xuất gói hỗ trợ mới còn trong “trứng nước”. Và chỉ có như vậy thì mục tiêu tối thượng của nới lỏng định lượng kiểu Việt Nam mới có điều kiện đi trúng đích, đảm bảo nền tảng cho sự sống còn của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Lê Mỹ