Thứ bảy 26/07/2025 06:15
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

"Ví điện tử sẽ là mảnh ghép nhỏ - giải pháp lớn trong hệ sinh thái số hóa doanh nghiệp"

Đây cũng là nhận định từ ông Nguyễn Kim Hùng sau thông tin từ ngày 1/7, ví điện tử được công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp. Theo ông, đây là bước ngoặt mở ra cơ hội lớn cho hệ sinh thái tài chính số Việt Nam.
Ví điện tử sẽ là mảnh ghép nhỏ - giải pháp lớn trong hệ sinh thái số hóa doanh nghiệp
Theo ông Nguyễn Kim Hùng, ví điện tử sẽ là mảnh ghép nhỏ - giải pháp lớn trong hệ sinh thái số hóa doanh nghiệp

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã thông tin rằng, kể từ ngày 1/7/2025, ví điện tử sẽ chính thức được công nhận là một phương tiện thanh toán hợp pháp, tương đương với tiền mặt, thẻ ngân hàng và tài khoản thanh toán. Thay đổi quan trọng này không chỉ giúp người dân dễ dàng thực hiện thanh toán ở mọi điểm chấp nhận, mà còn mở ra khả năng giao dịch rộng hơn, chuyển tiền từ ví sang ví, từ ví sang tài khoản và ngược lại, mà không cần thông qua tài khoản ngân hàng liên kết.

Nhận định về bước chuyển mình này, trao đổi với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch KimNam Group – khẳng định: “Đây không đơn thuần là một bước tiến kỹ thuật, mà là sự cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết 57-NQ/TW về 'chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tài chính số toàn dân' và Nghị quyết 68-NQ/TW về xây dựng kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất".

Ví điện tử sẽ là mảnh ghép nhỏ - giải pháp lớn trong hệ sinh thái số hóa doanh nghiệp
Việc sửa đổi thông tư 40 - văn bản quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều dư địa cho thị trường ví điện tử tại Việt Nam.

Nền móng thúc đẩy tài chính toàn diện và tiêu dùng thông minh

Việc ví điện tử được coi là hình thức thanh toán chính thức được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ví điện tử len sâu vào thị trường, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi người dân còn gặp nhiều rào cản trong tiếp cận ngân hàng truyền thống.

Theo ông Nguyễn Kim Hùng, khi ví điện tử trở thành phương tiện thanh toán chính thức, hàng chục triệu người dân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ chưa có tài khoản ngân hàng sẽ có cơ hội bước vào nền kinh tế số một cách tự nhiên, dễ dàng và bình đẳng hơn. Đây chính là nền móng quan trọng để thúc đẩy tài chính toàn diện và tiêu dùng thông minh – hai trụ cột không thể thiếu trong việc gia tăng sức sống thị trường nội địa.

Song hành với quyết định trên, Ngân hàng Nhà nước hiện cũng đang gấp rút sửa đổi Thông tư 40 - văn bản quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/9 tới.

Ông Hùng cho biết, Thông tư 40 sửa đổi sẽ tạo hành lang pháp lý linh hoạt, thực chất hơn, phù hợp với tinh thần cải cách được nêu trong Nghị quyết 66-NQ/TW – xây dựng hệ thống pháp luật "vì người dân, vì doanh nghiệp". Đồng thời, nó cũng thể hiện rõ tư duy hội nhập mà Nghị quyết 59-NQ/TW đề cập là hội nhập không chỉ hướng ra biển lớn mà còn tăng cường nội lực chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ tài chính (fintech) trong nước phát triển, cạnh tranh và vươn ra khu vực.

"Thông tư mới sẽ không chỉ giúp các nhà cung cấp ví điện tử đóng vai trò trung gian thanh toán, mà còn biến họ thành một phần của hạ tầng xã hội số, phục vụ trực tiếp cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh và người dân nông thôn", ông Hùng nhấn mạnh.

