Thứ ba 01/07/2025 10:12
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Zero Covid khiến Trung Quốc giảm hấp dẫn trong mắt các doanh nghiệp châu Âu

20/09/2022 19:10
Chính sách Covid nghiêm ngặt của Trung Quốc đã hạn chế việc đi lại quốc tế và hoạt động kinh doanh , điều này đã biến Trung Quốc thành một quốc gia “đóng cửa” và có thể khiến các công ty rời đi.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Đức sang Trung Quốc đã tăng khoảng 30% trong tám tháng đầu năm so với một năm trước, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hôm thứ Hai.

Ảnh minh họa

Các doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc đang đánh giá lại thị trường Trung Quốc sau khi các biện pháp kiểm soát của Covid năm nay càng cô lập quốc gia này với phần còn lại của thế giới, Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc cho biết.

Chính sách Covid nghiêm ngặt của Trung Quốc đã hạn chế việc đi lại quốc tế và hoạt động kinh doanh - đặc biệt là sau hai tháng phong tỏa trong năm nay ở Thượng Hải .

Các biện pháp cứng rắn trong hai năm qua bước đầu đã giúp Trung Quốc phục hồi nhanh hơn sau cú sốc của đại dịch so với các nước khác.

Nhưng chính sách ngày càng trái ngược với một thế giới vốn đang dần nới lỏng nhiều hạn chế của Covid.

Đối với các doanh nghiệp châu Âu, “chúng tôi nói về việc điều chỉnh hoàn toàn quan điểm của chúng tôi về Trung Quốc trong sáu tháng qua,” Wuttke nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo cáo quan điểm hàng năm của Trung Quốc.

Ông cho biết tình trạng phong tỏa và sự không chắc chắn đối với các doanh nghiệp đã biến Trung Quốc thành một quốc gia “đóng cửa” và điều này có thể khiến các công ty rời đi.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào Trung Quốc đã giảm 11,8% trong năm 2020 so với một năm trước đó, theo báo cáo của Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc.

“Trong khi vẫn có ‘một nhóm các công ty đa quốc gia nổi tiếng sẵn sàng kiếm được hàng tỷ đô la’, xu hướng giảm vốn FDI khó có thể đảo ngược trong khi các nhà điều hành châu Âu bị hạn chế nhiều trong việc đi và đến Trung Quốc để phát triển các dự án tiềm năng", báo cáo nhận định.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,5% trong nửa đầu năm, thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính thức là khoảng 5,5%. Bắc Kinh cho biết vào cuối tháng 7 nước này có thể không đạt được mục tiêu đó.

Trong khi đó, các nhà chức trách cho thấy rất ít dấu hiệu rằng Trung Quốc sẽ loại bỏ chính sách zero Covid.

Trung Quốc đã giảm thời gian cách ly đối với du khách quốc tế và nội địa. Nhưng các vụ phong tỏa lẻ tẻ, dù là đảo du lịch Hải Nam hay thành phố Thành Đô, đã khiến tình trạng kinh doanh trở nên không ổn định.

Wuttke cho biết ông hy vọng Trung Quốc có thể mở cửa biên giới sớm nhất là vào cuối năm 2023, dựa trên thời gian cần thiết để tiêm chủng cho người dân

Các doanh nghiệp châu Âu ở lại Trung Quốc ngày càng phải đối mặt với một môi trường mà trong đó “niềm tin và triết lý riêng chiếm ưu thế hơn nền kinh tế”.

Wuttke nói: “Tôi đã ở đây suốt 40 năm và chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này, nơi mà việc đưa ra quyết định theo niềm tin và triết lý riêng quan trọng hơn việc ra quyết định dựa vào nền kinh tế. Và có lẽ điều đó cũng bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài, bao gồm các lệnh trừng phạt của Mỹ, căng thẳng Mỹ - Trung Quốc, vì vậy tôi có thể hiểu phần nào lý do tại sao tính tự cường lại rất cao trong chương trình nghị sự.”

Ông đang đề cập đến việc Trung Quốc thúc đẩy xây dựng công nghệ của riêng mình và các ngành công nghiệp khác trong vài năm qua.

Trong khi đó, Mỹ đã hạn chế các công ty của mình cung cấp các thành phần chính cho các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei.

Chính sách zero Covid của Trung Quốc đã khiến nước này tách biệt khỏi thế giới. Wuttke cho biết chính sách vẫn không thay đổi mặc dù có nhiều cuộc trò chuyện dài và thẳng thắn với các quan chức chính phủ Trung Quốc.

Đầu tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này “tiếp tục thực thi chính sách zero Covid-19 và thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội một cách phối hợp nhịp nhàng”..

Ông Tập cũng nói thêm rằng: “Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn phát triển mới, cánh cửa hợp tác thân thiện và chính sách cởi mở của Trung Quốc sẽ luôn rộng mở với thế giới". Nhận xét của ông được đưa ra trong chuyến đi tới Kazakhstan và Uzbekistan - chuyến đi nước ngoài đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong đó ông đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo của một số quốc gia trong khu vực.

