Chủ nhật 02/02/2025 12:50
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Nghiên cứu - Dữ liệu

Công nghiệp hỗ trợ tận dụng cơ hội mới

12/10/2020 00:00
Việc các nhà đầu tư rút khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những điểm đến được ưu tiên lựa chọn chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, vấn đề là phải biết tận dụng. Có như vậy, doanh ngh

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng buộc các tập đoàn nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc tính tới việc dịch chuyển sang các nước lân cận. Mới đây, hai hãng công nghệ lớn của Nhật là Sharp và Kyocera đã tuyên bố hủy kế hoạch sản xuất LCD, laptop, máy photocopy… tại Trung Quốc và sẽ xây dựng nhà máy tại Việt Nam trong thời gian tới. Cùng với đó, nhiều hãng công nghệ khác cũng có kế hoạch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Doanh nghiệp CNHT Việt Nam nỗ lực thoát phận "chầu rìa"

Nguy cơ mất "sân nhà"

Theo ông Lê Dương Quang, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, các doanh nghiệp (DN) công nghệ lớn vào Việt Nam chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho các DN Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, vấn đề là có tận dụng được hay không.

Hiện tại, các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường có yêu cầu cao về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cung cấp và tiến độ giao hàng, trong khi nhiều DN Việt Nam chưa đáp ứng được. Về bản chất, khó khăn này thuộc loại chủ quan, nếu DN Việt Nam không tự mình vươn lên thì sẽ không thể tham gia "cuộc chơi".

Mặc dù đã đầu tư vào Việt Nam một thời gian khá dài, tính đến nay, tổng nhà cung ứng của Samsung đã lên tới 308 DN. Tuy nhiên, số lượng các DN Việt Nam là nhà cung ứng cấp 1 mới chỉ dừng ở 35 DN (tính đến cuối năm 2018), dự kiến sẽ có 50 DN vào năm 2020. Phần lớn DN Việt Nam mới tham gia chuỗi cung ứng ở cấp thấp, tức là sản xuất bao bì, ốc vít – có giá trị gia tăng thấp.

Một báo cáo tổng hợp mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng chỉ ra rằng, ngành công nghiệp điện tử, vi mạch của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức do phần lớn giá trị xuất khẩu (95%) đều nằm trong khu vực FDI, trong khi các DN nội địa vẫn chưa đủ sức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, có đến 77% giá trị sản phẩm hoàn toàn nhập khẩu.

Vì vậy, Ts. Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nhận định một khi các DN công nghệ vào Việt Nam mà chúng ta chưa chuẩn bị được nguồn cung nguyên vật liệu linh kiện, đáp ứng yêu cầu, các DN này sẽ đi vận động những DN phụ trợ nhỏ lẻ nước ngoài vào làm tại Việt Nam. Đây chính là mối nguy cho DN Việt khi bị cạnh tranh, thậm chí bị "hất cẳng" ngay trên "sân nhà".

"Bản thân các DN lớn của nước ngoài rất cần DN phụ trợ trong nước, nhưng DN phụ trợ của Việt Nam mãi không lớn được nên họ phải mời DN phụ trợ nước ngoài vào. Chúng ta chẳng được gì ngoài con số xuất khẩu để báo cáo thành tích, trong khi nền kinh tế rỗng ruột – bên ngoài của ta nhưng trong là hàng của FDI", ông Nam chia sẻ.

Trên thực tế, Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017 của VCCI cho thấy, các DN FDI có xu hướng nhỏ đi cả về vốn chủ sở hữu và quy mô lao động. Trong đó, không loại trừ khả năng nhiều DN FDI quy mô nhỏ đầu tư vào Việt Nam để tham gia chuỗi cung ứng của các "ông lớn" ngoại.

Đầu ra cần đảm bảo

Ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện Văn phòng Jetro Hà Nội, phàn nàn một trong những vấn đề lớn nhất mà DN Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam gặp phải là tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu và linh phụ kiện còn thấp.

Kết quả khảo sát của Jetro cho thấy, tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu – linh phụ kiện trong ngành sản xuất chế tạo của Việt Nam là 33%, thấp hơn so với 67% của Trung Quốc, 57% của Thái Lan. Vì vậy, các DN sản xuất bị phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc, Thái Lan hay một số quốc gia lân cận.

Ông Hironobu Kitagawa cho hay, đây được coi là vấn đề tồn tại trong lĩnh vực sản xuất chế tạo nhưng cũng là tiềm năng chưa khai thác hết của CNHT Việt Nam.

