Thứ năm 17/04/2025 19:23
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Về miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng theo điều 79 Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)

26/08/2021 23:55
Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Việc đình trệ sản xuất, việc chính phủ của một bên áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid đã làm ph

Dưới đây là một số lưu ý cho doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế khi phát sinh trở ngại thực hiện hợp đồng do đại dịch Covid-19, trong khuôn khổ CISG mà Việt Nam là thành viên đầy đủ của Công ước này.

Nguyên tắc cơ bản của CISG là tự thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về trở ngại thực hiện hợp đồng do dịch bệnh Covid 19 gây ra, thì thỏa thuận đó phải được các bên tôn trọng thực hiện. Trường hợp không có thỏa thuận, một bên sẽ áp dụng nội dung “trở ngại” để yêu cầu miễn trách nhiệm theo điều 79 của CISG như thế nào?

Trước hết, khi phát sinh “trở ngại”, bên đó phải chứng minh “trở ngại” phù hợp với 4 điều kiện dưới đây: (1) nằm ngoài khả năng kiểm soát của bên đó; (2) trở ngại không thể tiên liệu một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng; (3) không thể khắc phục được trở ngại đó hoặc hậu quả của nó; (4) trở ngại và việc thực hiện hợp đồng có mối quan hệ nhân quả.

Nhằm xác định trở ngại “nằm ngoài khả năng kiểm soát của bên đó”, là trở ngại nằm ngoài loại trở ngại mà bên đó có khả năng kiểm soát được. Do đó, cần xác định loại trở ngại bên đó có thể kiểm soát được, như trở ngại có liên quan đến việc tổ chức sản xuất, mua sắm của bên đó, điều kiện về nhân sự, thiết bị, công nghệ và bố trí vốn...Trong thực tiễn, những trở ngại nằm ngoài khả năng kiểm soát có thể bao gồm quyết định của chính phủ, hành vi của chính phủ về biện pháp bắt buộc để phòng chống dịch được ban hành trong tình hình đặc thù.

Trường hợp “trở ngại không thể tiên liệu một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng”, nếu một bên có thể tiên liệu trở ngại trước hoặc khi ký hợp đồng, thì nếu có rủi ro phát sinh bên đó phải tự chịu trách nhiệm. Ví dụ, tại thời điểm ký hợp đồng vào tháng 8/2021, khi ký hợp đồng các bên đều có thể tiên liệu hợp lý về thời gian dãn cách hoặc cách ly theo quyết định của chính phủ trung ương hoặc của chính phủ địa phương trong phòng chống Covid, các bên không có thỏa thuận riêng về miễn trách nhiệm trong thời gian này, thì rủi ro phát sinh từ trở ngại thực hiện hợp đồng trong thời gian dãn cách hoặc cách ly này do bên đó tự chịu trách nhiệm.

Trường hợp một bên có thể cung cấp sản phẩm thay thế hợp lý về mặt thương mại để phòng ngừa hoặc khắc phục hợp lý, có thể sẽ không được miễn trách nhiệm. Ví dụ, bên bán yêu cầu được miễn trách nhiệm với lý do “trở ngại” là bộ linh kiện chủ yếu để chế tạo máy của nhà cung cấp bị dừng sản xuất, tòa án hoặc trọng tài trên cơ sở nhận định bên bán có thể mua bộ linh kiện chủ yếu đó từ nhà cung cấp khác để thay thế, lắp đặt máy và tiếp tục có khả năng cung cấp hàng, để làm căn cứ bác bỏ yêu cầu miễn trách nhiệm. Việc các nhà máy trong chuỗi sản xuất, cung ứng bị ngừng sản xuất trong thời kỳ dịch bệnh Covid là tình trạng thường gặp, theo đó, một bên cùng với việc lưu ý tới yêu cầu miễn trách nhiệm theo điều 79 CISG, vẫn phải lưu ý việc thực hiện nghĩa vụ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

Cuối cùng, “trở ngại” và một bên không thể thực hiện hợp đồng phải có quan hệ nhân quả chặt chẽ với nhau. Ngoài trở ngại “nằm ngoài khả năng kiểm soát của bên đó”, vẫn còn có những trở ngại có thể kiểm soát được và tiên liệu hợp lý được, thì bên đó không được yêu cầu miễn trách nhiệm. Ví dụ, nguyên nhân hỏng, mất hàng hóa có lỗi do đóng gói hoặc do giao hàng chậm, thì bên đó vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường. Do đó, cần lưu ý khi có trở ngại thì lỗi thực hiện hợp đồng của bên đó có thể làm mất đi quyền miễn trách nhiệm theo điều 79 của CISG.