Các doanh nghiệp nước ngoài đã có mặt ở Trung Quốc nói chung vẫn đang ở lại hoạt động cho đến thời điểm hiện tại.

Ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn, quy mô và tiềm năng của thị trường vẫn là điểm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài.

Một số doanh nghiệp, đặc biệt là các đại gia ô tô của Đức, đang đầu tư nhiều hơn. Trong 8 tháng đầu năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Đức đã tăng khoảng 30% so với một năm trước đó - nhanh hơn tốc độ 23,5% được ghi nhận trong 7 tháng đầu năm, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.

Lyly

Tin bài khác
Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Bất chấp loạt rủi ro như chiến tranh thương mại, xung đột Trung Đông và cạnh tranh AI, thị trường chứng khoán Mỹ đang chạm đỉnh lịch sử nhờ dòng tiền dồi dào và kỳ vọng cắt giảm lãi suất.
Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2025 giảm mạnh tới 30% so với cùng kỳ, hé lộ những rủi ro về kiểm soát chất lượng nông sản, nhưng đồng thời cũng cho thấy nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu và quản trị cửa khẩu ngày càng chuyên nghiệp.
Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Dù căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt và ông Trump thông báo ngừng bắn, thị trường toàn cầu vẫn phản ứng thận trọng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã “nhờn” với biến động địa chính trị.
Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ đồng loạt giảm điểm khi lo ngại về nguy cơ Mỹ tham chiến tại Trung Đông gia tăng, trong lúc Fed cảnh báo lạm phát sẽ kéo dài hơn dự kiến.
Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Chiến sự Trung Đông leo thang và áp lực từ dữ liệu kinh tế Mỹ khiến giới đầu tư lo ngại, dòng vốn có xu hướng chảy về các tài sản trú ẩn, trong khi Fed chuẩn bị công bố triển vọng kinh tế Mỹ.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Thị trường chứng khoán toàn cầu mở đầu phiên giao dịch ngày thứ Ba (17/6) trong trạng thái căng thẳng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ kêu gọi sơ tán khẩn cấp khỏi thủ đô Tehran của Iran.
Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Dù Ấn Độ được dự báo vào top 3 thị trường hàng không hành khách và hàng hóa lớn nhất thế giới vào năm 2030, sự cố này là lời cảnh báo rõ ràng: tăng trưởng phải đi cùng năng lực quản trị, an toàn và niềm tin toàn cầu.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo khi Israel bất ngờ không kích Iran, khiến giá dầu tăng vọt và các nhà đầu tư tháo chạy khỏi tài sản rủi ro, tìm đến nơi trú ẩn như vàng và đồng franc Thụy Sĩ.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Tuyên bố mới của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế đơn phương trong hai tuần tới đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc: chứng khoán Mỹ giảm điểm, USD suy yếu, trong khi vàng tăng giá.
Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu nhích lên sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt đồng thuận sơ bộ tại London, giúp xoa dịu căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn thận trọng trước dữ liệu lạm phát Mỹ sắp công bố.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ trong phiên đầu tuần nhờ lực kéo từ Amazon và Alphabet, trong khi nhà đầu tư dõi theo tiến triển từ vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung tại London.
Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Chỉ số S&P 500 đang giằng co quanh mốc tâm lý 6.000 điểm, khi giới đầu tư chưa tìm thấy chất xúc tác đủ mạnh để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”, trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và bất ổn thương mại.
Các ngân hàng trung ương mua ròng vàng năm thứ 4 liên tiếp

Các ngân hàng trung ương mua ròng vàng năm thứ 4 liên tiếp

Các ngân hàng trung ương toàn cầu duy trì mua ròng vàng năm thứ tư liên tiếp, giữa làn sóng phi đô la hóa và lo ngại gia tăng về rủi ro chính trị từ Mỹ.
Chứng khoán Mỹ giằng co giữa lo ngại vì dữ liệu kinh tế yếu

Chứng khoán Mỹ giằng co giữa lo ngại vì dữ liệu kinh tế yếu

Thị trường chứng khoán Mỹ giằng co sau khi dữ liệu kinh tế yếu hơn kỳ vọng, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và tác động lan rộng từ chính sách thuế quan của ông Donald Trump.
Chứng khoán Mỹ tiếp nối đà tăng, USD phục hồi nhờ tín hiệu tích cực

Chứng khoán Mỹ tiếp nối đà tăng, USD phục hồi nhờ tín hiệu tích cực

Chứng khoán Mỹ đang phản ứng linh hoạt theo từng dấu hiệu từ Nhà Trắng. Dù tâm lý đầu tư ngắn hạn có cải thiện, rủi ro vẫn hiện hữu nếu các cuộc đàm phán thương mại không mang lại kết quả cụ thể.