DN FDI muốn đặt hàng, họ sẽ yêu cầu DN Việt phải chứng minh được năng lực của mình, phải có công nghệ hiện đại, có hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, thậm chí phải có các chứng chỉ về quản lý môi trường và trách nhiệm xã hội. Trong khi đó, DN Việt Nam hầu hết là DN nhỏ nên muốn có đơn hàng chắc chắn, có đầu ra được đảm bảo thì mới dám vay vốn, mới dám đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại.

Ngoài ra, với DN Việt Nam còn có một khó khăn nữa phải đối mặt khi tham gia chuỗi cung ứng, đó là một số ngành sản xuất có sự thay đổi thường xuyên, liên tục về mẫu mã sản phẩm (như điện thoại di động mỗi năm ra vài kiểu). Điều này buộc DN Việt Nam muốn tham gia chuỗi cung ứng phải có sự tính toán, cân nhắc rất kỹ và phải có năng lực quản trị thật tốt mới đáp ứng được yêu cầu.

Để giải quyết vấn đề trên, ông Quang cho rằng hai phía DN CNHT Việt Nam và DN FDI cần phối hợp chặt chẽ, tạo dựng lòng tin, nâng cao năng lực quản trị rủi ro…, đồng thời cần sự hỗ trợ thêm từ phía Nhà nước, các hiệp hội.

Bà Trương Thị Chí Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội CNHT Việt Nam, bổ sung thêm: Cơ hội cho DN CNHT Việt Nam rất nhiều vì thị trường chế tạo toàn cầu đang mở ra nhiều cơ hội, không phải đâu xa mà là trên chính lãnh thổ Việt Nam. Hơn ai hết, DN biết rất rõ họ yếu cái gì, cần hỗ trợ cái gì. Một trong những điểm yếu của DN Việt Nam là đáp ứng các yêu cầu toàn cầu. Tức là sản phẩm phải có chất lượng, mà muốn như vậy thì quy trình sản xuất phải tốt, giá cạnh tranh.

Vậy, phải chăng DN Việt biết rõ làm thế nào để tham gia chuỗi nhưng vì sao họ không làm? Bà Bình cho hay, để làm được phải đầu tư dài hơi, với chi phí lớn về tài chính, công nghệ. Quan trọng hơn, sự hỗ trợ của Chính phủ trong lĩnh vực này còn yếu, bản thân DN nhiều năm qua vẫn tự thân vận động là chính.

"Chúng ta cứ nói như vậy là trông chờ Chính phủ, nhưng thực tế ở lĩnh vực này trên toàn thế giới đều được Chính phủ hỗ trợ. Ở Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ…, DN được hỗ trợ toàn bộ phí thuê gian hàng khi tham gia hội chợ quốc tế, trong khi DN Việt Nam phải trả khoản chi phí đó", bà Bình cho biết.

Đặc biệt, điều DN cần nhất chính là Nhà nước phải tạo dung lượng thị trường ổn định, đủ lớn. Trong ngành điện tử, thị trường khá lớn nhưng để đầu tư lại rất rủi ro vì chi phí đầu tư lớn nhưng phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu.

Vì vậy, DN đầu tư vào lĩnh vực này rất cần sự hỗ trợ, đầu tư mồi của Nhà nước. Đồng thời, "Nhà nước phải làm vai trung gian giữa các tập đoàn đa quốc gia với nhà sản xuất trong việc đảm bảo đầu ra", bà Bình nhấn mạnh.

Lê Thúy

Tin bài khác
Đông đảo khách tham quan Thành Nhà Hồ dịp Tết Ất Tỵ

Đông đảo khách tham quan Thành Nhà Hồ dịp Tết Ất Tỵ

Thành Nhà Hồ - Công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới, địa danh du lịch trọng điểm quốc gia thu hút nhiều khách tham quan dịp Tết Ất Tỵ 2025.
Thời tiết hôm nay 2/2: Bắc Bộ sáng có sương mù và mưa phùn, trưa chiều trời ấm

Thời tiết hôm nay 2/2: Bắc Bộ sáng có sương mù và mưa phùn, trưa chiều trời ấm

Thời tiết hôm nay 2/2, Bắc Bộ trưa chiều trời ấm, Trung Bộ và Tây Nguyên trời nắng, Nam Bộ trưa chiều trời nóng. Từ đêm nay không khí lạnh sẽ xuống nước ta, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét.
Thời tiết ngày mai 2/2: Miền Bắc đêm và sáng trời rét, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết ngày mai 2/2: Miền Bắc đêm và sáng trời rét, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết ngày mai 2/2/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng trời rét; vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại.
Thời tiết hôm nay 1/2: Bắc Bộ nắng ấm đến mùng 5 Tết

