VNDIRECT: Nhu cầu tín dụng sẽ tăng trở lại vào cuối quý IV/2021
- 8
- Thị trường - Tài chính
- 10:07 16/09/2021
DNHN - Do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh vẫn kéo dài, thị trường kỳ vọng Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt hiện hành cho đến năm 2022.
(Ảnh minh họa)
NIM các ngân hàng nhiều khả năng sẽ giảm cuối năm 2021
Báo cáo Ngành Ngân hàng do VNDIRECT RESEARCH vừa phát hành nhận định, hầu hết các ngân hàng niêm yết đều ghi nhận biên lãi suất (NIM) mở rộng trong 6 tháng đầu năm do chi phí vốn giảm sâu hơn mức giảm của tỷ suất sinh lời của tài sản.
Theo ước tính của VNDIRECT, tỷ suất sinh lời của tài sản trung bình giảm nhẹ 43 điểm cơ bản so với cùng kỳ, giảm nhẹ hơn so với đà giảm 120 điểm cơ bản của chi phí vốn. Trong đó, TCB, ACB và BID ghi nhận mức cải thiện NIM lớn nhất trong khi chỉ có HDB và STB ghi nhận giảm NIM trong 6 tháng đầu năm 2021.
Về chi phí vốn, lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục xu hướng giảm kể từ năm 2020 và đã giảm khoảng 10 - 50 điểm cơ bản ở các kỳ hạn so với đầu năm 2021. Lãi suất huy động giảm là do thanh khoản dồi dào trong khi cầu tín dụng vẫn chưa phục hồi mạnh. Do đó, tất cả các ngân hàng đều được hưởng chi phí vốn (COF) giảm trong 6 tháng đầu năm 2021.
Về tỷ suất sinh lời của tài sản, VNDIRECT nhận thấy có riêng TCB, MBB và LPB ghi nhận lợi suất tài sản tăng trong 6 tháng đầu năm 2021 nhờ tăng cường cho vay (điều này thể hiện qua tỷ lệ cho vay/tiền gửi LDR cuối quý II/2021 cao hơn cuối năm 2020), cũng như các ngân hàng này gia tăng tỷ trọng cho vay đối với mảng bán lẻ. Bên cạnh đó, VCB, VIB và ACB cũng ghi nhận mức giảm lợi suất tài sản ít hơn các ngân hàng khác nhờ tỷ trọng cho vay bán lẻ cao.
VNDIRECT cho rằng việc cải thiện NIM sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2021 do các ngân hàng thương mại được yêu cầu hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng/doanh nghiệp trong đại dịch. Trong khi đó, xu hướng cải thiện NIM sẽ không đồng đều giữa các ngân hàng, do mức độ biến động của mỗi ngân hàng đối với cạnh tranh trong huy động tiền gửi và nhu cầu huy động vốn rất khác nhau.
Do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh vẫn kéo dài, VNDIRECT kỳ vọng Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt hiện hành cho đến năm 2022. Nhờ vậy, các ngân hàng sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chi phí vốn thấp.
Do đó, trong bối cảnh cạnh tranh tiền gửi không gay gắt lắm và thanh khoản dồi dào như hiện nay, VNDIRECT ưa thích các ngân hàng có khả năng mở rộng cho vay cá nhân vì sẽ được hưởng lợi suất tài sản tốt hơn.
Chất lượng tài sản tiếp tục được cải thiện
Tỷ lệ nợ xấu bình quân tại cuối quý II/2021 của 17 ngân hàng niêm yết tiếp tục đà giảm xuống mức 1,49% so với mức 1,54% tại cuối 2020 và mức 1,81% tại thời điểm cuối quý II/2020. Trung bình nợ nhóm 5 của các ngân hàng giảm nhẹ xuống mức 0,78% tại cuối quý II/2021 từ mức 0,85% tại cuối 2020.
Các ngân hàng ghi nhận chất lượng tài sản tốt nhất cuối quý II/2021 với tỷ lệ nợ xấu thấp nhất gồm có: TCB (0,4%), VCB (0,7%), ACB (0,7%) và MBB (0,8%). Đáng chú ý, TCB đã tích cực xóa nợ trong 6 tháng đầu năm 2021, giúp tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này đạt mức thấp nhất từ trước đến nay là 0,4%.