Ví điện tử được kỳ vọng sẽ trở thành phép nhân giúp các hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp chính thức.

Đổi mới để ví điện tử không dừng ở hình thức thanh toán

Sự thay đổi này với ví điện tử không dừng lại ở khả năng thanh toán, mà đang tạo nên bước ngoặt trong tư duy phát triển hệ sinh thái tài chính số. Theo ông Hùng, tính năng chuyển tiền đa chiều giữa các ví điện tử và tài khoản không chỉ làm thay đổi mô hình kinh doanh, mà còn là sự giải phóng tính “đóng” trong hệ sinh thái tài chính, một bước đi đúng với tinh thần đổi mới sáng tạo mở mà Nghị quyết 57-NQ/TW đề ra.

“Chính sự mở này sẽ đưa ví điện tử bước vào giai đoạn hai: từ công cụ thanh toán đơn thuần sang trở thành nền tảng tích hợp tài chính – thương mại – dữ liệu. Đây là cơ hội để doanh nghiệp fintech nội địa phát triển theo hướng khác biệt, tận dụng lợi thế địa phương để thiết kế các mô hình phục vụ thực chất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể, startup, chợ truyền thống hay nông dân, thay vì chạy theo cuộc đua ‘đốt tiền’ với bigtech toàn cầu”, ông Hùng nhận định.

Đi cùng với những hỗ trợ thiệt thực, phía Ngân hàng Nhà nước cũng đặt ra các điều kiện với các tổ chức cung cấp dịch vụ phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, không tiếp tay cho các hành vi lừa đảo, gian lận, các hoạt động vi phạm pháp luật như tín dụng đen, lô đề, các sàn giao dịch không được phép.

Theo ông Hùng, điều này được coi là điểm mấu chốt thể hiện sự “cân bằng giữa phát triển và quản lý rủi ro”, một yêu cầu xuyên suốt trong NQ 66-NQ/TW về đổi mới công tác pháp luật và quản trị thể chế.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, việc kiểm soát không đồng nghĩa với siết chặt theo cách cũ. Ngược lại, nó cần được thực hiện bằng những giải pháp công nghệ chủ động, thông minh và linh hoạt hơn, bao gồm:
  • Tăng cường định danh số chuẩn quốc gia (eKYC + định danh sinh trắc học).
  • Phân tầng giới hạn chức năng ví dựa trên mức độ xác minh và hành vi lịch sử.
  • Chia sẻ dữ liệu giao dịch giữa các ví và Ngân hàng Nhà nước trong thời gian thực, thông qua trung tâm dữ liệu giám sát tài chính quốc gia.
  • Hình thành hệ thống cảnh báo sớm hành vi bất thường (AI - ML - scoring) để chủ động xử lý gian lận.

"Việc quản lý hiệu quả sẽ giúp vừa mở cửa, vừa không để lọt rủi ro, đúng với định hướng pháp luật hiện đại, có sức sống mà Bộ Chính trị đã chỉ ra trong Nghị quyết 66", ông Nguyễn Kim Hùng nhận định.

Đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa cả nước, ông Hùng bày tỏ: "Nếu ví điện tử được phổ cập như điện thoại di động, tôi tin chúng ta sẽ có trên 60 triệu người dùng ví điện tử thực chất vào năm 2030. Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như hộ kinh doanh, nhóm chiếm đến 98% tổng số cơ sở kinh tế cả nước, ví điện tử không chỉ là công cụ thanh toán mà còn là 'đường dẫn' giúp họ tiếp cận vốn, thương mại số, thị trường nội địa và quốc tế, cụ thể hóa tầm nhìn của Nghị quyết 68-NQ/TW: đưa kinh tế tư nhân thành động lực chủ đạo".

"Ví điện tử sẽ là 'mảnh ghép nhỏ - giải pháp lớn' trong hệ sinh thái số hóa doanh nghiệp Việt Nam. Khi kết hợp với chuyển đổi số kế toán - pháp lý - thương mại điện tử - logistics, ví điện tử sẽ trở thành phép nhân giúp các hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp chính thức. Đó là con đường cất cánh của cả khu vực tư nhân Việt Nam", ông Nguyễn Kim Hùng nhận định.