Thời tiết hôm nay 1/2: Bắc Bộ nắng ấm đến mùng 5 Tết

Thời tiết hôm nay 1/2, Bắc Bộ sáng nay có nơi mưa nhỏ, trưa chiều trời nắng, tiếp tục ấm lên; Trung Bộ trời nắng; Tây Nguyên nắng đẹp; Nam Bộ trời nắng mạnh hơn so với hôm qua.
Thời tiết ngày mai 1/2: Miền Bắc sáng sớm có mưa phùn kèm sương mù, trưa chiều có nắng

Thời tiết ngày mai 1/2: Miền Bắc sáng sớm có mưa phùn kèm sương mù, trưa chiều có nắng

Thời tiết ngày mai 1/2/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác; riêng khu vực đồng bằng và ven biển đêm và sáng sớm có mưa phùn.
Thời tiết hôm nay 31/1: Hà Nội có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Thời tiết hôm nay 31/1: Hà Nội có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Thời tiết hôm nay 31/1/2025, mùng 3 Tết, miền Bắc có mưa vài nơi, trời rét nhưng nhiệt độ đã tăng lên. Miền Nam mát mẻ với nền nhiệt từ 22 – 29 độ.
Thời tiết ngày mai 31/1: Miền Bắc đêm và sáng trời rét, có mưa vài nơi

Thời tiết ngày mai 31/1: Miền Bắc đêm và sáng trời rét, có mưa vài nơi

Thời tiết ngày mai 31/1/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc đêm và sáng trời rét, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác.
Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử tại Thăng Long tứ trấn

Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử tại Thăng Long tứ trấn

Hành trình về với Thăng Long tứ trấn mỗi dịp đầu Xuân đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc trưng của người dân Thủ đô. Giữa những thay đổi không ngừng của thời gian, bốn ngôi đền linh thiêng vẫn là biểu tượng trường tồn của niềm tin và khát vọng về cuộc sống an lành, hạnh phúc.
Thời tiết hôm nay 30/1: Bắc Bộ từ mai có mưa phùn, sương mù

Thời tiết hôm nay 30/1: Bắc Bộ từ mai có mưa phùn, sương mù

Thời tiết hôm nay 30/1, mùng 2 Tết, Đông Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, thời tiết ấm dần lên; miền Trung giảm mưa; Tây Nguyên và Nam Bộ trời nắng.
Thời tiết ngày mai 30/1: Miền Bắc có mưa vài nơi, vùng núi có nơi dưới 13 độ

Thời tiết ngày mai 30/1: Miền Bắc có mưa vài nơi, vùng núi có nơi dưới 13 độ

Thời tiết ngày mai 30/1/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều trời nắng. Vùng núi Bắc Bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối.
Tập đoàn quốc tế Phượng Hoàng mang

Tập đoàn quốc tế Phượng Hoàng mang 'Xuân yêu thương' đến bệnh nhân Da liễu Bắc Ninh

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 28/1 (nhằm ngày 29 tháng Chạp), trước thềm khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn quốc tế Phượng Hoàng đã có chuyến thăm hỏi và tặng quà ý nghĩa cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Da liễu Bắc Ninh.
EVNSPC: Các tỉnh phía Nam ứng trực 24/24 đảm bảo điện phục vụ Tết

EVNSPC: Các tỉnh phía Nam ứng trực 24/24 đảm bảo điện phục vụ Tết

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, đã sẵn sàng các phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bánh chưng Cầu Báng: Hương vị Tết qua bao thế hệ

Bánh chưng Cầu Báng: Hương vị Tết qua bao thế hệ

Làng Cầu Báng, thôn Đồng Thanh, xã Tân Bình, thành phố Thái Bình, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc bình yên mà còn vang danh xa gần nhờ những chiếc bánh chưng truyền thống.
Thời tiết hôm nay 29/1: Ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ, hầu khắp cả nước có nắng

Thời tiết hôm nay 29/1: Ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ, hầu khắp cả nước có nắng

Thời tiết hôm nay 29/1, Bắc Bộ đến Nghệ An chiều nay hửng nắng; Quảng Bình – Quảng Ngãi trời nhiều mây; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mùng 1 Tết trời nắng.
Thời tiết ngày mai 29/1: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Thời tiết ngày mai 29/1: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Thời tiết ngày mai 29/1/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo không khí lạnh kèm mưa suy yếu, 2 ngày tới Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Trời rét đậm, vùng núi Bắc Bộ rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối.