Thứ bảy 05/10/2024 11:22
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Xây dựng thương hiệu Việt Nam thâm nhập thị trường CPTPP: Chiến lược và thách thức

27/09/2023 21:27
Theo các chuyên gia, để hàng hóa Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong các quốc gia thành viên của CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), việc xây dựng thương hiệu riêng là điều cần thiết.
aa

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ ngày 14/1/2019, được kỳ vọng là bước ngoặt tạo ra xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác thành viên thực thi CPTPP.

Sau 5 năm, mặc dù CPTPP đã giúp gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu, tuy nhiên, hàng hóa thương hiệu Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường còn khá khiêm tốn.

Thương hiệu riêng cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn, bao gồm đảm bảo an toàn thực phẩm, tính xanh, tính sạch và có thể kể đến cả số hoá. Tại cuộc hội thảo "Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP" tổ chức vào ngày 27/9, bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam Vinasamex, đã chia sẻ về định hướng của doanh nghiệp tập trung vào 4 thị trường chính: châu Âu, Mỹ và Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ảnh minh họa
Bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam Vinasamex

Bà Huyền cho biết rằng, đây là 4 thị trường đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng vô cùng khắt khe và nghiêm ngặt. Tuy nhiên, đó cũng chính là con đường phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.

Bà chia sẻ thêm: "Chúng tôi đã bắt đầu quay về Việt Nam từ năm 2013 và xây dựng chuỗi giá trị với người nông dân. Vào thời điểm đó, việc xây dựng một khái niệm về sản phẩm hữu cơ là rất khó khăn. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đặc biệt là những thị trường khó tính như vậy, chúng ta không thể tự tin nói với khách hàng rằng sản phẩm của chúng tôi chất lượng tốt khi không có bất kỳ chứng nhận nào.

Do đó, chúng tôi đã xây dựng chuỗi giá trị, đào tạo người nông dân và đạt được các chứng nhận quốc tế. Đây là những giấy tờ quan trọng giúp chúng tôi có thể xuất khẩu sản phẩm của mình vào những thị trường đó", bà Huyền nói.

Ảnh minh họa
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên thuộc Bộ Công Thương

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên thuộc Bộ Công Thương, nói về Hiệp định CPTPP và tập trung vào 3 thị trường chưa có Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đó là Canada, Mexico và Peru. Ông cho biết rằng có nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam để thâm nhập sâu hơn vào các thị trường như Canada, Mexico và Peru, với một số mặt hàng hiện chỉ chiếm khoảng 3-5% thị trường đó. Con số này đòi hỏi sự xem xét và hành động để tăng cường thị phần hàng hóa Việt Nam tại những thị trường này.

Bà Trịnh Huyền Mai, Phó Trưởng phòng Chính sách xúc tiến thương mại tại Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương, đề cập đến đánh giá từ tổ chức Brand Finance - một tổ chức định giá thương hiệu toàn cầu có trụ sở tại Anh. Theo đánh giá này, thương hiệu quốc gia của Việt Nam là một trong những thương hiệu quốc gia có mức tăng trưởng giá trị mạnh nhất trên thế giới, mặc dù có những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 và các xung đột chính trị.

Tại cấp độ doanh nghiệp, có nhiều sản phẩm "made in Việt Nam" đã xuất khẩu ra nước ngoài dưới thương hiệu riêng, như cà phê Trung Nguyên, sữa Vinamilk, dịch vụ viễn thông của Viettel và ôtô Vinfast. Những thành công này có tác động tích cực đối với các thị trường tiềm năng, bao gồm các quốc gia thành viên của CPTPP, giúp các ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gia tăng thị phần hoặc giá trị thương hiệu trong các thị trường truyền thống và tiếp cận các thị trường mới.

Để minh họa về việc xuất khẩu gạo, ông Ngô Chung Khanh cho biết rằng hiện nay, doanh nghiệp Lộc Trời đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo với giá 1.500 euro/tấn đối với một đối tác, và gạo Trung An cũng đã bán với giá hơn 1.000 USD/tấn, gấp đôi hoặc gấp hơn 2 lần so với giá gia công thông thường. Ông nêu rõ rằng điều này cho thấy nếu chỉ dựa vào gia công thuần túy, có thể giúp duy trì đơn hàng trong ngắn hạn, nhưng không phải là cách bền vững trong dài hạn. Để xây dựng một thương hiệu riêng, cần có tư duy mạnh mẽ, dám đảm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Ngoài ra, cần có một chiến lược tiếp cận rõ ràng và hiểu biết về thị trường để đáp ứng các yêu cầu khắt khe, bao gồm cả việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tính xanh, tính sạch và thậm chí cả số hoá.

Bà Trịnh Huyền Mai - Phó Trưởng phòng Chính sách xúc tiến thương mại - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và hình thức xuất khẩu thông qua chuỗi cung ứng gia công xuất khẩu hoặc xuất khẩu ở dạng là nguyên thô, nguyên liệu để làm đầu vào cho các nhà sản xuất, nhà chế biến ở nước ngoài. Vì vậy, giá trị gia tăng cũng như thương hiệu riêng của Việt Nam còn rất khiêm tốn.

