
Việt Nam: Thị trường xuất khẩu gạo vào EU thuận lợi - khó khăn gì?
Có thể nói với tấm vé thông hành từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua đã có kết quả khởi sắc. Nhưng thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới đang có nhiều biến chuyển, Việt Nam cần làm gì để tăng tính cạnh tranh?
Mới đây, theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, Ủy ban châu Âu đã đăng công báo quy định số 2022/1481 về thuế nhập khẩu đối với gạo xát trắng thuộc mã CN 1006 20, không phải gạo basmati xát vỏ với các giống được đề cập trong Điều 1 của Quy định Ủy ban (EC) số 972/2006 (4), sẽ là 65 EUR/tấn.
Có thể coi tấm vé thông hành từ Hiệp định EVFTA đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU. Cam kết từ Hiệp định EVFTA nêu rõ EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm.
Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia thương mại, do thị phần gạo của Việt Nam tại EU còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3,1% trong tổng lượng gạo ngoại khối nhập khẩu vào EU nên Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để gia tăng xuất khẩu vào thị trường này. Thống kê cho thấy, xuất khẩu gạo sang EU trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt trên 30.000 tấn, với kim ngạch 23 triệu USD. Riêng trong quý 1/2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 22.500 tấn gạo sang thị trường này, thu về gần 18 triệu USD, tăng gần 4 lần về lượng và tăng 4,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Ấn Độ siết chặt xuất khẩu gạo thông qua các quy định mới. Bộ Tài chính Ấn Độ cũng ban hành thông báo số 49 về việc áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại thóc gạo như thóc (HS 100610), gạo lứt (HS 10620) và các loại gạo khác trừ gạo đồ, gạo Basmati (HS 10063090). Quyết định cũng có hiệu lực kể từ ngày 9/9.
Một số nhà xuất khẩu cho rằng, quyết định của Chính phủ là quá bất ngờ, gây khó khăn cho các hợp đồng đã ký. Người mua không thể trả thêm 20% giá lô hàng và người bán cũng không thể bỏ ra 20% tiền thuế xuất khẩu.
Thái Lan tung hơn 4 tỷ USD để hỗ trợ sản xuất lúa gạo. Trong đó là hơn 1 tỷ USD so với kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2021. Đồng thời tìm cách tăng gái gạo xuất khẩu gần gấp đôi so với 2 năm trước
Đứng trước sự thay đổi của các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, ngành Gạo Việt Nam cần làm gì để tăng tính cạnh tranh, tận dụng cơ hội. Trong bối cảnh Việt Nam vốn yếu về thương hiệu gạo (đã từng mất thương hiệu). Làm sao để nâng cao giá trị khi xuất khẩu và các giải pháp liên kết trong sản xuất.
Ngọc Phi (tổng hợp)
- Mua bán và sáp nhập ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn rẻ
- Elon Musk: Hiểu biết về trí tuệ nhân tạo của Bill Gates còn hạn chế
- Các startup cần chú ý đến những điều gì trong quản lý nhân sự?
- 1,7 triệu thuê bao đã thực hiện việc chuẩn hóa thông tin cá nhân
- Doanh nghiệp cần duy trì và tăng tốc cải thiện môi trường kinh doanh để thay đổi
Cùng chuyên mục


9 dự án Việt đầu tiên tham gia Chương trình Thúc đẩy tài chính khí hậu

Việt Nam là nguồn cung cà phê ngoại khối lớn thứ 2 cho Hà Lan, tăng 105,7% về giá trị

Tổng Công ty Becamex IDC phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư Vương quốc Bỉ

Chủ tịch USABC, ông Ted Osius: Doanh nghiệp Mỹ cam kết đầu tư dài hạn tại thị trường Việt Nam

Thổ Nhĩ Kỳ tăng nhập khẩu sắt thép Việt Nam, xuất khẩu tăng mạnh chỉ trong 2 tháng đầu năm
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản