
VASEP muốn bỏ hạn ngạch xuất khẩu với tôm Việt Nam sang Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của sản phẩm tôm Việt Nam, với kim ngạch mỗi năm đạt khoảng 400-500 triệu đô la Mỹ, chỉ đứng sau Mỹ.
Báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, trong tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 141 triệu đô la Mỹ, giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Hàn Quốc đã nhập khẩu tôm từ Việt Nam đạt 19 triệu USD.
Được biết, Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của sản phẩm tôm Việt Nam, với kim ngạch mỗi năm đạt khoảng 400-500 triệu đô la Mỹ, chỉ đứng sau Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Trung Quốc.

Theo VASEP, mỗi năm Hàn Quốc nhập khẩu trên 100.000 tấn tôm với giá trị từ 0,8 đến 1 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, tôm Việt Nam chiếm thị phần cao nhất trên 50% nhờ có VKFTA, dù vẫn đang thực hiện cơ chế hạn ngạch (được 15.000 tấn với mức thuế 0%).
Mới đây, VASEP đã gửi văn bản đề nghị đến Bộ Công Thương, với nội dung cho rằng, nếu tiếp tục áp dụng hạn ngạch (TRQ) đối với các sản phẩm tôm của Việt Nam, thì phí hạn ngạch có thể ảnh hưởng đến việc gia tăng xuất khẩu tôm Việt Nam vào Hàn Quốc.
Đồng thời, VASEP cũng đề nghị Bộ Công Thương có giải pháp liên quan đến việc điều chỉnh thuế suất về 0% cho tôm Việt Nam trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Hàn Quốc- VKFTA.
Giải thích về đề nghị nêu trên, VASEP dẫn chứng phản ánh từ doanh nghiệp hội viên, cho biết tại Hàn Quốc, chi phí để có hạn ngạch nhập khẩu tôm theo VKFTA thông qua cơ chế đấu thầu đã tăng đến khoảng 14-16% so với giá trị nhập khẩu. Đây là mức chi phí cao xấp xỉ mức thuế nhập khẩu 20% đối với khối lượng tôm nhập khẩu ngoài hạn ngạch.
Hiện, dù áp dụng VKFTA nhưng tôm Việt Nam khi nhập khẩu vào Hàn Quốc vẫn phải chịu thuế từ 14-20% trên thực tế. Điều này, làm tăng giá và khó cạnh tranh, khiến các nhà nhập khẩu không còn động lực để tăng lượng mua tôm Việt Nam nhằm được hưởng thuế suất ưu đãi theo VKFTA. Từ đó, dẫn đến tình trạng các nhà nhập khẩu Hàn Quốc xem xét mua tôm từ các quốc gia khác như Peru (Peru không có hạn ngạch và áp dụng thuế về 0% theo lộ trình 5 hoặc 7 năm được quy định trong FTA giữa quốc gia này với Hàn Quốc).
PV (t/h)
- Tiếp nhận đề nghị miễn trừ phòng vệ thương mại với một số sản phẩm thép nhập khẩu
- Hàng giả, hàng kém chất lượng đổ về "tràn ngập" chợ nông thôn
- Bình Dương: Kết nối các tỉnh, thành nhân rộng mô hình phát triển Khu Công nghiệp kiểu mới của Becamex
- Đà Nẵng: Thông qua nhiều Nghị quyết về phát triển thành phố trong thời gian tới
- Sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc
Cùng chuyên mục


Châu Âu tìm ra nguồn cung dầu thô mới, nhập khẩu hàng triệu thùng dầu mỗi ngày từ Mỹ

Nhật Bản: Trong tháng tới, ANA nối lại đường bay Tokyo đến Bắc Kinh và Thượng Hải sau 3 năm

Du lịch châu Á –Thái Bình Dương sẽ phục hồi 50% mức trước đại dịch trong năm nay

Theo Steve Forbes, việc Fed tăng lãi suất một cách ngoan cố đang hủy hoại nền kinh tế Mỹ

Cổ phiếu của Deutsche Bank trượt 14% khi đặt cược rằng sẽ vỡ nợ vì số nợ tăng vọt
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?