Ảnh minh họa
Bà Trịnh Huyền Mai - Phó Trưởng phòng Chính sách xúc tiến thương mại - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương)

Về phía Bộ Công Thương, bà Mai thông tin, thời gian tới, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Xúc tiến thương mại và các đơn vị liên quan kiên trì tiếp tục xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu theo ba cấp độ.

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, ý nghĩa, vai trò cũng như sự cần thiết của việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt là cấp lãnh đạo doanh nghiệp.

Thứ hai, tăng cường các hoạt động, nâng cao năng lực cho về xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Thứ ba, ở cấp độ quốc gia sẽ tăng cường các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu quốc gia Việt Nam, cho các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, những sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Thứ tư, ở cấp độ ngành hàng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các hiệp hội xây dựng được chiến lược cạnh tranh của thương hiệu ngành, xây dựng và quảng bá những chỉ dẫn địa lý của ngành. Qua đó không chỉ quảng bá và phát triển, bảo vệ các thương hiệu của mình ra thị trường thế giới.

Thứ năm, tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đã có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, các doanh nghiệp có tiềm lực, tiềm năng và có khát vọng mang thương hiệu Việt Nam ra chinh phục thị trường thế giới.

“Những hoạt động xúc tiến thương mại dài hạn, có trọng tâm, trọng điểm đối với từng mặt hàng đối với từng thị trường và chung tay cùng với Nhà nước trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia” – bà Mai nhấn mạnh.

Để khai thác hiệu quả CPTPP, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada Trần Thu Quỳnh lưu ý, doanh nghiệp cần kết nối về sản xuất, đầu tư, công nghệ, thương hiệu giữa doanh nghiệp Canada và Việt Nam. Cụ thể, đối với địa bàn Canada, Thương vụ luôn khuyến khích doanh nghiệp không chỉ nghĩ đến thị trường xuất khẩu mà phải nghĩ đến cả những khả năng tham gia mua sắm Chính phủ, đấu thầu Chính phủ hay là hợp tác công tư ở nước ngoài mà Hiệp định CPTPP mang lại.

Chỉ riêng trong năm 2023, Thương vụ Việt Nam tại Canada đã phối hợp với các bộ, ngành của sở tại để tổ chức 4 cuộc hội thảo ở 4 tỉnh, bang nhằm đánh giá 5 năm thực hiện CPTPP, giúp các doanh nghiệp Canada hiểu rõ hơn cơ hội kinh doanh với doanh nghiệp ở Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh; phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Canada tại TP Hồ Chí Minh để tổ chức một hội thảo tương tự.

Bộ Công thương cũng sẽ tăng cường hoạt động quảng bá, tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu quốc gia Việt Nam, các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Đặc biệt, hỗ trợ các hiệp hội xây dựng chiến lược cạnh tranh của thương hiệu ngành, xây dựng và quảng bá những chỉ dẫn địa lý của ngành; khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đã có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, doanh nghiệp có tiềm lực, tiềm năng và có khát vọng mang thương hiệu Việt Nam ra chinh phục thị trường thế giới.

Anh Nguyên

Bài liên quan
Tin bài khác
Nhiều thiết bị, công nghệ tiên tiến được trưng bày tại Triển lãm quốc tế về ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo

Nhiều thiết bị, công nghệ tiên tiến được trưng bày tại Triển lãm quốc tế về ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo

Triển lãm quốc tế về ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo là dịp để các doanh nghiệp tại các tỉnh phía Bắc tiếp cận với thiết bị, công nghệ tiên tiến.
Khai mạc ngày hội kết nối giao thương – Business Matching

Khai mạc ngày hội kết nối giao thương – Business Matching

Sáng 02/10, tại Hưng Yên, diễn ra Khai mạc ngày hội kết nối giao thương do Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên tổ chức.
Cà Mau: Khảo sát thị trường và kết nối giao thương với đoàn doanh nghiệp quốc tế

Cà Mau: Khảo sát thị trường và kết nối giao thương với đoàn doanh nghiệp quốc tế

Cà Mau sẽ tổ chức chương trình khảo sát thị trường và kết nối giao thương với đoàn doanh nghiệp quốc tế vào tháng 11 năm 2024 tới đây.
An Giang - Hà Giang: Tăng cường hợp tác, kết nối giao thương

An Giang - Hà Giang: Tăng cường hợp tác, kết nối giao thương

Sáng 27/9, Sở Công Thương tỉnh An Giang có buổi làm việc với Sở Công Thương tỉnh Hà Giang về kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giữa 2 địa phương.
Hàng trăm doanh nghiệp sẽ tham gia triển lãm VIMEXPO 2024

Hàng trăm doanh nghiệp sẽ tham gia triển lãm VIMEXPO 2024

triển lãm