Theo công bố, tổng nợ tái cơ cấu của 3 ngân hàng có vốn Nhà nước (VCB, CTG, BID) và 6 ngân hàng niêm yết tư nhân (TCB, MBB, ACB, HDB, VIB, TPB) giảm xuống mức 41.170 tỷ đồng tại cuối quý II/2021 (chiếm khoảng 0,4 - 4,5% tổng dư nợ của các ngân hàng) từ mức 77.725 tỷ đồng tại cuối 2020.
VNDIRECT cho biết, hầu hết các ngân hàng đã tích cực trích lập dự phòng trong 6 tháng đầu năm 2021 để chuẩn bị cho khả năng nợ xấu mới tăng cao do các doanh nghiệp chịu tác động mạnh từ đợt bùng phát đang diễn ra. Do đó, chi phí tín dụng trung bình tăng 20 điểm cơ bản so với cùng kỳ (hoặc 9 điểm cơ bản so với mức trung bình năm 2020) lên 1,5%.
Các ngân hàng dẫn đầu trong việc trích lập dự phòng thể hiện qua tỷ lệ trích lập dự phòng/lợi nhuận trước dự phòng 6 tháng đầu năm 2021 cao, gồm có BID (65,5%), VPB (48,9%), EIB (44,3%).
Tỷ lệ bao nợ xấu (LLR) trung bình được cải thiện lên 123,2% vào cuối quý II/2021 từ mức 108,8% vào cuối 2020 hoặc 80,8% tại cuối quý II/2020. Các ngân hàng có tỷ lệ LLR cao nhất thời điểm cuối quý II/2021 là VCB (351,8%), TCB (258,9%), MBB (236,5%) và ACB (207,7%).
Tín dụng sẽ chậm dần vào nửa cuối năm
Trên hệ thống ngân hàng, cuối quý II/2021, tổng các phương tiện thanh toán tăng 4,4% so với đầu năm, từ mức 2% thời điểm cuối quý I/2021, thấp hơn mức 5,2% cùng kỳ năm trước.
VNDIRECT cho rằng môi trường lãi suất thấp làm tiền gửi có xu hướng tăng chậm lại trong 6 tháng đầu năm 2021. Sau 3 lần cắt giảm lãi suất điều hành trong năm 2020, lãi suất tiền gửi của tất cả các kỳ hạn tiếp tục giảm từ tháng 4 năm ngoái.
VNDIRECT ước tính tổng huy động tiền gửi của khách hàng tại thời điểm cuối quý II/2021 của 17 ngân hàng niêm yết tăng 4,8% so với đầu năm. Những ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng huy động tiền gửi mạnh nhất gồm TPB (37,3%), VIB (11,8%), HDB (13,7%) và MBB (10,5%).
Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 6 tháng đầu năm 2021 đạt 6,44% từ mức 2,95% so với đầu năm trong quý I/2021, gần gấp đôi so với mức tăng cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, VNDIRECT nhận thấy tín dụng toàn ngành đã giảm từ tháng 7 khi số lượng ca nhiễm mỗi ngày tăng cao và việc giãn cách xã hội quyết liệt hơn được áp dụng ở nhiều thành phố lớn. Do đó, tín dụng hệ thống chỉ tăng 0,9 điểm %, trong 2 tháng vừa qua, đạt 7,4% tại cuối tháng 8 từ mức 6,44% so với đầu năm cuối tháng 6.
VNDIRECT hạ dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành cho năm 2021 xuống 10 - 12% từ mức 13% trước đó do đánh giá cầu tín dụng chưa phục hồi bởi ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh hiện nay.
Ở kịch bản cơ sở, VNDIRECT kỳ vọng số lượng ca nhiễm mỗi ngày sẽ giảm và việc đi lại sẽ được nới lỏng vào cuối tháng 9. Nhờ vậy, nhu cầu tín dụng sẽ tăng trở lại vào cuối quý IV/2021.
VNDIRECT lạc quan một cách thận trọng về triển vọng trong năm 2022 vì VNDIRECT tin rằng lãi suất thấp sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng khi tiêu dùng trong nước dần hồi phục sau đại dịch.
Nhuệ Mẫn//tinnhanhchungkhoan.vn
Bài liên quan
#chính sách tiền tệ

Dự báo lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tăng vọt vào năm 2021
Công ty CP Chứng khoán VNDirect vừa công bố Báo cáo chiến lược đầu tư 2021, trong đó cập nhật kết quả kinh doanh các ngân hàng năm 2020 và kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2021.

Chính phủ cần kiên định không lạm dụng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế
PGS.TS Tô Trung Thành cũng cho rằng, với nguồn lực ngân sách hạn hẹp, để đối phó với dịch bệnh COVID-19, Chính phủ cần dựa vào sự tham gia của toàn dân chứ không thể chỉ dựa vào nguồn lực của Chính phủ.

Tiền Trung Quốc lao dốc và sự ổn định hiếm có của tiền Việt
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển quan ngại đồng nhân dân tệ giảm giá sẽ tăng nhập siêu hàng chất lượng không cao từ Trung Quốc, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước.

NHNN thông tin việc Bộ tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách giám sát về chính sách tiền tệ
“Việt Nam vào Danh sách giám sát trong Báo cáo tháng 5/2019 do thỏa mãn hai tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai” - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết.

Lãi suất tăng dồn dập: Nỗi lo lớn dần, nguy cơ khó tránh
Từ đầu tháng 12/2018, nhiều ngân hàng lại tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất. Nhận định từ giới chuyên môn cho biết, áp lực lên lãi suất vẫn còn kéo dài trong thời gian tới.

Singapore thắt chặt chính sách tiền tệ để hạ nhiệt lạm phát
Quyết định hôm thứ Năm (14/7) được đưa ra khi Cơ quan Tiền tệ Singapore nâng dự báo lạm phát cơ bản từ 3,0% lên 4,0%, tăng từ mức dự báo trước đó là 2,5% lên 3,5% trong năm nay.
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời những quy định về điều kiện vay vốn
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi cho biết, hiện nay có một thực trạng khi người dân vay ở các ngân hàng đến kỳ đáo hạn thì phải đi vay nóng ở bên ngoài với lãi suất cao để trả vào cho ngân hàng, sau đó làm thủ tục cho vay lại. Đại biểu đặt câu hỏi: Thống đốc có biết tình trạng này đang diễn ra rất phổ biến ngoài xã hội hay không và có giải pháp gì để khắc phục trong thời gian tới?
Tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Đồng bằng sông Cửu Long
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ba "ông lớn" Thế giới đua nhau nhập cua ghẹ Việt Nam
Một tháng nay, nhiều cửa hàng cho biết, các loại cua ghẹ kích cỡ lớn trên 500 gram một con rất khan hiếm vì thương lái thu gom xuất khẩu hết.
Tổ chức trong nước gom cổ phiếu thực phẩm, xả cổ phiếu thép
Nhóm cổ phiếu thực phẩm và đồ uống thu hút mạnh mẽ nhất dòng tiền của các tổ chức nội trong tuần trước với giá trị mua ròng đạt 138 tỷ đồng.
Vì sao nhiều công nhân chọn gói vay tài chính của HD SAISON?
HD SAISON vừa tung gói vay ưu đãi 10.000 tỷ đồng và cam kết sẽ hỗ trợ kịp thời các đối tượng là công nhân tại các Khu công nghiệp trên cả nước tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, an tâm sản xuất lao động và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, đồng hành cùng Chính phủ ổn định kinh tế, an sinh xã hội, góp phần đẩy lùi nạn “tín dụng đen”.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bất ngờ cắt giảm lãi suất
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã giảm lãi suất từ 2,85% xuống 2,75% đối với 400 tỷ nhân dân tệ (59,33 tỷ USD) khoản vay trung hạn (MLF) kỳ hạn một năm của một số tổ chức tài chính.
Bamboo Airways có tân Chủ tịch Hội đồng quản trị
HĐQT Bamboo Airways cũng đã họp và thống nhất bầu ông Nguyễn Ngọc Trọng là Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways, ông Doãn Hữu Đoàn giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT, ông Lê Bá Nguyên giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Bộ Tài chính yêu cầu giảm giá hàng hóa theo giá xăng dầu
Bộ Tài chính vừa có công văn số 7955/BTC-QLG gửi các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp đề nghị tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá.
Doanh nghiệp giao dịch ngoại tệ online nhận thưởng tới 17 triệu đồng
Cụ thể, trong chương trình“Giao dịch Online – Ưu đãi cực High” của HDBank, từ nay tới ngày 15/10/2022, khách hàng doanh nghiệp được hưởng gói ưu đãi phí với giá trị thưởng lên tới 7 triệu đồng khi mua bán ngoại tệ qua kênh Internet Banking.
Nam A Bank được chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.900 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.900 tỷ đồng