Hiệu lực của miễn trách nhiệm: Trường hợp một bên có thể chứng minh bốn điều kiện cơ bản trên đây, cũng chỉ có thể yêu cầu được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Có thể áp dụng yêu cầu khác ngoài bồi thường thiệt hại, ví dụ yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng, yêu cầu đàm phán lại điều khoản hợp đồng… sau khi trở ngại mất đi. Cần chú ý, hiệu lực miễn trách nhiệm chỉ có tính tạm thời, áp dụng trong khoảng thời gian tồn tại trở ngại, khi trở ngại mất đi, bên đó vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, phải bằng mọi cách thực hiện kịp thời nghĩa vụ loại bỏ trở ngại.

Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của doanh nghiệp, luôn luôn có nhu cầu nhận diện và phòng tránh rủi ro để có được lợi ích thương mại tốt nhất. Một trong những biện pháp hiệu quả để phòng tránh rủi ro thương mại trong bối cảnh dịch bệnh, là nên có những quy định riêng liên quan đến rủi ro về “trở ngại”, ví dụ trong điều khoản miễn trách nhiệm nên minh thị các tình huống được áp dụng như “dịch bệnh”, “bệnh cúm”, “bệnh truyền nhiễm”…Ngoài ra, trường hợp một bên gặp phải trở ngại khi thực hiện hợp đồng cần phòng tránh nguyên nhân lỗi thực hiện hợp đồng, có thể làm mất đi quyền yêu cầu miễn trách nhiệm của bên đó. Trường hợp đã phát sinh tranh chấp thương mại, cần chú ý liên hệ thảo luận kịp thời với bên kia, lưu giữ chứng cứ, tìm hiểu đầy đủ chính sách phòng chống dịch bệnh của Chính phủ nước sở tại để có thể áp dụng có hiệu quả quy định miễn trách nhiệm theo điều 79 của CISG, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Luật sư Bùi Văn Thành – Trưởng Văn phòng luật sư Mặt Trời Mới

Bài liên quan
Tin bài khác
Đường dây bán thuốc tân dược giả không xâm nhập vào bệnh viện

Đường dây bán thuốc tân dược giả không xâm nhập vào bệnh viện

Cơ quan công an đã phát hiện 21 loại thuốc tân dược giả và thực phẩm chức năng giả, trong đó có 4 sản phẩm giả mạo hoàn toàn theo mẫu thuốc thật đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Phú Thọ xử lý 170 vụ vi phạm thương mại, thu giữ hơn 10,8 tỷ đồng trong quý I/2025

Phú Thọ xử lý 170 vụ vi phạm thương mại, thu giữ hơn 10,8 tỷ đồng trong quý I/2025

Để đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) tỉnh đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Phạt 185 triệu đồng về vi phạm liên quan đến trái phiếu của Ngân hàng TP Bank và Cao Ốc Phương Đông

Phạt 185 triệu đồng về vi phạm liên quan đến trái phiếu của Ngân hàng TP Bank và Cao Ốc Phương Đông

Phạt 185 triệu đồng đối với Ngân hàng Tiên phong (TP Bank) và Công ty cổ phần Cao Ốc Phương Đông bởi có những vi phạm trong việc công bố thông tin trái phiếu.
Biên tập viên Quang Minh lên tiếng sau ồn ào về quảng cáo sữa

Biên tập viên Quang Minh lên tiếng sau ồn ào về quảng cáo sữa

Giữa ồn ào liên quan đến quảng cáo sữa, Biên tập viên Quang Minh đã thẳng thắn có những chia sẻ gửi đến công chúng.
Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai lệch về thực phẩm

Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai lệch về thực phẩm

Ngày 15/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành công văn gửi Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cùng Cục Văn hóa cơ sở, đề nghị phối hợp trong việc kiểm soát hoạt động quảng cáo thực phẩm và xử lý nghiêm những trường hợp người nổi tiếng tham gia quảng bá sản phẩm vi phạm quy định.
Bộ Công an cùng Bộ Y tế phối hợp xử lý vụ sản xuất sữa giả quy mô lớn

Bộ Công an cùng Bộ Y tế phối hợp xử lý vụ sản xuất sữa giả quy mô lớn

Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế khẳng định Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong quá trình điều tra đường dây sản xuất sữa giả, đảm bảo đủ căn cứ pháp lý để xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân liên quan.
Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý như thế nào?

Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý như thế nào?

Sự việc đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả, nhắm đến người bệnh, phụ nữ mang thai, trẻ sinh thiếu tháng…bị triệt phá đã rung động trong xã hội. Thông tin này khiến người tiêu dùng phẫn nộ bởi họ đã từng mua, sử dụng sản phẩm.
Đề xuất trường hợp gây thiệt hại trong kinh doanh được miễn trách nhiệm hình sự

Đề xuất trường hợp gây thiệt hại trong kinh doanh được miễn trách nhiệm hình sự

Bộ Công an đề xuất 7 trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự, trong đó Điều 25 quy định rõ về tình huống rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và mô hình kinh doanh mới.
Đề xuất mức phạt tù 15 năm cho người bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Đề xuất mức phạt tù 15 năm cho người bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Bộ Công an đề xuất người nào sử dụng nền tảng thương mại điện tử có từ 12.500 tài khoản theo dõi trở lên để sản xuất, buôn bán hàng giả, khi bị phát hiện sẽ phải đối mặt với mức án từ 10 đến 15 năm tù.
Thu hồi, tiêu hủy lô dầu gội Aladin của Công ty CP Sao Thái Dương do chứa chất "lạ"

Thu hồi, tiêu hủy lô dầu gội Aladin của Công ty CP Sao Thái Dương do chứa chất "lạ"

Lô dầu gội Aladin của Công ty CP Sao Thái Dương chứa một chất không có trong thành phần công thức đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Kem giảm thâm nách và khử mùi Cléo bán tại Saigon Co.op Mart chứa chất "lạ"

Kem giảm thâm nách và khử mùi Cléo bán tại Saigon Co.op Mart chứa chất "lạ"

Mẫu kiểm nghiệm Kem giảm thâm nách và khử mùi Cléo được lấy tại tại Saigon Co.op Mart Chu Văn An (TP Hồ Chí Minh) không đạt tiêu chuẩn chất lượng do chứa Acid salicylic không có trong thành phần công thức sản phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Thùy Tiên và "cú vấp ngã" lớn nhất trong sự nghiệp sau vụ án kẹo rau củ Kera

Thùy Tiên và "cú vấp ngã" lớn nhất trong sự nghiệp sau vụ án kẹo rau củ Kera

Lùm xùm liên quan đến vụ án kẹo Kera không chỉ khiến Thùy Tiên đối diện với sự chỉ trích của xã hội mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh mà cô đã xây dựng suốt thời gian qua.
Vụ lừa đảo người tiêu dùng gây "sốc": Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs bị khởi tố, tạm giam

Vụ lừa đảo người tiêu dùng gây "sốc": Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs bị khởi tố, tạm giam

Ngày 4/4/2025 dư luận Việt Nam chấn động trước thông tin Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Bộ Công an) chính thức khởi tố và bắt tạm giam hai nhân vật đình đám trên mạng xã hội: Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs). Cả hai bị cáo buộc liên quan đến hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp của những người từng được hàng triệu người mến mộ.
Cục Thuế yêu cầu kiểm tra, thực hiện gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô sản xuất trong nước

Cục Thuế yêu cầu kiểm tra, thực hiện gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô sản xuất trong nước

Cục Thuế vừa ban hành công điện gửi các Chi cục Thuế về việc kiểm tra và thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, đồng thời áp dụng gia hạn đối với một số loại thuế, phí khác theo quy định mới.
Phạt Vstar Pharma gần 200 triệu đồng vì loạt sản phẩm vi phạm

Phạt Vstar Pharma gần 200 triệu đồng vì loạt sản phẩm vi phạm

Theo Cục An toàn thực phẩm, bốn lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương Dahupha sản xuất bị xác định vi phạm.