Tin bài khác
Samsung mở rộng hợp tác AI, Galaxy S26 sẽ đa dạng tác vụ?

Samsung mở rộng hợp tác AI, Galaxy S26 sẽ đa dạng tác vụ?

Samsung đang đàm phán với nhiều công ty AI như OpenAI và Perplexity để tích hợp thêm dịch vụ trí tuệ nhân tạo vào dòng máy Galaxy S26, mở rộng lựa chọn bên cạnh Google Gemini.
Robot AutoGuide lần đầu xuất hiện tại Việt Nam: Bước ngoặt công nghệ trong điều trị động kinh

Robot AutoGuide lần đầu xuất hiện tại Việt Nam: Bước ngoặt công nghệ trong điều trị động kinh

Lần đầu tại Việt Nam, một ca động kinh kháng trị ở trẻ em được điều trị thành công bằng công nghệ robot định vị AutoGuide. Ca phẫu thuật do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP.HCM) thực hiện đánh dấu bước đột phá trong điều trị bệnh lý thần kinh phức tạp, mở ra hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân động kinh tại Việt Nam.
Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025 với chủ đề chuyên sâu về nâng cấp sản xuất thông minh, phát triển hệ sinh thái bán dẫn và tăng trưởng bền vững. Đây là sự kiện nhằm cụ thể hóa các định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW, tạo cầu nối giữa chính sách của Chính phủ và thực tiễn triển khai tại doanh nghiệp.
Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tại châu Á đã tăng vượt trội so với nhóm phi công nghệ, với khoảng cách lớn nhất ghi nhận ở Thái Lan, theo báo cáo mới nhất của Nomura.
Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược đang trở thành hai trụ cột then chốt trong mô hình tăng trưởng mới, dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong giai đoạn 2026–2030.
Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Lần đầu tiên sau hơn bốn năm, Huawei đã vượt qua các đối thủ nội địa để dẫn đầu thị trường smartphone Trung Quốc, bất chấp sức mua yếu và tổng lượng tiêu thụ toàn ngành giảm sút.
Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Alibaba và JD.com đang đổ hàng tỷ USD vào cuộc chiến giành ngôi vương thị trường bán lẻ tức thời tại Trung Quốc, trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và cạnh tranh khốc liệt với Meituan.
AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

Nhiều doanh nghiệp tại Anh đang giảm tuyển dụng ở các vị trí dễ dàng bị thay thế bởi AI, cho thấy công nghệ này đang tác động rõ nét đến thị trường lao động và chiến lược nhân sự.
Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 4 - 6/9/2025.
Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên chạm mốc vốn hóa 4.000 tỷ USD, phản ánh vai trò dẫn đầu trong làn sóng AI toàn cầu và niềm tin mạnh mẽ từ Phố Wall.
Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ 2026, tất cả hàng hóa online trên thương mại điện tử phải công bố chứng nhận chất lượng theo nhóm rủi ro, truy xuất nguồn gốc và tuân thủ quy định mới.
"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

Tại buổi toạ đàm: “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI" diễn ra sáng nay (9/7), ông Trần Khánh Tư đã chia sẻ 5 bước ứng dụng AI giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tăng trưởng vượt bậc.
Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Shark Hưng nhận định AI là cơ hội lớn, dữ liệu là “vàng mới”, doanh nghiệp nào làm chủ được công nghệ, sẽ chiến thắng trong kỷ nguyên chuyển đổi số toàn diện.
"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

Công nghệ AI đang tạo ra cuộc chuyển đổi sâu rộng, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mới. Đây cũng là nhận định được ông Bùi Quang Hiếu - Giảng viên tại Viện Quản trị & Công nghệ FSB (Đại học FPT) chia sẻ mới đây.