Xu hướng cho doanh nghiệp ngành tiêu dùng trong tương lai

16:38 07/04/2021

Nhìn lại năm 2020, xu hướng tiêu dùng mới đang diễn ra mạnh mẽ. Những thay đổi mới này đã cho phép sự xuất hiện liên tục của các thương hiệu với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Khách quan mà nói, dựa trên chuyển đổi trong ba yếu tố cốt lõi của mô hình kinh doanh - khách hàng, giá trị và lợi nhuận sẽ cho thấy các xu hướng trong tương lai.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Từ tập trung sản xuất đến tập trung vào người dùng

Trước đây, sản xuất là trung tâm. Các công ty phải đợi đến khi đưa sản phẩm ra thị trường mới biết sản phẩm có phù hợp với thị trường hay không. Điều này dẫn đến chu kỳ phát triển sản phẩm mới kéo dài và tỷ lệ thất bại cao. So với các thương hiệu truyền thống, các thương hiệu tiêu dùng mới chú trọng hơn đến việc nâng cao hiệu quả dựa trên dữ liệu và liên tục làm phong phú thêm sản phẩm chủ yếu được hỗ trợ bởi các phương pháp sản xuất linh hoạt. 

Han Rui, một nhà đầu tư vào Yuanqi Forest kiêm đối tác của Gaorong Capital cho biết cách tiếp cận của doanh nghiệp cần thay đổi triệt để. Lấy Yuanqi Forest làm ví dụ. Ngay từ ngày đầu tiên, toàn bộ công ty của Yuanqi Forest đã tích hợp rất nhiều dữ liệu vào quá trình quản lý sản phẩm và R&D, đồng thời sử dụng hiệu quả cao để thực hiện thử nghiệm tìm ra nhu cầu của khách hàng. Lấy người dùng làm trung tâm được phản ánh trong sự thay đổi tư duy chiến lược cũng như mở rộng danh mục sản phẩm. Đây không còn chỉ là áp đặt chuỗi sản xuất từ trên xuống dưới  mà được đặt trong một bối cảnh nhất định trong đó lấy nhu cầu người dùng làm trung tâm giải pháp.

Trực tuyến, ngoại tuyến và KOLs

Trong thời đại bùng nổ thương mại điện tử, nhiều thương hiệu chú trọng hoạt động trực tuyến. Hiện nay, khi dịch bệnh đang được đẩy lùi, mô hình kết hợp kinh doanh trực tuyến và ngoại tuyến cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Chỉ kinh doanh trực tuyến là chưa đủ, nhằm mục tiêu mở rộng cơ sở người dùng, các công ty chuyển sang bố cục đa kênh và thực hiện tiếp thị toàn cầu. Không những vậy, trong vài năm trở lại đây, các thương hiệu bùng nổ thông qua KOLs (người có ảnh hưởng) kích thích lưu thông hàng hóa và tích lũy được làn sóng người dùng. Xu hướng hợp tác với KOLs đã bắt đầu từ năm 2017 và đạt đến cao trào vào thời điểm dịch bệnh vừa qua. Cùng với đó khi ngày càng có nhiều thương hiệu lựa chọn xu hướng này thì chi phí dành cho KOLs cũng tăng lên. Theo một thống kê, giá KOLs từ năm 2018 đến năm 2020 đã tăng hơn 18%. Ví dụ như Perfect Diary đã hợp tác với hơn 15.000 KOL và đạt doanh số bán hàng vô cùng ấn tượng. Do hiện nay sự kết nối giữa người dùng và sản phẩm còn yếu, vấn đề khó khăn nhất đối với các nhãn hàng là làm sao để tăng tỷ lệ mua lại và tăng sự gắn bó của người dùng và sử dụng chiến thuật KOLs là một phương pháp được ưu tiên. Kết quả thu được cho thấy các sản phẩm được giới thiệu bởi người nổi tiếng đã dần củng cố sự công nhận của người tiêu dùng và nỗ lực chuyển đổi thành một thương hiệu thực sự.

Mạng lưới đa kênh

Không còn nghi ngờ gì nữa, truyền thông nay đã trở thành một phương tiện không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Trong đó, nội dung hấp dẫn là cốt lõi quan trọng giúp tăng lưu lượng người tiêu dùng. Một hiện tượng thú vị là bắt đầu từ năm nay, nhiều công ty đã bắt đầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến hoạt động Mạng lưới đa kênh (MCN) và thông qua tổ chức này xây dựng các sản phẩm, chương trình, gây quỹ, xúc tiến chéo, quản lý đối tác, quản lý quyền kỹ thuật số, kiếm tiền, bán hàng hoặc phát triển người theo dõi cho công ty. Như vậy bản thân thương hiệu không còn chỉ đơn thuần cung cấp một sản phẩm và là nhà sản xuất lạnh lùng, nhờ có MCN mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng sẽ càng được thắt chặt.

Công nghệ tiên tiến

Theo thống kê của IT cam, trong các dự án mới thành lập vào năm 2020, thực phẩm có nguồn gốc thực vật đã được các cơ sở đầu tư quan tâm nhiều hơn cả. Ví dụ, thương hiệu bột yến mạch Oatoat từ protein thực vật đã hoàn thành hai vòng tài trợ chỉ trong 5 tháng sau khi thành lập với số tiền lên đến hàng chục triệu nhân dân tệ; Cereal Planet cũng nhận được khoản đầu tư hàng triệu đô la từ Xianfeng Evergreen. Ngoài ra, thương hiệu thịt thực vật của Mỹ Beyond Meat đang được ưa chuộng tại nhiều quốc gia cũng đã làm tăng sự chú ý đối với ngành này. “Hey Meat”, một thương hiệu thịt nhân tạo dựa trên thực vật mới được thành lập năm ngoái đã hoàn thành gần 10 triệu nhân dân tệ cho các vòng hạt giống và vòng tài trợ thiên thần. Có thể thấy trước rằng dưới sự đổi mới chung và mở rộng xuyên biên giới của các thương hiệu tiêu dùng mới, tiếp theo 5 năm nữa sẽ là kỷ nguyên của các sản phẩm áp dụng công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.

TL