
VPBank thỏa thuận bán 15% cổ phần cho Tập đoàn Tài chính Nhật
Trước đó, VPBank cũng đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn Tài chính Nhật để bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit, giá trị thương vụ gần 1,4 tỷ USD.
Thông tin từ Bloomberg, VPBank sẽ bán hơn 1 tỷ cổ phiếu cho Công ty Tài chính tiêu dùng SMBC, một đơn vị của Sumitomo Mitsui, với giá 32.000 - 33.000 đồng/cổ phiếu (khoảng 1,35 USD/cổ). Thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết vào cuối tháng này.
Ngân hàng đã lên kế hoạch bán 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược từ năm 2021 và đặt mục tiêu hoàn tất việc bán vào năm ngoái. Bà Lưu Thị Thảo, Phó Giám đốc điều hành thường trực của VPBank, cho biết, số tiền thu được sẽ giúp ngân hàng bổ sung vốn.

Trước đó, hồi tháng 4/2021, VPBank cũng đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn SMBC để bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit, giá trị thương vụ gần 1,4 tỷ USD.
VPBank là một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản đạt hơn 631.000 tỷ đồng tính đến cuối năm ngoái. Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực cho vay bán lẻ, tín dụng doanh nghiệp, tài chính tiêu dùng và quản lý tài sản.
Cổ phiếu của VPBank chỉ tăng hơn 2% từ đầu năm đến nay với quy mô vốn hóa khoảng 5,2 tỷ USD và là ngân hàng lớn thứ tư trong nước tính theo giá trị thị trường. Năm 2022, lợi nhuận ròng của nhà băng này tăng 55,6% lên 18.200 tỷ đồng.
P.V (t/h)
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực về tỷ lệ vi phạm bản quyền
- Yêu cầu sửa đổi tên gọi đối với các chuyến bay có tên gần giống nhau
- Chuyển biến tích cực trong quá trình cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước
- Bàn giải pháp gỡ khó cho người cao tuổi khởi nghiệp, tiếp tục lao động
Cùng chuyên mục


Khi ngân hàng này cho vay để… trả nợ ngân hàng khác

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn sẽ giảm còn 30%

Lãi suất cho vay giảm sâu, vì sao khách hàng vẫn khó chuyển nợ?

NHNN quyết định thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị của SCB

Kỳ vọng các tổ chức tín dụng linh hoạt hơn để DN tiếp cận vốn ưu đãi
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"